ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 10-11-24 11:12:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xã chỉ đạo điểm “cán đích” nông thôn mới

Báo Cà Mau (CMO) “Xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước cơ bản đạt 19/19 tiêu chí NTM, bộ mặt nông thôn đổi mới, mức hài lòng của người dân cao”. Đó là đánh giá sơ bộ của ông Hồ Ngọc Tấn, Chánh văn phòng Điều phối các mục tiêu quốc gia của tỉnh, sau khi tiến hành thẩm định các tiêu chí NTM của xã Thạnh Phú.

Khởi sắc bộ mặt nông thôn ấp Láng Cùng.                   Ảnh: HỒNG NHUNG

Trên con lộ bê tông mới dẫn vào ấp Láng Cùng, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, ấp khó khăn nhất trong 6 ấp của địa phương, cảnh quan sạch sẽ, thoáng mát, nhà cửa khang trang, không còn nhà tạm bợ, dột nát. Bí thư Chi bộ ấp Láng Cùng Phạm Minh Thi phấn khởi: “Đạt được kết quả như hôm nay chính là nhờ sự quan tâm đầu tư của các cấp, nhưng vui mừng hơn hết là sự đồng thuận, chung lòng của người dân địa phương”.

Khởi sắc vùng quê

Có 23 cán bộ, công chức đạt chuẩn đúng theo quy định, đạt 100%. (Trong ảnh: Bộ phận một cửa xã Thạnh Phú).                  Ảnh: HOÀNG VŨ

Ấp Láng Cùng có 635 hộ, đời sống người dân vốn khó khăn, qua nhiều năm phấn đấu với những mô hình kinh tế hiệu quả và ý chí quyết tâm thoát nghèo, đến nay toàn ấp chỉ còn 24 hộ nghèo và 21 hộ cận nghèo, chiếm khoảng 1/4 số hộ nghèo của toàn xã. Đây cũng là đơn vị giảm nghèo điển hình của xã trong tiến trình xây dựng NTM hơn 8 năm qua.

Ra riêng chỉ 4 công đất vuông, vợ chồng anh Trần Văn Ruộng, ấp Láng Cùng không ngại khó ngại khổ đi mua bán thêm ve chai khắp nơi, để rồi hôm nay chuẩn bị xây dựng căn nhà mới từ tiền tích góp. Anh Ruộng tự hào: “Không riêng gia đình tôi, làng xóm ở đây ai cũng chịu thương chịu khó, ý thức được còn nghèo, chưa bằng địa phương khác nên cố gắng vận động nhau cùng thoát nghèo vươn lên”.

Trung tâm hành chính xã Thạnh Phú.                                Ảnh: HOÀNG VŨ

Xác định chủ thể chính trong xây dựng NTM chính là người dân, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Thạnh Phú tích cực vận động người dân nâng cao ý thức, thực hiện từ những tiêu chí nội lực như môi trường, an ninh trật tự… Chính việc hiểu đúng, hiểu đủ về xây dựng NTM giúp chính quyền địa phương huy động nguồn lực trong dân rất lớn. Điều đó thể hiện ở con số tổng kinh phí huy động qua 8 năm hơn 220 tỷ đồng; Trong đó Nhân dân đóng góp trên 117 tỷ đồng, chiếm 53,3%; Vốn lồng ghép từ ngân sách tỉnh, huyện, xã chỉ khoảng 70 tỷ đồng, chiếm 32%; Ngân sách Trung ương chỉ cấp hơn 3,5 tỷ đồng, chiếm 1,62%.

“Cán đích” NTM

Với lợi thế trung tâm xã nằm ngay trên tuyến Quốc lộ 1 nên đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hoá hoàn toàn. Đường trục ấp, liên ấp cũng được cứng hoá 66,5 km, đạt 100%. Đường xóm nhánh được bê tông hoá hơn 20 km, đạt 28,66%, đảm bảo xe đi lại thuận tiện ở những tuyến có điều kiện với tổng nguồn kinh phí đã thực hiện trên 38 tỷ đồng.

Hệ thống lưới điện theo đó cũng được đầu tư rộng khắp với 30 tuyến trên chiều dài gần 40 km. Riêng trong năm 2018 đã thi công 16 tuyến lưới điện với tổng chiều dài 20,5 km, kinh phí 5,8 tỷ đồng. Ngoài ra, đã hoàn thành 4/5 trường có cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học đạt chuẩn quốc gia. Nhà ở dân cư xây dựng kiên cố, bán kiên cố đạt tiêu chuẩn theo quy định với tỷ lệ 93,6%.

Để tạo điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán của người dân, địa phương được đầu tư trên 72 tỷ đồng xây dựng chợ xã Thạnh Phú khá khang trang với 98 căn hộ kinh doanh và 1 nhà lồng, tổng diện tích 270 m2; Có 36 sạp kinh doanh trong nhà lồng, hệ thống sân, đường thoát nước đảm bảo, không ứ đọng nước; Rác thải được thu gom, xử lý theo quy định.

Năm 2004, xã Thạnh Phú được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi.                                Ảnh: HOÀNG VŨ

Xuất phát điểm chỉ đạt 8/19 tiêu chí, địa bàn xã rộng, dân cư sống rải rác, công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhiều khó khăn, đời sống còn nhọc nhằn, nhưng đến nay các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn xã có bước phát triển mới; Kinh tế hợp tác, kinh tế hộ gia đình như nuôi tôm công nghiệp, tôm siêu thâm canh, nuôi tôm quảng canh cải tiến, mô hình lúa - tôm, nuôi cua xen tôm, nuôi gia cầm, cá chình, cá bống tượng, trồng rau màu... mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu khá phấn khởi cho nông dân.

Theo đó, hộ nghèo còn 101 hộ, chiếm 2,89% (không còn hộ nghèo chính sách). Hộ cận nghèo còn 129 hộ, chiếm 3,7%. Thu nhập bình quân đầu người cũng đạt 42,4 triệu đồng/người/năm, người dân tham gia BHYT đạt 88,63%.

Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước Lê Thanh Triều cho biết: “Xuất phát điểm chỉ đạt 8/19 tiêu chí, qua gần 8 năm triển khai xây dựng NTM, Thạnh Phú cơ bản đạt 19/19 tiêu chí. Tuy nhiên, một số tiêu chí vừa chạm ngưỡng còn nhiều khó khăn; Do đó, xã chủ động xây dựng kế hoạch nâng cao, duy trì các tiêu chí vừa đạt, đặc biệt quan tâm cảnh quan môi trường, thu nhập, đời sống tinh thần của người dân”.

Xã Thạnh Phú hiện có 37 kênh mương thuỷ lợi, với chiều dài 87,73 km được đầu tư sên vét phục vụ tốt cho sản xuất.                               Ảnh: HOÀNG VŨ

Sau khi tiến hành thẩm định, khảo sát thực tế 6 ấp trên địa bàn, ông Hồ Ngọc Tấn đánh giá: “Nhìn chung các tiêu chí địa phương đều đạt, cơ sở hạ tầng được đầu tư cơ bản, đời sống người dân có bước nâng lên, cảnh quan môi trường sạch đẹp, nhận thức của người dân về xây dựng NTM tương đối tốt, an ninh trật tự đảm bảo, hạ tầng thương mại nông thôn đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán. Đặc biệt, sự hài lòng của người dân đạt khá cao”.

Tuy nhiên, đoàn cũng đề nghị địa phương tiếp tục quan tâm một số tiêu chí vừa chạm ngưỡng để nâng chất. Trong đó, quan tâm đặc biệt tiêu chí quy hoạch, sản xuất, hộ nghèo, an ninh trật tự và hoàn thiện tiêu chí hệ thống chính trị, đảm bảo chất lượng, thực chất để được công nhận đạt chuẩn NTM./.

Hồng Nhung

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Hiện đại hoá một cửa

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay Bộ phận Một cửa, được xác định là bộ mặt của chính quyền. Thời gian qua, chính quyền cấp huyện, cấp xã quan tâm, chuẩn hoá Bộ phận Một cửa, góp phần thúc đẩy chỉ số cải cách hành chính (CCHC) ở địa phương.

Nỗ lực giữ thành tích

Năm 2023, huyện U Minh đứng thứ 2 về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cấp huyện, thành phố. Ðây là năm thứ ba liên tiếp địa phương này đứng ở tốp nhất, nhì về chỉ số CCHC, từ đó thúc đẩy hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương ngày càng hiệu lực, hiệu quả hơn.