ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 14:59:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vui lễ không quên chống dịch

Báo Cà Mau (CMO) Hàng năm, sau khi chư tăng an cư nhập hạ được 2 tháng, từ ngày rằm tháng 8, bà con đồng bào phật tử Khmer sẽ bắt đầu tổ chức vào chùa kanh ben (thí thực) cho đến ngày 30/8 được gọi là (pho-chum-ben) hay còn gọi là lễ Sene Dolta.

Sene Dolta là một trong những lễ mang ý nghĩa lớn về lòng hiếu kính của con cháu, thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ đến công lao sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, ông bà và những người đã khuất.

Lễ này được người Khmer tổ chức sau khi thu hoạch vụ mùa lúa sớm, là thời điểm bà con nông dân nhàn rỗi và cũng là giai đoạn các vị sư đang nhập hạ. Do đó, lễ không chỉ thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với người đã khuất mà còn thể hiện sự chăm lo đến việc tu học của các vị sư trong những ngày an cư nhập hạ.

Lễ Sene Dolta năm nay, bà con đồng bào Khmer không đến chùa tập trung như hàng năm mà chỉ cử đại diện gia đình mang cơm đến chùa.

Năm nay do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã chỉ đạo các chùa Khmer trong tỉnh dừng các hoạt động có tập trung đông người, chỉ tổ chức phần nghi lễ với hình thức nội bộ nhằm chung tay cùng chính quyền địa phương phòng, chống dịch Covid-19.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại chùa Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình những ngày qua, bà con phật tử đã chia thành từng nhóm trong phum, sóc để vào chùa thực hiện nghi thức kanh ben (thí thực) đặt cơm vắt và mời các chư tăng tụng kinh hồi hướng phước báo đến các vong linh của những người đã khuất theo truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer.

Trong dịp lễ Sene Dolta, bà con đồng bào phật tử khi vào chùa đều thực hiện tốt thông điệp 5K.

Nhưng để thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả và an toàn, Ban Quản trị, Ban Hoằng pháp nhà chùa cùng chính quyền địa phương tăng cường hướng dẫn bà con đến chùa hành lễ phải thực hiện đúng quy định 5K của Bộ Y tế.

Ông Lý Thăng Trắng, Trưởng ban Hoằng pháp chùa Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, cho biết: “Từ sớm chúng tôi đã lên kế hoạch hướng dẫn, tuyên truyền bà con không tập trung đông người đến chùa như hàng năm mà chia thành nhóm luân phiên nhau vào chùa hành lễ. Mỗi gia đình có thể đại diện một người để đem mâm cơm vào chùa, sau đó quay về gia đình tự cúng theo truyền thống. Bên cạnh đó, nhà chùa cũng đã chuẩn bị đầy đủ nước rửa tay diệt khuẩn, khẩu trang khi bà con có nhu cầu trong lúc vào viếng chùa dịp lễ".

Bà con tổ chức cúng lễ Sene Dolta tại gia đình.

Ngày cuối là ngày cúng tiễn, mỗi nhà làm một chiếc thuyền bằng bẹ chuối để đưa tiễn ông bà.

Bà Hữu Thị Sẹ, ở ấp Ðường Ðào, xã Hồ Thị Kỷ, chia sẻ: “Cũng như mọi năm, năm nay gia đình tôi gói bánh, làm mâm cơm đi chùa rồi đến ngày 30 thì con cháu cúng tại nhà. Nhưng do dịch bệnh nên chỉ tôi đại diện đem mâm cơm đi chùa, không dám cho con cháu đi nhiều, tránh tập trung đông người”.

Lễ Sene Dolta là một trong những nghi lễ mang ý nghĩa rất lớn, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, cha mẹ và những người quá cố. Thông qua đó góp phần giáo dục con người sống theo đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, "Ăn trái nhớ người trồng cây"./.

 

Danh Ðiệp

 

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, huyện Cái Nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả năm đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu chủ yếu theo nghị quyết đề ra.

Ðầu xuân nói chuyện ấm no

Trong hành trình rút ngắn khoảng cách giữa hộ giàu với hộ nghèo, người dân huyện U Minh từ chỗ chỉ biết gắn bó với cây tràm thâm canh, 1 vụ lúa/năm, nay đã áp dụng nhiều mô hình đa cây, đa con, chuyển đổi từ vụ lúa sang vụ tôm - lúa trên cùng diện tích. Ðặc biệt là không còn độc tôn cây tràm, thay vào đó là phát triển mạnh cây keo lai, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định. Ðây là câu chuyện mở hướng thoát nghèo của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện trong hơn 1 thập kỷ qua.

Vùng quê trù phú

Tuyến lộ “xương sống” nối từ Quốc lộ 1 đến đô thị biển Cái Ðôi Vàm mở rộng thông thoáng, là động lực cho huyện ven biển Phú Tân tăng tốc phát triển. Theo đó, trên 1.100 km lộ nông thôn được kết nối về đến những vùng quê trù phú, yên bình. Năm 2024, huyện Phú Tân tiếp tục ghi nhận sự vươn lên ngoạn mục trong phát triển hạ tầng, kinh tế, xã hội và đời sống người dân.

Bừng sáng đô thị Năm Căn

Qua rà soát, đến cuối tháng 10/2024, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) đã đạt 9/9 tiêu chí đô thị văn minh (ÐTVM), với 52/52 nội dung theo Quyết định số 04/2022/QÐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ðịa phương đã hoàn thiện việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM, với 99,91% tổng số hộ dân đồng thuận. Ðây là kết quả đáng tự hào sau thời gian dài nỗ lực phấn đấu của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, là cơ sở để UBND huyện Năm Căn công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM trong năm 2024.

Xã Lý Văn Lâm trước thềm nông thôn kiểu mẫu

Mùa xuân đang đến gần, người người, nhà nhà hân hoan đón chào năm mới với nhiều hy vọng mới. Ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, không khí mùa xuân càng thêm rộn ràng khi diện mạo quê hương đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên.

Sức bật đô thị cực Nam

TP Cà Mau, trung tâm tỉnh lỵ đang chuyển mình mạnh mẽ. Từ những nghị quyết, định hướng mang tính chiến lược, đúng đắn của Ðảng bộ thành phố, diện mạo đô thị cực Nam ngày càng tươi mới với nhiều niềm tin, khát vọng.

Ðất lạ hoá quê hương

Có nhiều lý do đưa họ đến với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Song, điều khiến họ gắn bó là do đất lành mang đến cuộc sống ấm no và tình người ấm áp. Trên quê hương thứ hai, họ góp sức khai phá, dựng xây, biến vùng đất hoang sơ thuở nào trở thành vùng đất trù phú, đa dạng về cách phát triển kinh tế.

Tiềm năng tín chỉ carbon

“Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các hướng dẫn về tín chỉ carbon vẫn chưa đầy đủ, các địa phương cũng chỉ dừng lại ở việc tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, mời gọi các tổ chức để khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị. Mặc dù vậy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đang rất quan tâm vấn đề này, qua đó tiếp tục tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, để đến khi hoàn thiện thể chế, có thể sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon”, ông Phan Hoàng Vũ thông tin.

Gắn kết, nhân sức mạnh cộng đồng người xa quê

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cuộc gặp gỡ nhân buổi họp mặt đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu tại TP Cần Thơ diễn ra ý nghĩa và đầy xúc động. Đây không chỉ là dịp để mọi người ôn lại kỷ niệm, mà còn là cơ hội để gắn kết cộng đồng, đặc biệt là những người con xa quê lâu nay. Chắc chắn rằng, mỗi cuộc hội ngộ như vầy đều mang theo những ký ức, niềm vui và cả những nỗi nhớ không thể nào quên…

Những 'điểm sáng' an sinh năm 2024

Lao động, việc làm năm 2024 có nhiều điểm sáng, đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đem lại những hiệu quả lớn.