ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 11-1-25 10:14:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xã Tạ An Khương chông chênh đích đến nông thôn mới

Báo Cà Mau (CMO) Xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi vừa được tỉnh thẩm định các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Đạt hay không chưa biết, nhưng người dân phản ánh nhiều bất cập về quá trình xây dựng NTM tại địa phương này.

Ngay sau khi nhận được tin phản ánh của người dân, phóng viên báo Cà Mau đến tìm hiểu xác minh thông tin. Lần theo con đường mòn bờ vuông tôm của nhiều hộ dân, gần nửa giờ đi bộ, chúng tôi đến được tuyến cuối của con kênh Nội Đồng, 1 trong 4 tuyến kênh chính của ấp Mương Đường, xã Tạ An Khương.

Gần 10 km chưa xây dựng lộ bê-tông, việc đi lại học hành của con em địa phương gặp nhiều khó khăn.

Đường đi cách trở

Sống ở đây gần 20 năm, anh Phạm Văn Lợi cho biết, gia đình anh cùng nhiều hộ dân rất đồng tình ủng hộ phong trào xây dựng NTM của địa phương. Tuy nhiên, qua gần 7 năm triển khai thực hiện, hơn 20 hộ dân sống ở đoạn cuối của con kênh Nội Đồng (một bên thuộc ấp Mương Đường, còn bên kia bờ sông thuộc ấp Mỹ Phú) đang sống gần như bị cô lập với bên ngoài bởi không điện, không cầu, không đường.

Việc đi lại của những hộ dân này chủ yếu bằng đường thuỷ. Khi thuỷ triều xuống thấp, nước dưới lòng kênh khô cạn, phương tiện thuỷ không di chuyển được, người dân và học sinh phải lội bộ đường đồng.

Anh Lợi bức xúc nói: "Người dân ai cũng mong chờ địa phương được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, khi công nhận xã đạt chuẩn thì trên địa bàn ít nhất cũng có điện, có đường. Đành rằng cùng lúc ngân sách không thể đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình công cộng ở một nơi, nhưng không xây dựng được lộ bê-tông, ít nhất cũng phải có kế hoạch làm lộ đất đen để người dân đi lại thuận tiện".

Để có điện thắp sáng, nhiều hộ dân phải hùn nhau kéo điện chia hơi cách xa gần 2 km. Đoạn đường dài, nhiều hộ sử dụng nên không đủ tải, lúc cao điểm chỉ thắp sáng được một bóng đèn, ban ngày mới mở được ti-vi. Hằng tháng, mỗi hộ phải đóng 300.000-400.000 đồng, do kéo đường dài mất điện tải, lại không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Anh Trần Văn Liễu, người dân ấp Mương Đường, bức xúc: "Chưa được đầu tư hạ tầng thì sao có thể hoàn thành NTM được. Đặc biệt, nhiều năm qua chưa một lần lãnh đạo xã đến đây nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, chỉ đến đưa thư mời họp hay vận động quyên góp". 

Thiếu mô hình sản xuất hiệu quả

Theo báo cáo ngày 24/10 của Ban Phát triển xây dựng NTM ấp Mương Đường, qua gần 7 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, hiện ấp đã thực hiện đạt 13/19 tiêu chí. Còn lại các tiêu chí đạt thấp như: tiêu chí số 2 lộ giao thông (chưa được 50%), tiêu chí số 15 về BHYT chưa đảm bảo, tiêu chí số 10 về thu nhập của người dân cũng chưa đạt.

Bí thư Chi bộ ấp Mương Đường Trần Văn Lập cho biết, ấp có tổng chiều dài các tuyến lộ trên 17,2 km, trong đó chỉ 7,1 km có lộ bê-tông, nhưng chưa được đấu nối hoàn chỉnh. Còn lại trên 10 km là lộ đất đen, trong đó có nhiều đoạn bị cỏ dại và cây cối mọc bít cả đường đi, tạo sự cô lập của nhiều hộ dân sống bên trong. Ngoài ra, ấp còn khoảng 10 vị trí cần phải có cầu để nối liền các tuyến. Tuy nhiên, hiện chỉ có 5 điểm có cầu bê-tông, 2 điểm đang cặm trụ chuẩn bị bắc cầu, còn đến 5 cây cầu khỉ, chưa đảm bảo việc đi lại của người dân.

 Riêng tiêu chí số 10 về thu nhập của người dân, ông Lập trình bày, ấp chưa xây dựng được mô hình sản xuất làm ăn hiệu quả để nhân rộng. Toàn ấp có 2 mô hình nuôi tôm công nghiệp, nhưng rất bấp bênh, diện tích còn lại chủ yếu nuôi tôm, cua theo kiểu quảng canh truyền thống.

Tính ra thu nhập bình quân đầu người của người dân trong ấp chưa đạt tới 37,14 triệu đồng/người/năm. Nhưng tính bình quân trong xã thì đạt, do các ấp khác có thu nhập cao hơn nên kéo lên. Để chuẩn bị tiến tới công nhận xã đạt chuẩn NTM, từ đây đến cuối năm, ấp đang tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thiện và nâng chất các tiêu chí.

Được biết, xã Tạ An Khương có diện tích tự nhiên trên 3.778 ha, dân số 2.381 hộ với 10.449 khẩu. Qua gần 7 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã đã huy động mọi nguồn vốn trên 343,1 tỷ đồng, tập trung đầu tư xây dựng hơn 40 km lộ bê-tông ngang 2-3 m, nạo vét nâng cấp 27 tuyến kinh thuỷ lợi, chiều dài trên 78 km, 2.339/2.381 hộ được sử dụng điện an toàn, đạt trên 98,24%. Toàn xã có 3/4 điểm trường đạt chuẩn quốc gia…

So sánh bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xã đã thực hiện được 18/19 tiêu chí (không thực hiện tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng nông thôn). Ngoài những thành công đạt được, xã Tạ An Khương còn một số hạn chế, khó khăn nhất định. Một bộ phận người dân chưa quan tâm cải tạo môi trường; sản xuất và nuôi thuỷ sản còn phụ thuộc vào thời tiết, môi trường nước còn bị ô nhiễm nhiều, nhất là nuôi tôm quảng canh truyền thống còn thiếu tính bền vững.

Được biết, cùng với xã Tân Lộc (huyện Thới Bình) và Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển), theo kế hoạch, xã Tạ An Khương (huyện Đầm Dơi) về đích NTM vào cuối năm 2016, tuy nhiên, do còn vướng tiêu chí hộ nghèo và một số tiêu chí “còn non” nên không đủ điều kiện công nhận xã NTM theo kế hoạch./.

Trúc Ly

Liên kết hữu ích

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.