ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 13:17:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vì người khuyết tật, trẻ mồ côi

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2014, bà Nguyễn Thị Cương, ấp Tân Lợi A, xã Tạ An Khương Nam phát hiện bị hoại tử và cưa đi bàn chân, việc đi lại khó khăn. Bà không đất sản xuất, sống một mình, hằng ngày phải nhờ người thân giúp đỡ. Bà vừa được Hội Người tàn tật và trẻ mồ côi huyện hỗ trợ 1 chiếc xe lăn.

 Hội Người tàn tật và trẻ mồ côi huyện Đầm Dơi trao xe lăn cho người khuyết tật.

Bà Nguyễn Thị Cương bày tỏ: “Trước đây, khi chưa được cấp xe lăn, việc đi lại rất khó khăn. Giờ có xe, tôi mừng lắm, mình tự đi lại, không phải nhờ người thân”.

Ngoài trường hợp bà Nguyễn Thị Cương, mới đây, vận động Tổ chức Trả lại tuổi thơ ở TP Hồ Chí Minh hỗ trợ, Hội Người tàn tật và trẻ mồ côi huyện Đầm Dơi còn trao 79 xe lăn cho những người khuyết tật khác có hoàn cảnh khó khăn, mỗi chiếc trị giá 2,7 triệu đồng. Nhờ vậy, nhiều người khuyết tật trên địa bàn huyện có phương tiện đi lại, thuận tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Quan tâm chăm lo, giúp đỡ người khuyết tật và trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, từ đầu năm 2017 đến nay, Hội Người tàn tật và trẻ mồ côi trong huyện còn vận động tiền và hiện vật trị giá trên 1,6 tỷ đồng, tặng 2.665 suất quà, 13 tấn gạo, 30 xe lăn, xây dựng nhà tình thương cho người khuyết tật. Đây là việc làm ý nghĩa, góp phần động viên tinh thần, giúp người khuyết tật sống vui, khoẻ, tự tin vươn lên hoà nhập với xã hội.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 2.000 người khuyết tật. Hội Người tàn tật và trẻ mồ côi huyện Đầm Dơi tích cực vận động các nhà hảo tâm, phát huy tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, giúp đỡ người khuyết tật và trẻ mồ côi.

Ông Trần Hùng, Chủ tịch Hội Người tàn tật và trẻ mồ côi huyện Đầm Dơi, cho biết: “Hội sẽ cố gắng vận động, làm thế nào giúp đỡ nhiều người khuyết tật trên địa bàn huyện có điều kiện đi lại thuận lợi, giúp họ lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống, phấn đấu vươn lên thoát nghèo”./.

Gia Quỳnh

Cần đầu tư đồng bộ cho trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã

Cùng với việc triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các trung tâm phục vụ hành chính công (PVHCC) cấp xã chính thức đi vào hoạt động. Ðây là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế, nhiều trung tâm vẫn còn đang gặp khó khăn.

Tăng tốc bố trí ổn định trụ sở làm việc sau hợp nhất

Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một trong những nhiệm vụ cấp thiết được đặt lên hàng đầu là ổn định nơi làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CB, CCVC, NLĐ), góp phần ổn định bộ máy, không ảnh hưởng, gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ công cho người dân.

Công an phường Bạc Liêu: Thủ tục hành chính nhanh gọn, dân tin tưởng

Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập và thành lập phường Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau), Công an phường Bạc Liêu đã sử dụng trụ sở cũ của Đội Hành chính và Cảnh sát Giao thông – Công an TP Bạc Liêu để làm nơi tiếp công dân, phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.

Đột phá cải cách hành chính từ nền tảng số

Nhìn lại chặng đường 5 năm (2021-2025) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2021-2030, cho thấy những nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau trong quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, kiến tạo và phục vụ.

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số tại các đơn vị hành chính mới

Chiều 11/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với 53 tỉnh, thành phố về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hội nghị được kết nối đến các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương nắm bắt thông tin và thực hiện theo đúng chỉ đạo.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).