ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 05:48:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vượt lên số phận

Báo Cà Mau Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm nhưng những hậu quả của nó đến giờ vẫn còn hiện hữu. Trong số đó có nhiều người nhiễm chất độc da cam. Họ đã tự mình vượt lên số phận, trở thành công dân có ích cho xã hội, là tấm gương sáng để mọi người học tập và làm theo.

Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm nhưng những hậu quả của nó đến giờ vẫn còn hiện hữu. Trong số đó có nhiều người nhiễm chất độc da cam. Họ đã tự mình vượt lên số phận, trở thành công dân có ích cho xã hội, là tấm gương sáng để mọi người học tập và làm theo.

Ông Lâm Thanh Dũng, ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, bị nhiễm chất độc da cam/điôxin với tỷ lệ thương tật trên 41%. Trước đây cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, chỉ có 10 công đất sản xuất nhưng bị nhiễm phèn nên luôn trong tình trạng thất bát, ông cùng vợ phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Sau thời gian phấn đấu làm, vợ chồng ông mua được 3 ha đất sản xuất. Ông bắt tay vào nuôi tôm kết hợp nuôi cua, mỗi năm thu nhập gần 200 triệu đồng.

Ông Lâm Thanh Dũng (bìa phải) đang cho dê ăn.

Ngoài ra, ông còn giành 2.000 m2 đất vườn để trồng rau màu, cây ăn trái, đào ao nuôi cá nước ngọt. Hiện ông đang nuôi dê, hứa hẹn sẽ cho thu nhập cao.

Ông Lâm Thanh Dũng bày tỏ: “Mặc dù sức khoẻ kém nhưng mình cũng phải cố gắng vươn lên. Mặc dù được Nhà nước hỗ trợ nhưng tôi không nghĩ rằng phải vươn lên làm giàu từ chính đôi bàn tay của mình. Và sau đó cũng phải hỗ trợ giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh”.

Sau khi kinh tế gia đình ổn định, ông cũng đã giúp đỡ cho 3 hộ gia đình là hộ nghèo về vốn, cây con giống, trị giá trên 10 triệu đồng. Ðến nay, 3 gia đình này đã thoát nghèo. Ngoài ra, ông còn vận động bà con và hội viên cựu chiến binh trong xã xây dựng được trên 10 km hàng rào cây xanh, xây dựng 2 cổng rào an ninh trật tự, trị giá trên 30 triệu đồng.

Ông Lâm Thái Hoà, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam xã Tân Duyệt, cho biết: “Ông Dũng nhiều năm vượt khó, kinh tế gia đình ổn định. Ông có mô hình nuôi tôm, nuôi dê rồi tới đây sẽ nuôi heo, thu nhập ngày càng cao”.

Hiện trên địa bàn huyện Ðầm Dơi có 1.087 người kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ người kháng chiến được hưởng các chế độ chính sách hằng tháng. Ngoài ra, huyện còn có 650 người được hỗ trợ chính sách bảo trợ xã hội đối với nạn nhân chất độc da cam là dân thường không còn khả năng tự lực bản thân.

Ngoài ra, đầu năm đến nay, các cấp hội nạn nhân da cam huyện Ðầm Dơi đã vận động được trên 460 triệu đồng để giúp đỡ nạn nhân da cam. Trong đó, đã xây dựng 2 căn nhà cho nạn nhân da cam gặp khó khăn về nhà ở và vận động hỗ trợ trên 1.600 suất quà trị giá gần 400 triệu đồng. Từ năm 2013 đến nay, Hội Nạn nhân da cam huyện Ðầm Dơi cũng đã vận động các nhà hảo tâm xây dựng gần 30 căn Nhà Tình thương cho nạn nhân da cam, trị giá hàng trăm triệu đồng.

Ông Châu Hoàng Thăng, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân da cam huyện Ðầm Dơi, cho biết thêm, đang tìm các giải pháp hiệu quả hơn để nạn nhân da cam vươn lên. Trong đó, Huyện hội tập trung chỉ đạo vận động cất nhà để trước tiên họ ổn định cuộc sống./.

Bài và ảnh: Thành Quốc

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.