ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 00:39:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xóm ung thư

Báo Cà Mau Chỉ trong vòng bán kính khoảng 2 km xung quanh Trụ sở xã Tạ An Khương Ðông, huyện Ðầm Dơi, hiện có 14 người mắc bệnh ung thư (đã chết 7, còn 7 người đang điều trị bệnh). Ðây quả là một hiện tượng bất thường.

Chỉ trong vòng bán kính khoảng 2 km xung quanh Trụ sở xã Tạ An Khương Ðông, huyện Ðầm Dơi, hiện có 14 người mắc bệnh ung thư (đã chết 7, còn 7 người đang điều trị bệnh). Ðây quả là một hiện tượng bất thường.

Ngã tư Thầy Ký, khu vực trung tâm hành chính xã Tạ An Khương Ðông thời chiến tranh có Ðồn 189 Thầy Ký. Ðây cũng là khu vực được nhiều người biết đến bởi từng tồn tại nghĩa trang khá lớn của xã Bảy Ðồng trước kia, sau này tách ra thành xã Tạ An Khương và giờ tiếp tục được tách thành Tạ An Khương Ðông. Khu hành chính xã hiện nay chính là khu đất nghĩa trang trước kia của xã Bảy Ðồng.

Chuyện lạ...

Gia đình mà vị hội viên Hội Cựu chiến binh ấp Tân Thới B Ðặng Việt Nghĩ nhắc đến đầu tiên trong câu chuyện đau bệnh, chết chóc ở ngã tư Thầy Ký nổi tiếng một thời này chính là ông Hai Cát. Cả hai vợ chồng ông đều đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan.

Bà Trần Thị Hường giờ đây gần như chỉ nằm chịu đựng sự tàn phá về thể xác vì căn bệnh ung thư gan.

Tính luôn vợ chồng ông Hai Cát, cả ấp Tân Thới B có 14 trường hợp bệnh ung thư. Có người đã qua đời, có người vẫn đang hằng ngày chịu đựng từng cơn đau nhức mà căn bệnh quái ác này mang đến. Ông Nghĩ là người nắm rõ đến chi tiết người nào mắc bệnh ung thư gì, vòm họng hay gan, đại tràng… và ghi chép cẩn thận trong cuốn sổ tay.

“Ðâu phải rảnh rỗi ăn xong lo chuyện bao đồng, đi xoi mói chuyện đau bệnh của gia đình người ta, mà có gì đó bất thường đang diễn ra ở khu vực này khiến bản thân tôi lo sợ. Trong 1 ấp chỉ 2 năm gần đây đã phát hiện 14 trường hợp bệnh ung thư khiến nhiều người giật mình, tá hoả", ông Nghĩ bộc bạch.

Tuyến Kinh 5 nối với ngã tư Thầy Ký, một bên là ấp Tân Hồng, xã Tạ An Khương Nam, một bên là ấp Tân Thới B, xã Tạ An Khương Ðông. Trong khu vực dài chưa đầy 3 km, không được bao nhiêu nóc nhà, nhưng theo liệt kê của ông Nghĩ hiện đã có 5 người bệnh ung thư, chưa tính vợ chồng ông Hai Cát đã mất. Xót xa hơn trên tuyến kinh này có hai anh em ruột là Nguyễn Quang Ây, Nguyễn Quang Lãnh cùng mắc bệnh ung thư vòm họng.

“Người bệnh và chết vì bệnh ung thư chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở khu vực lân cận trung tâm hành chính xã, tức khu vực ngã tư Thầy Ký”, ông Nghĩ thống kê.

Kinh tế suy kiệt

Trên chiếc vỏ máy rẽ ngã tư Thầy Ký hướng về Kinh 5, ngược dòng nước ròng đang chảy xiết, ông Nghĩ đưa chúng tôi đến một căn nhà bằng cây lá cũ kỹ. “Ðây là nhà bà Trần Thị Hường, một trong những trường hợp khó khăn nhất của ấp Tân Thới B hiện nay. Gia đình thuộc diện hộ nghèo, bà Hường lại mắc phải căn bệnh ung thư gan nên cuộc sống càng khó khăn hơn”, ông Nghĩ cho biết.

Nằm co ro trên chiếc võng ở gian bếp, cũng được làm bằng lá, thân hình bà Hường chỉ còn da bọc xương, ngoại trừ cái bụng to vì căn bệnh ung thư gan đã biến chứng. Không chỉ suy kiệt sức khoẻ mà bệnh tật đã làm cho kinh tế gia đình bà vốn đã khó khăn nay gần như kiệt quệ. “Cả gia đình chỉ phụ thuộc vào 2-3 công vuông, nhưng trong suốt thời gian qua gần như không có thu hoạch gì do không còn tiền thả thêm giống”, giọng bà Hường yếu ớt.

Không thu nhập, lại thêm căn bệnh hiểm nghèo, ở cái tuổi lục tuần, bà Hường giờ như phó mặc cho số phận. “Ðã hơn 3 tháng nay, tôi không đi bệnh viện do không có tiền. Giờ chỉ biết nằm chịu, lâu lâu đi mua thuốc theo toa cũ của bệnh viện uống cầm chừng, nhưng có lúc cũng không đủ tiền mua vì mỗi toa uống 15 ngày mất đến 300.000 đồng”, bà Hường cho biết.

Chị Nguyễn Thị Ðằng cũng là bệnh nhân ung thư. Năm 2002, chị phát hiện những mụt nhỏ ở trên ngực, đi khám thì được Bệnh viện Ða khoa tỉnh chẩn đoán là lành tính nên tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, đến năm 2012, những cơn đau nhức khiến chị không chịu nổi nên quyết định lên TP Hồ Chí Minh tái khám và được kết luận là ung thư vú, buộc phải nhập viện điều trị.

Sau hơn 1 năm tới lui điều trị, gia đình đã tiêu tốn hơn 270 triệu đồng, nhưng bệnh tình không thuyên giảm, những cơn đau nhức vẫn không ngừng hành hạ chị và gia đình lâm cảnh nợ nần. Hiện nay, chị vẫn phải định kỳ 6 tháng đi tái khám một lần với chi phí bình quân 3 triệu đồng. “Mỗi lần đi là mỗi lần phải chạy lo kiếm tiền”, chị Ðằng bộc bạch.

Sau bao năm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, cơ thể chị ngày càng gầy gò, tài sản của gia đình cũng ngày một teo tóp dần. Gia đình đã bán gần 4.000 m2 đất mà giờ còn thiếu nợ vài chục triệu đồng. Trò chuyện chưa đầy 5 phút mà chị liên tục đổi tư thế và tự dùng tay này xoa bóp tay kia. Chị bảo: “Vẫn còn đau nhức lắm, không làm được gì nhiều, thậm chí một tay không thể cầm ăn hết một chén cơm”.

Gia đình giờ chỉ còn lại gần 1.000 m2 đất, cả nhà ở và đất sản xuất, nên kinh tế gia đình chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu từ vài chục đến 100.000 đồng/ngày từ buôn bán lặt vặt cho học sinh trong xã. Cuộc sống quá khó khăn, con gái của chị cũng phải nghỉ học để phụ giúp mẹ lao động kiếm sống và lo cho người anh lớn đang theo học lớp 12 ở huyện.

Căn bệnh ung thư đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều hộ dân nơi đây bởi nó không chỉ cướp đi sức khoẻ, sinh mạng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của nhiều gia đình. Hiện tượng bất thường này cũng được người dân kiến nghị trong đợt tiếp xúc cử tri của Ðoàn Ðại biểu Quốc hội tỉnh ngày 29/9 vừa qua. Các ngành chức năng cũng đã cử đoàn cán bộ chuyên môn xuống nắm tình hình nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận.

Rời khu vực ngã tư Thầy Ký nhưng hình ảnh gầy còm, yếu ớt của bà Hường, chị Ðặng cũng như câu chuyện đau thương mà ông Nghĩ kể lại vẫn không ngừng ám ảnh trong tâm trí... Mong ngành chức năng sớm vào cuộc tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh tật bất thường này để có biện pháp giúp người dân phòng tránh./.

Ông Nghĩ cho biết, khu vực khoan cây nước tập trung để nối mạng cung cấp cho người dân trong khu vực xã sử dụng hiện nay nằm trên phần đất nghĩa trang trước kia (nghĩa trang đã được di dời cách đây khoảng 20 năm).

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.