ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 21:48:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vui buồn nghề biển

Báo Cà Mau Một chiều trung tuần tháng 8, cùng với đoàn công tác của Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển, chúng tôi có chuyến khảo sát thực tế về thực trạng làm nghề đánh bắt của ngư dân vùng biển Tân Ân - Rạch Gốc. Tại cửa biển Rạch Gốc, ấp Ô Rô, xã Tân Ân và Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, có hàng trăm chiếc ghe tàu đang “khát những chuyến ra khơi” vì mưa bão.

Một chiều trung tuần tháng 8, cùng với đoàn công tác của Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển, chúng tôi có chuyến khảo sát thực tế về thực trạng làm nghề đánh bắt của ngư dân vùng biển Tân Ân - Rạch Gốc. Tại cửa biển Rạch Gốc, ấp Ô Rô, xã Tân Ân và Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, có hàng trăm chiếc ghe tàu đang “khát những chuyến ra khơi” vì mưa bão.

Tại đây, chúng tôi có dịp được nghe những dòng tâm sự sâu tận đáy lòng của những ngư phủ khi phải chịu cảnh “thất nghiệp”, khi nghe họ kể, chúng tôi mới thấy hết được sự nhọc nhằn, gian truân và đầy khổ cực của những ngư phủ quanh năm chỉ biết nương nhờ vào biển.

Anh Võ Văn Dúng, tài công ngụ ấp Ô Rô, xã Tân Ân, thật thà kể: "Mấy năm trước gia đình vay mượn đóng được chiếc ghe tương đối lớn để ra biển đánh bắt, với mong muốn “ăn nên, là ra” như người ta, nhưng đến nay, nợ càng thêm nợ. Hằng năm, cư đến mùa mưa bão là anh em ngư phủ của chúng tôi lại thấy lo. Bởi, việc đánh bắt không thuận lợi, có khi sáng sớm ra biển thì chạng vạng lại vào bờ vì biển động. Những hôm như vậy, anh em xem như trắng tay vì chẳng có con cá nào. Chuyến đi thành ra “công cốc”.

Sau những chuyến biển dài là hình ảnh những người phụ nữ làm công việc hậu cần, vá lưới để chuẩn bị cho chuyến biển tiếp theo.

Nỗi nhọc nhằn, cơ cực của ngư dân nơi đây được thể hiện qua những chuyến đi dài. Nếu may mắn trúng được mẻ cá lớn, có giá trị thì ấy là niềm vui. Họ vui vì có được chuyến biển bội thu, khoang tàu đầy ắp hải sản tươi ngon, niềm vui ấy chen lẫn những nụ cười và có khi là những giọt mồ hôi từ sự khó nhọc mang lại. Khi ấy, các anh lại nghĩ về gia đình với mong muốn có thêm động lực. Vì gia đình là hậu phương vững chắc, là động lực để các anh vững bước vươn khơi, bám biển.

Bên cạnh, những niềm vui là nỗi buồn, các anh buồn vì những chuyến biển thất bát, buồn vì những cơn giận dữ bất thường, vô cớ của biển cả, đại dương, buồn vì mưa bão đã ngăn bước các anh được tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Có mặt trong chuyến đi cùng đoàn công tác, ông Tăng Thiện Tính, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển, cho biết, qua tìm hiểu, tiếp xúc, trò chuyện với ngư phủ về những chuyến đánh bắt trên biển, ông phần nào đã hình dung được những khó khăn, thiếu thốn mà họ trải qua trong những chuyến lênh đênh trên biển và sau những chuyến đi, có người thì vui, nhưng lại có kẻ buồn vì chuyện trúng, thất.

Chúng tôi có dịp trao đổi về nghề biển với anh Trần Thanh Nam, ngư phủ ngụ Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, đã bỏ nghề gần một năm và hiện đang làm nghề thu mua hải sản tươi sống tại chợ Rạch Gốc. Anh Nam nửa thật, nửa đùa nói: "Những tháng này không đi biển được đâu, có đi thì cũng vào sớm thôi vì ai đâu mà biết biển giận lên lúc nào. Ðánh bắt không được, có khi còn bị nhấn chìm vì những cơn sóng to, gió lớn vào mùa mưa bão như hiện nay. Ði biển sợ nhất là những cơn thịnh nộ bất chợt ngoài khơi, nguy hiểm lắm".

Tuy nửa đùa nửa thật, nhưng với anh Nam đó là suy nghĩ theo tâm linh mà không phải ngư phủ nào cũng dám bày tỏ, chỉ khi không còn làm nghề họ mới dám nói ra. Với những người làm nghề đánh bắt trên biển họ rất tâm linh, mỗi khi vươn khơi họ thường cúng kiến, vái lạy cá Ông (hay còn gọi là cá voi) mà theo ngư dân họ cho rằng đây là “thần Nam Hải” rất linh thiêng, với mong muốn phù hộ cho họ có được những chuyến biển bình an, trời yên, biển lặng và bội thu. Vì thế, tục thờ cá Ông từ lâu đã trở thành nét văn hoá của người Việt. Người đi biển xem cá Ông như một vị thần linh nơi biển cả, luôn bảo vệ, che chở họ mỗi khi đánh bắt trên biển.

Anh Tô Hoài Linh, ngư dân, ngụ Kiên Lương, Kiên Giang, tâm niệm: "Chuyện gì nói chơi được chứ đi biển mà nói chơi thì tôi không dám và không nên nói vì đi biển mà nói “gỡ” sẽ không hay. Mùa này, hầu hết ghe tàu đều neo đậu, ít có ai dám ra biển, phần vì sợ bão, phần vì sợ thua lỗ và đáng sợ nhất là những chuyện không may xảy ra trong những chuyến đi vào mùa này".

Nằm đưa cót két trên võng, miệng phì phèo thuốc lá, trước mặt chúng tôi là người đàn ông đã ngoài năm mươi với nước da đen nhẽm, đôi bàn tay thô kệch, chai sần. Trong ngôi nhà cấp 4, khu tái định cư CWPD, thuộc dự án của Hà Lan tài trợ, ông Nguyễn Văn Linh, ngư dân ngụ ấp Ô Rô, xã Tân Ân, bộc bạch: "Tôi quê miệt Khai Long, Ðất Mũi, được di dời về khu tái định cư này sinh sống từ năm 2009, do không có đất đai để phát triển kinh tế gia đình nên những năm qua, gia đình tôi sống chủ yếu bằng nghề đi biển. Cuộc sống qua ngày đều tuỳ thuộc vào những chuyến biển, chuyến nào hên thì cũng bỏ túi 5-7 triệu đồng, có khi xui thì chẳng có triệu nào. Hơn 2 tháng nay, mưa gió thất thường, biển động nên tôi không dám ra biển, hiện tại gia đình rất khó khăn".

Nói xong, ông Linh nhìn về phía đoàn khách gượng cười, chậm rãi rót trà mời từng người một. Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề đi biển và những ngày dông bão như thế này thì cuộc sống gia đình sẽ ra sao nếu ông không đi biển.

Nghe hỏi, ông Linh chùng xuống, nhìn về xa xăm, nói: "Tôi chẳng tha thiết gì với biển, chỉ vì cuộc sống mưu sinh nên đành nhắm mắt, đưa chân. Thú thật, nhiều khi ra biển tôi cũng sợ lắm. Sóng to, gió lớn, nguy hiểm luôn rình rập. Không ai biết trước được gì đâu, nếu chẳng may bất cẩn sẩy chân thì chuyện buồn sẽ đến với gia đình".

Nếu có ước muốn và dự định cho gia đình về sau thì chú sẽ nghĩ gì? Một thành viên trong đoàn hỏi. Ông Linh nói: "Ước muốn của tôi bây giờ chỉ mong có được mảnh đất để trồng màu và có thêm ít vốn để mua cặp dê nuôi phát triển kinh tế cho gia đình, còn dự định… thì... đơn giản và rất đỗi bình thường như bao người khác nhưng dường như rất khó đối với những ngư phủ quanh năm chỉ biết bám biển để mưu sinh và đang ở bờ dốc cuối cùng của cuộc đời như tôi. Sắp tới, chắc vợ chồng tôi phải khăn gói lên thành phố để tìm việc làm thì may ra cuộc sống mới đỡ chật vật hơn".

Nhìn người đàn ông tóc đã ngả màu “muối tiêu”, với lời nói chất phác, thật thà khiến cho những thành viên trong đoàn cảm thấy cay cay nơi khoé mắt. Những ước muốn của ông Linh, cũng như bao ngư dân làm nghề biển khác tại vùng biển Tân Ân - Rạch Gốc, tưởng chừng như rất đỗi bình thường, nhưng đó, có khi lại ngoài tầm với của họ. Bởi, phần vì đã có tuổi, phần vì gia cảnh khó khăn, không vốn, không đất sản xuất, quanh năm chỉ biết bám biển để mưu sinh nên ước mơ có được mảnh đất để trồng trọt, chăn nuôi là rất khó. Ðối với việc ra khơi đánh bắt thì chỉ được những lúc trời biển yên bình, tĩnh lặng, còn những khi dậy sóng vì mưa to, gió lớn họ lại nằm nhà trông ngóng “chờ thời” để ra khơi, đánh đổi tính mạng tìm lấy chén cơm, manh áo.

Khi được hỏi về chính sách việc làm dành cho ngư dân vùng biển Tân Ân - Rạch Gốc, bà Ngô Hải Linh, công chức phụ trách Lao động, Thương binh và Xã hội xã Tân Ân, cho biết, đối với chính sách việc làm dành cho những ngư phủ thì hiện tại xã chưa có được hướng dẫn. Xét về góc độ cá nhân, bà thấy áp dụng chính sách giải quyết việc làm cho ngư phủ là rất khó vì hiện tại địa bàn xã số lượng người đi biển rất nhiều, đa phần là những ngư phủ từ địa phương khác đến nên rất khó quản lý.

Huyện Ngọc Hiển đã có những bước bứt phá để phát triển, vươn lên ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Thế mạnh của huyện chủ yếu là khai thác, đánh bắt và nuôi thuỷ sản. Hiện nay, việc đi lại, giao thương của huyện Ngọc Hiển với các địa phương khác rất thuận tiện cả đường thuỷ lẫn đường bộ nên việc thu hút các doanh nghiệp, chủ đầu tư để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp là rất cần thiết. Một mặt, vì sự phát triển của huyện nhà, mặt khác giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nông thôn quanh năm chỉ biết bám biển để mưu sinh./.

Bài và ảnh: Quốc Khải

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).