ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 16:53:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vơi bớt khó khăn từ hỗ trợ của Chính phủ

Báo Cà Mau (CMO) “Ðược xã trao tiền hỗ trợ 500.000 đồng cho tôi là khẩu cận nghèo và chồng tôi làm nghề bán hàng rong cũng sẽ được nhận 1,5 triệu đồng, tôi mừng lắm!”, bà Nguyễn Thị Liễu, ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên, TP Cà Mau, chia sẻ.

Chiều 27/9, tại UBND xã An Xuyên, cán bộ xã gấp rút chi trả tiền hỗ trợ cho khẩu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (là đối tượng chưa hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP; Quyết định số 23/QÐ-TTg và Quyết định số 1502/QÐ-UBND tỉnh). Riêng những hộ gia đình khó khăn trong việc đi lại, xã cử cán bộ đến tận nhà trao tiền hỗ trợ.

Ðể công khai, minh bạch, đúng đối tượng, danh sách khẩu nhận tiền được niêm yết đầy đủ các thông tin trước trụ sở UBND xã; bên cạnh đó còn có danh sách lao động không giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Cán bộ UBND xã An Xuyên chi tiền hỗ trợ cho khẩu thuộc hộ nghèo, cận nghèo của xã.

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Liễu, 56 tuổi, mấy chục năm qua tựa nương nhau sống bằng thu nhập chính của chồng là bán hàng rong (rau, củ, quả). Rồi dịch bệnh ập đến, chồng bà nghỉ bán, mất thu nhập. Hơn 1 tháng nay, sức khoẻ ông suy yếu sau phẫu thuật tràn dịch màng phổi, khó khăn chồng chất. “Cũng nhờ có gạo, mắm, muối… của xã vận động nhà hảo tâm cho, rồi nay có thêm tiền hỗ trợ, nhà tôi bớt khổ. Vợ chồng tôi sẽ ráng tằn tiện, mong sớm vượt qua dịch bệnh”, bà Liễu bộc bạch.

Hộ bà Phạm Thị Xuân có 3 khẩu, thuộc diện hộ nghèo của xã An Xuyên. Cầm số tiền hỗ trợ, bà bày tỏ lời cảm ơn Ðảng, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương đã kịp thời chăm lo cho những người dân nghèo khó như bà, để ai cũng có được những bữa no.

Bà Xuân tâm tình: “Tôi đã hơn 60 tuổi, thêm chân bị tật nên đâu làm gì ra tiền. Con trai thì chỉ có nghề thợ hồ cũng phải nghỉ. Cháu nội mới 11 tuổi. Mấy tháng nay nhờ xã cho gạo, mì, nhu yếu phẩm nên gắng gượng. Nay có thêm tiền, tôi sẽ tích góp hết cho cháu nó đi học”.

Ông Quách Thanh Nhã, Chủ tịch UBND xã An Xuyên, cho biết: “Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người dân. Ðối với người nghèo, người lao động phải nghỉ việc lại càng khó khăn. Do đó, quan trọng nhất trong việc chi trả chính sách hỗ trợ là phải rà soát kỹ để không bỏ sót bất kỳ ai và thực hiện chi trả nhanh chóng”.

Theo đó, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, xã An Xuyên đã giao cán bộ phụ trách và tổ Covid cộng đồng các ấp rà soát, hướng dẫn các đối tượng thụ hưởng gửi đơn đề nghị về cho trưởng ấp tổng hợp, gửi về xã xét duyệt, để trình lên thành phố. Sau khi xét duyệt, danh sách người dân được nhận tiền hỗ trợ sẽ niêm yết tại trụ sở ấp và UBND xã để bà con theo dõi và giám sát.

“Trong quá trình xét duyệt, nếu có hộ dân thắc mắc về người thụ hưởng thì ấp hoặc tổ dân cư nơi đó sẽ tiến hành lấy ý kiến người dân để xác minh rõ. Ðã có những ngành nghề tương tự như: bắt ốc, mò cua, mò nghêu… cũng được xét nhận hỗ trợ, bởi họ không thể tạo ra thu nhập do ảnh hưởng dịch bệnh và giãn cách xã hội”, ông Quách Thanh Nhã cho biết thêm.

Chính nhờ cách làm linh hoạt này mà đến nay, các khẩu của 35 hộ nghèo, 65 hộ cận nghèo và nhiều người dân, người lao động bị ảnh hưởng, trong đó có lao động tự do (bán vé số, xe ôm, hàng rong…) của xã An Xuyên đã nhận được tiền hỗ trợ, để vượt qua khó khăn trước mắt.

Ông Lê Thành Nơi, Trưởng phòng LÐ-TB&XH TP Cà Mau, thông tin: “Thời gian qua, công tác chi trả tiền hỗ trợ người bị ảnh hưởng dịch Covid-19 trên địa bàn được tiến hành rất khẩn trương. Tính đến ngày 28/9, thành phố đã được UBND tỉnh duyệt hơn 17.800 người, với số tiền hơn 28 tỷ đồng. Kết quả thực chi hơn 7.200 người, số tiền hơn 12 tỷ đồng”.

Lý giải về việc vì sao còn nhiều người lao động khó khăn chưa nhận được tiền hỗ trợ, ông Lê Thành Nơi cho biết: “Do TP Cà Mau có số lao động các ngành nghề được hỗ trợ gấp nhiều lần so với các huyện và hiện nay có hơn 10 tỷ đồng đang giải ngân nên ảnh hưởng đến tiến độ chi tiền. Qua kiểm tra, các địa phương đã lập danh sách thống kê đầy đủ họ tên, thông tin và niêm yết công khai tại UBND các xã, phường, do đó, bà con an tâm”.

Theo thống kê của Sở LÐ-TB&XH, từ khi thực hiện gói hỗ trợ (10/12 nhóm đã thực hiện) đến ngày 28/9, toàn tỉnh đã có hơn 90.600 người được duyệt, với số tiền hơn 96,5 tỷ đồng. Theo đó, đã chi cho hơn 50.200 người, số tiền hơn 35,3 tỷ đồng. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị vẫn tiếp tục rà soát các trường hợp thuộc diện hỗ trợ để trình UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo không bỏ sót đối tượng.

Riêng đối với nhóm 12 mở rộng thêm (đợt 2) tiến độ còn chậm bởi vừa chi, vừa nhập dữ liệu chống trùng; bên cạnh đó, gói hỗ trợ của tỉnh vừa được duyệt số lượng lớn từ ngày 21/9 và do còn đang trong giai đoạn chuyển kinh phí nên kết quả chi chưa đạt cao. Ðồng thời tỉnh đang tiếp tục rà soát, đề xuất mở rộng thêm đợt 3 của nhóm 12.

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LÐ-TB&XH khẳng định, việc hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 được thực hiện trên tinh thần khẩn trương, rà soát có đối tượng đến đâu giải quyết đến đấy, không chờ đợi. Cùng với đó, việc xét và thẩm định hồ sơ được thực hiện theo quy trình, hướng dẫn, tất cả từ cấp xã, cấp huyện đều phải đẩy nhanh tiến độ để kịp thời hỗ trợ người lao động và các đối tượng.

Ông Nguyễn Quốc Thanh nhấn mạnh: “Mặc dù tỉnh đã mở rộng các đối tượng lao động tự do, song, thực tế trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều người dân thực sự khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp và giãn cách kéo dài, do đó, các địa phương không thể trông đợi vào sự phủ trùm tất cả những đối tượng gặp khó khăn chỉ bằng ngân sách Nhà nước”.

Do đó, với phương châm “Không để bất kỳ trường hợp nào thực sự khó khăn mà không được hỗ trợ”, Giám đốc Sở LÐ-TB&XH đề nghị lãnh đạo các huyện, thành phố cần quan tâm hơn nữa công tác triển khai thực hiện gói hỗ trợ với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song song đó cần huy động mọi nguồn lực xã hội để chăm lo thiết thực cho người dân. Bởi sự hỗ trợ kịp thời trong lúc này là điều cấp thiết, là sự tiếp sức, động viên, giúp họ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống./.

 

Băng Thanh

 

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, huyện Cái Nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả năm đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu chủ yếu theo nghị quyết đề ra.

Ðầu xuân nói chuyện ấm no

Trong hành trình rút ngắn khoảng cách giữa hộ giàu với hộ nghèo, người dân huyện U Minh từ chỗ chỉ biết gắn bó với cây tràm thâm canh, 1 vụ lúa/năm, nay đã áp dụng nhiều mô hình đa cây, đa con, chuyển đổi từ vụ lúa sang vụ tôm - lúa trên cùng diện tích. Ðặc biệt là không còn độc tôn cây tràm, thay vào đó là phát triển mạnh cây keo lai, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định. Ðây là câu chuyện mở hướng thoát nghèo của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện trong hơn 1 thập kỷ qua.

Vùng quê trù phú

Tuyến lộ “xương sống” nối từ Quốc lộ 1 đến đô thị biển Cái Ðôi Vàm mở rộng thông thoáng, là động lực cho huyện ven biển Phú Tân tăng tốc phát triển. Theo đó, trên 1.100 km lộ nông thôn được kết nối về đến những vùng quê trù phú, yên bình. Năm 2024, huyện Phú Tân tiếp tục ghi nhận sự vươn lên ngoạn mục trong phát triển hạ tầng, kinh tế, xã hội và đời sống người dân.

Bừng sáng đô thị Năm Căn

Qua rà soát, đến cuối tháng 10/2024, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) đã đạt 9/9 tiêu chí đô thị văn minh (ÐTVM), với 52/52 nội dung theo Quyết định số 04/2022/QÐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ðịa phương đã hoàn thiện việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM, với 99,91% tổng số hộ dân đồng thuận. Ðây là kết quả đáng tự hào sau thời gian dài nỗ lực phấn đấu của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, là cơ sở để UBND huyện Năm Căn công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM trong năm 2024.

Xã Lý Văn Lâm trước thềm nông thôn kiểu mẫu

Mùa xuân đang đến gần, người người, nhà nhà hân hoan đón chào năm mới với nhiều hy vọng mới. Ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, không khí mùa xuân càng thêm rộn ràng khi diện mạo quê hương đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên.

Sức bật đô thị cực Nam

TP Cà Mau, trung tâm tỉnh lỵ đang chuyển mình mạnh mẽ. Từ những nghị quyết, định hướng mang tính chiến lược, đúng đắn của Ðảng bộ thành phố, diện mạo đô thị cực Nam ngày càng tươi mới với nhiều niềm tin, khát vọng.

Ðất lạ hoá quê hương

Có nhiều lý do đưa họ đến với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Song, điều khiến họ gắn bó là do đất lành mang đến cuộc sống ấm no và tình người ấm áp. Trên quê hương thứ hai, họ góp sức khai phá, dựng xây, biến vùng đất hoang sơ thuở nào trở thành vùng đất trù phú, đa dạng về cách phát triển kinh tế.

Tiềm năng tín chỉ carbon

“Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các hướng dẫn về tín chỉ carbon vẫn chưa đầy đủ, các địa phương cũng chỉ dừng lại ở việc tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, mời gọi các tổ chức để khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị. Mặc dù vậy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đang rất quan tâm vấn đề này, qua đó tiếp tục tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, để đến khi hoàn thiện thể chế, có thể sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon”, ông Phan Hoàng Vũ thông tin.

Gắn kết, nhân sức mạnh cộng đồng người xa quê

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cuộc gặp gỡ nhân buổi họp mặt đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu tại TP Cần Thơ diễn ra ý nghĩa và đầy xúc động. Đây không chỉ là dịp để mọi người ôn lại kỷ niệm, mà còn là cơ hội để gắn kết cộng đồng, đặc biệt là những người con xa quê lâu nay. Chắc chắn rằng, mỗi cuộc hội ngộ như vầy đều mang theo những ký ức, niềm vui và cả những nỗi nhớ không thể nào quên…

Những 'điểm sáng' an sinh năm 2024

Lao động, việc làm năm 2024 có nhiều điểm sáng, đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đem lại những hiệu quả lớn.