ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 18:56:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vươn lên 20 năm sau bão

Báo Cà Mau (CMO) 20 năm kể từ ngày xảy ra cơn bão số 5 năm 1997 (bão Linda), nhưng sự mất mát, đau thương như vết thương vẫn còn âm ỉ. Về lại xã Khánh Hội, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau cơn bão, nhiều gia đình mất đi người chồng, người cha trụ cột của gia đình, đâu đó trong ánh mắt của những người mẹ, người vợ vẫn mang một nỗi buồn thăm thẳm.

Nhiều năm trôi qua nhưng bà Trần Thị Bạch, Ấp 3, xã Khánh Hội vẫn không thể quên được cái ngày định mệnh ấy. Có 3 người con trai làm nghề đi biển, khi nghe tin cơn bão đổ về và chiếc tàu của các con mình gặp nạn, người mẹ già chết lặng. Chiếc ghe mang tên Danh Nghĩa bị đắm chìm ở đảo Thổ Chu, 3 ngư phủ đã chìm dần xuống lòng biển, trong đó có anh Lư Minh Đà, con trai út của bà (khi ấy mới tròn 17 tuổi).

Hậu quả nặng nề

Nhớ về những ngày đau khổ, thất vọng khi tìm xác con, bà bộc bạch: "Hình ảnh tang thương, cảnh người khóc khi đón người thân nhìn rất khổ. Xác người chết được đội tìm kiếm cứu nạn đưa về nườm nượp nhưng không có người ở xã Khánh Hội. Tôi cũng đi nhiều nơi để tìm con nhưng đều bặt tăm...".

Sau trận bão kinh hoàng và tận mắt chứng kiến người em bị sóng biển vùi lấp, thời gian đầu 2 người con trai còn lại của bà cũng ám ảnh rất nhiều và quyết bỏ cái nghề khắc nghiệt này. Nhưng vì không có cơ sở sản xuất, lại là trụ cột chính nên các anh đành phải tiếp tục bám biển để mưu sinh.

Cũng có con trai bị mất tích sau bão, bà Nguyễn Thị Út, 70 tuổi, Ấp 3, dù đã lập bàn thờ hương khói cho con, nhưng 20 năm qua lúc nào bà cũng nuôi hy vọng mong manh một ngày con bà sẽ quay về. Nhà neo người, nên khi con trai mất để lại vợ cùng 2 đứa cháu nhỏ nheo nhóc, gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Hiện con dâu và 2 cháu bà phải đi làm công nhân ở Vũng Tàu. Người con trai duy nhất còn lại cũng tha phương kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Ngoài xã Khánh Hội, nhiều địa phương khác như Sông Đốc, Cái Đôi Vàm… hứng chịu hậu quả nặng nề sau cơn bão đi qua. Riêng huyện Trần Văn Thời, ước thiệt hại trên 600 tỷ đồng. Ông Nguyễn Tấn Bảy, thị trấn Sông Đốc, cho biết, cơn bão đi qua, gia đình ông có đến 3 người thân và 2 chiếc tàu vĩnh viễn nằm lại với biển. Thành quả nuôi dưỡng, lao động mấy mươi năm qua đã cuốn theo sóng biển, người giàu mất của, người nghèo lại nghèo thêm.

Với sạp buôn bán nhỏ từ nguồn vốn hỗ trợ, chị Nguyễn Thị Xíu đã nuôi các con khôn lớn và ổn định kinh tế gia đình. Ảnh: Trung Đỉnh

Chị Nguyễn Thị Xíu, ngụ Ấp 4, đau buồn kể về ngày anh Trần Văn Bông, chồng chị, đã mãi mãi nằm lại biển khơi cùng với người em ruột và những người họ hàng trên cùng chiếc ghe. Sự ra đi bất ngờ để mình chị gồng gánh nuôi mẹ già và 3 con nhỏ, đứa lớn nhất mới 6 tuổi. Căn nhà cùng toàn bộ tài sản bị cuốn theo cơn bão. Chị tìm kiếm xác chồng trong vô vọng, đau khổ và khó khăn vây bủa đến tột cùng. "Đối với tôi, đó là những ngày khủng khiếp nhất", chị Xíu bùi ngùi.

Đổi thay đáng ghi nhận

Từ sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương, của cộng đồng, chị Xíu đã gượng dậy, nỗ lực lao động chăm lo cho con cái học hành. Con trai lớn giờ là kỹ sư thuỷ sản, trở thành niềm an ủi và chỗ dựa tinh thần của chị.

Những đứa trẻ mất cha, những người vợ mất chồng đã mạnh mẽ vươn lên, gạt đau thương chăm lo xây dựng cuộc sống. Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hội Quách Hoàng Khải cho biết, từ khi cơn bão xảy ra đến nay, địa phương đã làm hết sức mình để khắc phục hậu quả. Tỷ lệ hộ nghèo từ 40-50% sau bão, nay giảm xuống còn 17%; thu nhập bình quân đầu người gần 40 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, từ nguồn vốn của Chính phủ cho vay sau bão, địa phương đã đầu tư đóng mới, nâng cấp 234 phương tiện khai thác thuỷ sản công suất trên 90 CV có khả năng bám biển dài ngày. Sản lượng khai thác thuỷ sản hằng năm của xã đạt trên 22.000 tấn.

Thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hiện nay xã đã đạt 10/19 tiêu chí, phấn đấu đến cuối năm 2017 đạt thêm 2 tiêu chí: giao thông và trường học.

Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba cho biết, sau gần 1 năm thi công dự án nạo vét luồng tàu, hệ thống phao tiêu, đèn báo hiệu và trụ neo đậu tàu thuyền trú bão cho tàu cá kết hợp với bến cá tại cửa biển Khánh Hội đã thi công xong, tổng vốn đầu tư trên 134 tỷ đồng. Khi xây dựng hoàn thành dự án này, sẽ giúp huyện chủ động trong công tác phòng, chống bão và tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện đánh bắt có chỗ neo đậu tránh trú bão an toàn. Ngoài ra, dự án này còn phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển, là điều kiện để vực dậy kinh tế biển, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của huyện.

Trung Đỉnh - Hoàng Phúc

Bão số 5 đi qua vùng biển Cà Mau ngày 2/11/1997, làm chết 128 người, bị thương 601 người, mất tích 1.164 người, sập 56.291 căn nhà, tốc mái và hư hỏng 81.269 căn, chìm và hư hỏng 574 tàu, mất tích 318 tàu; ruộng vườn, đê điều, cống bọng, rừng tràm, rừng đước đều bị hư hại, có nơi lên đến 90%. Tổng thiệt hại ước tính trên 2.711 tỷ đồng.

 

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).