ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 06:25:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

An toàn của người dân là trên hết

Báo Cà Mau Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Chủ động phòng, chống

Trên địa bàn xã Khánh Hội, hằng năm, thuỷ triều dâng cao trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, đỉnh triều cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng 11, 12. Thuỷ triều thường lên nhanh, bất ngờ, nên dễ xảy ra ngập cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.

Bên cạnh đó, do có bờ biển dài khoảng 11,5 km nên địa phương chịu tác động rất mạnh bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng, dễ bị tổn thương trước diễn biến cực đoan của thời tiết. Cùng với đó là tình trạng xói lở bờ biển diễn biến nhanh, thường xuyên và rất phức tạp, làm mất đai rừng phòng hộ ở nhiều đoạn, tuyến bờ biển, đê biển, đặc biệt là đê biển Tây, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đe doạ đến tính mạng, tài sản của hàng trăm ngàn hộ dân vùng ven biển.

Ông Châu Minh Ðảm, Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự, cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu, ngay từ đầu năm, UBND xã đã phối hợp với Ðồn Biên phòng Khánh Hội thường xuyên cập nhật, bổ sung kế hoạch, phương án PCTT trên địa bàn. Ðồng thời, tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh, ứng phó thiên tai đến người dân; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động PCTT của toàn dân trên địa bàn xã”.

Lực lượng chức năng huyện U Minh thăm hỏi, hỗ trợ người dân khi xảy ra thiên tai.

Lực lượng chức năng huyện U Minh thăm hỏi, hỗ trợ người dân khi xảy ra thiên tai.

Ðể cảnh báo trực quan đến với người dân, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự xã đã rà soát các vị trí sạt lở nguy hiểm, cắm 4 biển cảnh báo các nơi nguy cơ cao về sạt lở trên địa bàn. Ðồng thời, tuyên truyền, nhắc nhở người dân quanh khu vực sạt lở chú ý các biện pháp đảm bảo an toàn; chủ động di dời khỏi những nơi nguy cơ cao. Nhìn chung, công tác dự báo, cảnh báo sớm thiên tai ở địa phương được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, đối với một số loại hình thiên tai như: mưa lớn cục bộ, dông lốc, sạt lở đất... thường khó dự báo chính xác nên việc thông tin đến người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của thiên tai đã làm sập 1 căn nhà, tốc mái 3 căn, thiệt hại khoảng 80 triệu đồng. Triều cường dâng cao, kết hợp sóng lớn gây ngập cục bộ tại khu vực chợ Khánh Hội, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, kinh doanh của người dân. Sau khi sự việc xảy ra, UBND xã phối hợp với đoàn thể ấp đến thăm hỏi, động viên người dân khắc phục hậu quả. Ðồng thời, chỉ đạo Ðội Môi trường của xã phối hợp với lực lượng Ðồn Biên phòng khắc phục, xử lý khi triều cường xuống, đảm bảo vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện

Theo thống kê, hiện trên địa bàn xã Khánh Hội có trên 580 phương tiện khai thác thuỷ sản. Thời gian qua, UBND xã phối hợp với Ðồn Biên phòng Khánh Hội rà soát nắm lại số lượng các tàu thuyền, thuyền viên hoạt động đánh bắt thuỷ sản của địa phương khi có thiên tai xảy ra; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyệt đối không cho tàu thuyền ra biển hoạt động khi chưa đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị theo quy định; phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thành lập các tổ, đội hợp tác sản xuất trên biển.

Trung tá Nguyễn Thanh Hải, Ðồn trưởng Ðồn Biên phòng Khánh Hội, thông tin: “Ðơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ trong công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển; thường xuyên thông tin, thông báo kịp thời cho tàu thuyền đánh bắt trên biển để chủ động phòng, tránh và tham gia hỗ trợ tìm kiếm; hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tránh trú bão an toàn; tuyệt đối không cho ra khơi đối với các tàu chưa chấp hành đầy đủ về trang thiết bị an toàn, thông tin liên lạc theo quy định. Ðồng thời, thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện ra, vào hoạt động trên biển, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về đảm bảo trang thiết bị an toàn khi ra biển hoạt động”.

Ðồn Biên phòng Khánh Hội thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị an toàn của phương tiện trước khi ra khơi.

Ðồn Biên phòng Khánh Hội thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị an toàn của phương tiện trước khi ra khơi.

Ông Châu Tấn Khởi, Ấp 4, xã Khánh Hội, chia sẻ: “Qua công tác tuyên truyền, hướng dẫn của UBND xã và Ðồn Biên phòng Khánh Hội, cơ bản tôi đã nắm được các kiến thức về PCTT khi đi đánh bắt. Là chủ tàu cá, trước khi ra khơi, tôi luôn kiểm tra toàn bộ các thiết bị an toàn khi đi biển, ý thức trang bị trước phao tròn, phao cứu sinh, bình chữa cháy trên tàu..., vì nếu không trang bị đủ thì Trạm Kiểm soát biên phòng cũng không cho ra biển đánh bắt. Tôi cũng thường nhắc nhở ngư phủ tìm hiểu kiến thức, chủ động trong các tình huống khi có dông, lốc xảy ra, nắm rõ các tần số để liên lạc với gia đình, với các đài cảnh báo để thông tin tình hình thời tiết và tiếp nhận thông báo bão từ đất liền”.

Bên cạnh đó, xã củng cố đội tàu, thuyền cứu nạn, cứu hộ trên biển; thường xuyên kiểm tra, vận hành trang thiết bị phục vụ PCTT và TKCN. Hiện, xã có trên 30 phương tiện sử dụng trên đường bộ, 32 phương tiện đường thuỷ; 50 áo phao, 50 phao tròn cứu sinh, 1 nhà bạt và một số vật tư khác... Nhìn chung, phương tiện, trang thiết bị cơ bản đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác PCTT và TKCN. Tuy nhiên, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn còn thiếu, một số được trang bị từ rất lâu; công tác kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ còn nhiều hạn chế.


“Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự xã Khánh Hội triển khai thực hiện các phương án ứng phó; đồng thời thông báo trên các phương tiện truyền thông về diễn biến tình hình thiên tai, những vùng bị ảnh hưởng, cảnh báo, dự báo. Tập trung lực lượng, phương tiện sẵn sàng khi có lệnh, chủ động ứng cứu trên từng địa bàn, nhất là các khu vực xung yếu, địa bàn trọng điểm khi có bão, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất xảy ra. Cử lực lượng xung kích PCTT trực tiếp hỗ trợ người dân ứng phó thiên tai, trong đó ưu tiên hỗ trợ các hộ dân khó khăn, người già neo đơn và các đối tượng yếu thế, đối tượng dễ bị tổn thương”, ông Châu Minh Ðảm cho biết.


 

Quách Nguyên

 

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.

Sạt lở ven sông chưa có điểm dừng

Những ngày qua, tình trạng sạt lở đất ở khu vực ven sông trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Ðã có nhiều công trình lộ giao thông và nhiều căn nhà bị sụp xuống lòng sông; hiện tại, nhiều hộ dân sống ven sông vẫn đang thấp thỏm lo âu.

Chủ động phòng, chống thiên tai theo phương châm “ 4 tại chỗ”

Theo báo cáo của UBND huyện U Minh, những tháng đầu năm 2024, khô hạn đã làm cho 1.057 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, sạt lở, sụp lún 36 đoạn đê ven song với chiều dài trên 1 km, đã khắc phục 353 m, còn 711 m đang tiếp tục khắc phục; dông lốc làm sập và tốc mái 34 căn nhà, ước thiệt hại gần 1,7 tỷ đồng.

Chủ động hơn khi mưa bão kéo dài

Theo dự báo, từ nay đến tháng 11, trên biển Ðông có khả năng xuất hiện từ 5-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), trong đó có khoảng 3-4 cơn đổ bộ vào đất liền và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Cùng với đó, dự báo đỉnh triều ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Sự kết hợp của 2 hiện tượng thời tiết này sẽ tạo ra nguy cơ gây ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất, tài sản của người dân và Nhà nước, nhất là ở các vùng trũng.