ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 05:17:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vườn Quốc gia U Minh Hạ: Nơi bảo tồn và phát huy giá trị tự nhiên

Báo Cà Mau Vườn Quốc gia U Minh Hạ là nơi bảo tồn tính đa dạng sinh học và cảnh quan môi trường sinh thái, cũng như trở thành khu du lịch sinh thái, phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học... đó là nội dung quan trọng trong Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2020, đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1444/QÐ - UBND ngày 24/8 vừa qua.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ là nơi bảo tồn tính đa dạng sinh học và cảnh quan môi trường sinh thái, cũng như trở thành khu du lịch sinh thái, phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học... đó là nội dung quan trọng trong Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2020, đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1444/QÐ - UBND ngày 24/8 vừa qua.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ có diện tích trên 8.527 ha, thuộc địa giới hành chính 4 xã thuộc 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh. Vườn được chia thành 3 phân khu, gồm: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, trên 2.593 ha; phân khu phục hồi sinh thái, trên 5.191 ha và phân khu dịch vụ hành chính, 743 ha.

Công tác PCCCR trong Vườn Quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu trong mỗi mùa khô. (Trong ảnh: Nhân viên Vườn Quốc gia vận hành thiết bị chữa cháy).

Vườn Quốc gia U Minh Hạ được đánh giá có hệ sinh thái đa dạng và giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với sự tham gia cộng đồng cũng như phục vụ tốt các hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là trên lĩnh vực bảo tồn các nguồn gen, các loài quý hiếm. Vì thế, việc quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2020 nhằm tận dụng và khai thác hiệu quả, bền vững các ưu thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái mà tự nhiên đã ban tặng. 

Theo quy hoạch, sẽ có trên 1.318,5 ha thuộc phân khu dịch vụ hành chính (743,6 ha) và phân khu phục hồi sinh thái (574,9 ha) tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ trở thành khu du lịch, với các hoạt động du lịch sinh thái.

Theo đó, để phục vụ được mục tiêu phát triển du lịch song song với bảo tồn, nhiều công trình sẽ được đầu tư trong thời gian tới. Trong đó, trọng tâm là khu trung tâm hành chính với văn phòng, khu nhà nghỉ và nhà bảo vệ. Ðặc biệt, hàng loạt các công trình phục vụ công tác quản lý và bảo vệ rừng dự kiến sẽ được xây dựng như: mốc ranh giới các phân khu chức năng; chòi canh lửa cố định; nhà, trạm quản lý bảo vệ rừng; bảng nội quy bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng; nạo vét kinh; trạm bơm; hồ chứa nước ngọt; trang thiết bị phòng cháy chữa cháy...

Với quy hoạch này, tương lai không xa Vườn Quốc gia U Minh Hạ sẽ trở thành điểm đến thu hút du khách, các nhà khoa học trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu. Khi đó, vấn đề bảo tồn và công tác phòng cháy chữa cháy là bài toán không hề đơn giản.

Theo ông Huỳnh Minh Nguyên, Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, để đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tất cả các hoạt động phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo chức năng bảo tồn, duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học; đảm bảo môi trường sống của các loài động, thực vật trong rừng cũng như cảnh quan thiên nhiên.

Ðể theo đúng mục tiêu đề ra là vừa khai thác được tiềm năng phát triển kinh tế vừa đảm bảo công tác bảo tồn đa dạng sinh học, nhiều giải pháp đã được đề ra. Trong đó có củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và phát triển nguồn nhân lực về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công tác quản lý, phòng cháy chữa cháy rừng cũng như hoạt động kiểm kê, thống kê diễn biến tài nguyên rừng. Ðặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của Nhà nước về bảo vệ phát triển và phòng cháy chữa cháy rừng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân...

Ðể triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, từ đây đến năm 2020 nguồn vốn đầu tư cần khoảng 398,8 tỷ đồng, đây là khoản kinh phí khá lớn trong điều kiện ngân sách khó khăn như hiện nay. Do đó, ngoài các giải pháp trên, việc huy động các nguồn lực hợp pháp khác cùng với ngân sách Nhà nước để đầu tư là việc làm cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và phát triển bền vững./.

Bài và ảnh: Song Nguyễn

Liên kết hữu ích

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.