ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:39:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vượt lên nỗi đau da cam

Báo Cà Mau Vượt lên nỗi đau, những nạn nhân chất độc da cam(NNCÐDC)/Dioxin tự tin hoà nhập cộng đồng, lao động sản xuất để tìm tương lai tươi sáng hơn cho bản thân và gia đình.

Các NNCÐDC luôn được Ðảng, Nhà nước, chính quyền các cấp ở địa phương quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện tiếp cận các chính sách bảo trợ xã hội, giải quyết việc làm, dạy nghề, hỗ trợ vốn, sinh kế, góp phần xây dựng cuộc sống tốt hơn. Song song với sự hỗ trợ đó thì tinh thần và ý chí vượt lên mặc cảm, hăng hái lao động sản xuất của chính những NNCÐDC mới là giá trị cốt lõi rất đáng trân quý. 

Ông Ðặng Văn Mỹ đến thăm và trao quà cho NNCÐDC.

Ông Ðặng Văn Mỹ đến thăm và trao quà cho NNCÐDC.

Anh Ðặng Thanh Phong, Ấp 2, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, sinh ra trong gia đình có cha mẹ đều tham gia kháng chiến. Anh bị nhiễm chất độc da cam/Dioxin, khiến việc đi lại khó khăn. Vợ chồng anh được gia đình cho vài công đất và bắt đầu cuộc sống riêng với nhiều lo toan. Anh Phong cùng vợ trồng trọt và làm vuông. Sức lao động chính trong nhà phải nhờ người vợ tảo tần, còn anh làm được gì là dốc sức làm để vun vén cho tổ ấm.

Vợ chồng anh Ðặng Thanh Phong tích góp hơn 30 năm mới có được mái nhà khang trang.

Vợ chồng anh Ðặng Thanh Phong tích góp hơn 30 năm mới có được mái nhà khang trang.

Anh Phong chia sẻ: “Nhờ tiền chính sách Nhà nước hỗ trợ và đồng vốn mượn thêm, vợ chồng tôi đầu tư trồng trọt. Cứ thế, tích góp xây được căn nhà sau hơn 30 năm chắt chiu. Ngoài thuê thợ xây, vợ chồng tôi cùng phụ ngày công để đỡ phần chi phí".

Mồ hôi và nước mắt âm thầm rơi nhưng sự nỗ lực chưa bao giờ dừng lại. Quả ngọt của vợ chồng anh Phong là nuôi được hai người con ăn học.

Anh Phong tâm sự: “Nhờ nỗ lực làm lụng mà giờ gia đình đã thoát nghèo. Mình tàn nhưng không phế, phải tự cố gắng vươn lên, hoà nhập cộng đồng, tạo niềm vui và hướng đến tương lai cho con cái. Tôi cũng cảm ơn các mạnh thường quân và Hội NNCÐDC/Dioxin đã cho tôi mượn vốn để làm kinh tế, mua vật dụng xoay xở trong gia đình”.

Không may mắn có gia đình trọn vẹn, đầm ấm làm chỗ dựa như anh Phong, chị Lưu Thị Phượng, Ấp 5, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, sống một mình với nỗi đau chất độc da cam/Dioxin trong người. Dẫu thế, chị không thấy buồn bã mà tự tìm niềm vui trong cuộc sống. Chị mở tiệm tạp hoá tại nhà và có thêm nghề may, thu nhập cũng đủ trang trải.

Chị Lưu Thị Phượng ngày ngày vẫn tự lực vươn lên với nghề may.

Chị Lưu Thị Phượng ngày ngày vẫn tự lực vươn lên với nghề may.

Ngày trước chị Phượng từng rất mặc cảm vì chân đi đứng không bình thường, bệnh tật hành hạ. Thế nhưng, từ ngày được học nghề rồi tự tay làm ra đồng tiền, chị hiểu chỉ có bản thân mới vực dậy được chính mình, từ đó chị vươn lên mỗi ngày.

“Tôi tự nhủ phải cố gắng vươn lên. Chuyện nặng làm không được thì làm chuyện nhẹ. Buôn bán, may vá ở đây nhờ bà con giúp đỡ, ủng hộ nên cuộc sống của tôi giờ cũng bớt khó khăn. Rồi nhờ Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà, tôi yên tâm làm ăn. Tôi mong muốn người cùng cảnh ngộ như tôi có thể vươn lên, xoá bỏ mặc cảm", chị Phượng bộc bạch.

Ông Ðặng Văn Mỹ, Chủ tịch Hội NNCÐDC/Dioxin tỉnh, cho biết: “Ðối với NNCÐDC, ngoài hưởng chế độ của Nhà nước theo quy định, địa phương và cộng đồng quan tâm giúp đỡ thì chính họ phải nỗ lực vươn lên. Ðiển hình như ông Nguyễn Văn Gấm ở xã Trí Phải, huyện Thới Bình, là thương binh, NNCÐDC, nuôi tôm công nghiệp rất thành công. Hay ông Lê Quảng Sương ở huyện Năm Căn, gia đình có 3 NNCÐDC, 1 đối tượng bảo trợ xã hội, cũng được hưởng chính sách, nhưng với tinh thần tự lực, gia đình nuôi tôm quảng canh rất hiệu quả; ông Ðặng Thanh Phong, Ấp 2, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, trồng rẫy, vợ chồng tự lực vươn lên, đảm bảo cuộc sống và nuôi con ăn học thành tài; gia đình ông Nguyễn Văn Ðàm ở Thới Bình với mô hình nuôi cá bổi, làm trại cưa, làm ruộng, cuộc sống ổn định, còn giúp đỡ những NNCÐDC khác; bà Trần Kim Oanh ở Khóm 2, Phường 1, TP Cà Mau, bẩm sinh bị ảnh hưởng chất độc da cam, nhưng tự học nghề nail, tự nuôi sống bản thân... và nhiều điển hình khác trong toàn tỉnh, cho thấy nạn nhân da cam tàn nhưng chưa bao giờ phế”./.

 

Lam Khánh - Hoàng Vũ

 

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.

Trao 55 xe lăn cho nạn nhân da cam và người khuyết tật

Qua rà soát nhu cầu và nguyện vọng của bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thới Bình, có 55 đối tượng là thương bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) và người khuyết tật cần xe lăn để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày.