ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 17:56:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em

Báo Cà Mau Ðảm bảo cho trẻ có một môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện là mục tiêu chung của mô hình “Xã, phường phù hợp với trẻ em” đã và đang được các cấp, ngành, địa phương hướng đến. Tuy nhiên, để mô hình thật sự mang lại hiệu quả cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.

Ðảm bảo cho trẻ có một môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện là mục tiêu chung của mô hình “Xã, phường phù hợp với trẻ em” đã và đang được các cấp, ngành, địa phương hướng đến. Tuy nhiên, để mô hình thật sự mang lại hiệu quả cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.

Được hình thành và xây dựng từ những năm 2011 theo Quyết định số 37/2010/QÐ-TTg ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ (hiện nay được thay thế bằng Quyết định 34/2014/QÐ-TTg ngày 30/5/2014), mô hình đã đem đến nhiều hiệu quả tích cực.

Bà Bùi Lệ Oanh, Trưởng Phòng Bảo vệ trẻ em và Bình đẳng giới, Sở LÐ-TB&XH tỉnh, cho biết: “Xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em là xây dựng một cộng đồng mà ở đó mọi trẻ em đều được bảo vệ, được vui chơi giải trí và được phát triển tinh thần, tình cảm, đạo đức, khả năng trong môi trường thuận lợi, an toàn. Ðây là mô hình lớn được đông đảo xã hội quan tâm và đón nhận”.

Cần tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí, chăm lo sức khoẻ, thể chất cho trẻ em.

Theo quy định, mỗi xã, phường để được công nhận phù hợp với trẻ em phải đảm bảo đạt 15 tiêu chí về tỷ lệ trẻ em được khai sinh đúng quy định, tỷ suất trẻ em bị xâm hại, mua bán, bạo lực, bắt cóc, hay có các vấn đề xã hội (ma tuý, vi phạm pháp luật), tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích, lao động trong môi trường nặng nhọc, tỷ suất trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, được đến trường, được vui chơi giải trí… Theo đó, mô hình cũng quy định trách nhiệm, mức độ chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ Ðảng, chính quyền địa phương đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Với sự vào cuộc quyết liệt, chung tay của cả cộng đồng, đến nay, toàn tỉnh có 89/101 xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, đạt  88,1%. Trong đó, có 5 huyện đạt 100% tiêu chí.

Bà Oanh đánh giá: “Nhìn chung, qua kiểm tra, khảo sát 15 tiêu chí của 9 huyện, thành phố, hầu hết các đơn vị đều thành lập hội đồng đánh giá, công nhận thực hiện tiêu chí và đa số các địa phương thực hiện các tiêu chí đạt kết quả. Riêng tiêu chí số 14 quy định về có điểm vui chơi giải trí, rèn luyện thể chất cho trẻ thì hầu hết các đơn vị đều chưa đạt”.

Là một trong những huyện được đánh giá tích cực trong công tác này nhưng huyện Thới Bình cũng gặp không ít khó khăn. Ðến nay, toàn huyện có 11/12 đơn vị đủ điều kiện được công nhận tiêu chí xã phù hợp với trẻ em, đạt 91,7%.

Ông Nguyễn Hoàng Bé, Trưởng Phòng LÐ-TB&XH huyện Thới Bình, bộc bạch: “Ðây là năm thứ 4 huyện thực hiện kế hoạch về mô hình, nhìn chung, các ngành, đoàn thể huyện, xã triển khai rất nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Mạng lưới cộng tác viên rộng khắp với 205 người/104 ấp, khóm, bình quân mỗi ấp, khóm 2 người làm công tác trẻ em. Mặc dù huyện đạt tiêu chí này nhưng nhiều mặt còn khó khăn, hạn chế”.

Trong đó, do đặc thù là vùng nông thôn, trình độ dân trí thấp, nhận thức người dân hạn chế nên họ hưởng ứng chưa cao. Công tác vận động tuyên truyền đến từng hộ gia đình dù đã tích cực nhưng một số hộ trách nhiệm vẫn hạn chế. Ðặc biệt, điều kiện kinh tế của huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp kết hợp nuôi tôm, đời sống người dân còn khó khăn, thiếu nguồn thu nhập, buộc họ phải đi làm ăn xa nên việc chăm lo cho con em vẫn còn bỏ ngỏ, đa số phó thác cho ông bà.

Chỉ đạt 865/1.000 điểm, đứng thứ 7 trong 11/12 xã đạt của huyện, ông Hứa Văn Tý, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, trần tình: “Mặc dù xã cố gắng phấn đấu và đạt các tiêu chí đề ra nhưng nhìn chung địa bàn xã thuộc vùng nông thôn nên điều kiện cơ sở vật chất, sinh hoạt cho trẻ em còn giới hạn, chưa đáp ứng nhu cầu bức thiết cho các cháu, chỉ có 1 trung tâm sinh hoạt ở xã, các ấp không có. Thêm điều kiện kinh phí hoạt động cho xã cũng như cộng tác viên còn hạn hẹp nên chưa tuyên truyền sâu rộng trong dân để đạt kết quả cao”.

Nhìn nhận những khó khăn đang tồn tại, bà Oanh cho biết: “Ða số cán bộ xã đều kiêm nhiệm nên việc tham gia cũng như tạo mối liên kết ở lĩnh vực chăm sóc trẻ em đôi lúc còn chưa kịp thời. Tiêu chí trẻ được khám sức khoẻ ít nhất 1 lần/năm hầu hết các xã đều đạt chưa cao. Ngoài ra, theo tiêu chí số 14, tỷ lệ trẻ em tham gia toạ đàm diễn đàn các xã, phường, thị trấn còn thấp, kinh phí còn hạn chế, năm 2015, toàn tỉnh có 574 trẻ tham dự, đạt 0,16%. Toàn tỉnh hiện chỉ có 42 xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi giải trí”.

Ðể mô hình thật sự mang lại hiệu quả, bền vững, thiết nghĩ bên cạnh việc thực hiện các tiêu chí, các cấp, ngành, địa phương cần quyết liệt hơn nữa, chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên, nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục, nhất là ở vùng sâu, vùng xa nhằm để trẻ em được chăm lo an toàn, hiệu quả./.

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.