ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 20:17:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Về Khánh An thu hoạch bồn bồn

Báo Cà Mau (CMO) Từ thời khẩn hoang mở đất, vùng đồng bưng Khánh An (huyện U Minh), cây bồn bồn cùng với năng bộp từng được xem là loài cỏ hoang phá hoài không hết. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nông dân biết khai thác công dụng và làm kinh tế từ nó. Bồn bồn cũng chính là cây xoá đói giảm nghèo của địa phương.

Bồn bồn là thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Loài cây này có thể được dùng chế biến nhiều món ẩm thực ngon như làm gỏi, nấu canh, xào… Ðặc biệt, món dưa bồn bồn đã trở thành đặc sản của Cà Mau.

Vùng đất rừng Khánh An rất thích hợp cho cây bồn bồn phát triển, cây mập, to do mọc sâu dưới nước, xanh mướt đồng bưng. Hiện nay, cây bồn bồn Khánh An đến vụ thu hoạch, thương lái khắp nơi đổ về để đặt hàng, với giá thu mua từ 20.000-25.000 đồng/kg, đem lại cho bà con nguồn thu đáng kể trong điều kiện kinh tế khó khăn mùa dịch Covid-19.

Về Ấp 12, xã Khánh An, chúng tôi cùng gia đình bà Quách Thị Hoa ra đồng thu hoạch bồn bồn. Bà Hoa nói: “Với 1 ha, sau 1 năm trồng cho thu hoạch mỗi ngày cả trăm ký. Do mùa nước nổi nên bồn bồn Khánh An cây to, mập ú, non nhuốt. Vì thế, khi thu hoạch phải lội xuống ruộng sâu, có nơi ngang ngực mới nhổ được chúng lên”.

Các thành viên gia đình bà Quách Thị Hoa trầm mình nơi đồng bưng để thu hoạch bồn bồn. Ðây là cây nuôi sống gia đình bà, mỗi lần thu hoạch kiếm bạc triệu.
Bồn bồn Khánh An cây to, mập ú, rất ngon.
Vận chuyển bồn bồn về bán cho thương lái.
Sau khi thu hoạch, bồn bồn được gia đình chị Hương tách vỏ lấy phần non để bán.

Chị Mai Cẩm Nang, Chủ tịch Hội LHPN xã Khánh An, cho biết, mùa nước nổi, đất rừng Khánh An thường bị ngập nước, ngập sâu nên rất thích hợp phát triển cây bồn bồn trong ao, trảng ngoài đồng bưng. Ban đầu từ vài hộ thuộc Ấp 14, ấp An Phú và Ấp 13 trồng loại cây này hiệu quả, giờ đã nhân rộng ra nhiều ấp trong xã với tổng diện tích 42 ha, mỗi năm thu hoạch và bán ra thị trường hàng trăm tấn bồn bồn thương phẩm. Ðặc biệt ý nghĩa là trong mùa đại dịch Covid-19 này, bồn bồn Khánh An đã đến với những bếp ăn 0 đồng ở khu cách ly và những khu phong toả./.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Bước tiến nâng chất hoạt động xét nghiệm

Xét nghiệm trong chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân có vị trí quan trọng, là dữ liệu khách quan giúp chẩn đoán, tiên lượng, cũng như có cách điều trị bệnh tối ưu nhất. Thời gian qua, trong hoạt động chuyên môn này, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau đã có nhiều bước tiến quan trọng.

Nhộn nhịp mùa tôm đón Tết

Huyện Thới Bình được xem là “thủ phủ tôm càng xanh” của tỉnh. Những ngày này, nông dân bắt tay thu hoạch rộ vụ tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa. Rôm rả tiếng nói cười, nhà nông phấn khởi khi được mùa, được giá, có thu nhập đón Tết ấm no, sung túc.

Tát đìa ăn Tết

Cuối năm, anh em, con cháu trong nhà lại xôm tụ về cùng nhau tát đìa bắt cá. Nhà anh Chín Long (Ðường Hải Long, ấp Bảy Ghe, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) có 9 anh chị em. Vụ này anh lên đìa cá, mấy anh chị em về làm phụ nên chỉ trong một buổi sáng là xong.

Cải thiện cuộc sống người khuyết tật

Hiện tỉnh Cà Mau có trên 37 ngàn người khuyết tật (NKT), trong đó gần 34 ngàn người được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Thời gian qua, các cấp, các ngành đã có những hoạt động thiết thực hỗ trợ NKT cải thiện cuộc sống, tham gia các hoạt động xã hội và tiếp cận dịch vụ xã hội.

Hoa màu vào vụ tết

Xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) là một trong những địa phương có diện tích trồng dưa hấu, hoa màu lớn, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán phục vụ nhu cầu người tiêu dùng tăng cao.

Thăm xưởng sản xuất ngói xi măng màu

Ngói xi măng màu đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay, bởi ưu thế đa dạng kích thước, màu sắc và hình dạng, dễ lắp đặt. Nguyên liệu chính để tạo ra ngói màu là xi măng, cát, nước và sơn Acrylic tạo màu.

Bình dị đất rừng U Minh

Từ TP Cà Mau, chạy xe máy trên trục lộ láng nhựa phẳng phiu, đạt chuẩn cấp 4 đồng bằng, về đến trung tâm huyện U Minh chỉ tầm 40 phút. Dọc tuyến lộ này, các xã miệt rừng ở U Minh có đường ô tô nối liền về tận nơi... Nhịp sống đất rừng đang thay đổi từng ngày.

Biển - Mạch sống của ngư dân

Cà Mau có nhiều cửa sông thông ra biển như: Gành Hào, Hố Gùi, Bồ Ðề, Rạch Gốc, Bảy Háp, Cái Ðôi Vàm, Ông Ðốc, Khánh Hội... và có diện tích ngư trường khai thác hơn 71.000 km2, được đánh giá là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng hải sản lớn và phong phú về chủng loại. Ðây là thế mạnh để kinh tế biển phát triển, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế địa phương.

Nét mới hồ Vân Thuỷ

Sau thời gian chậm tiến độ, do phát sinh khối lượng công trình và ảnh hưởng dịch Covid-19, công trình hồ Vân Thuỷ đang được thi công đẩy nhanh tiến độ, quyết tâm hoàn thành cuối năm nay. Ðây là công trình chào mừng Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ TP Cà Mau lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Thiết thực, ý nghĩa các hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc năm 1954

Nằm trong chương trình Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954-2024), từ ngày 12-16/11, tại xã Trí Phải và xã Trí Lực, huyện Thới Bình diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, để lại ấn tượng tốt đẹp như: Lễ công bố quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh và khánh thành Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải; Lễ khởi công chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Ra quân hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc năm 1954...