ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 16:42:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xuất hiện ổ dịch heo tai xanh

Báo Cà Mau Vừa qua, trên địa bàn thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời đã xuất hiện ổ dịch heo tai xanh đầu tiên tại hộ ông Nguyễn Văn Khuỳnh, làm 8 con heo chết (trong tổng đàn 75 con). Ðây là một trong những bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh, vì vậy, người nuôi cần nâng cao ý thức phòng dịch, áp dụng triệt để khuyến cáo của ngành chuyên môn nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng.

Vừa qua, trên địa bàn thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời đã xuất hiện ổ dịch heo tai xanh đầu tiên tại hộ ông Nguyễn Văn Khuỳnh, làm 8 con heo chết (trong tổng đàn 75 con). Ðây là một trong những bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh, vì vậy, người nuôi cần nâng cao ý thức phòng dịch, áp dụng triệt để khuyến cáo của ngành chuyên môn nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng.

Ông Nguyễn Văn Khuỳnh cho biết, đàn heo đang phát triển tốt thì một số con bắt đầu có dấu hiệu sốt, thở khò khè và xuất huyết vùng tai, sau đó thì heo bắt đầu chết. Gia đình ông báo cho cơ quan chức năng đến xử lý, lấy mẫu xét nghiệm và tiêu huỷ. Tổng đàn heo của gia đình ông Nguyễn Văn Khuỳnh có 75 con, trong đó có 20 con heo nái, 55 con heo cai sữa và heo thịt.

Hiện Cà Mau đã xuất hiện ổ dịch heo tai xanh tại thị trấn Sông Ðốc, người nuôi cần thận trọng trong khâu phòng, chống dịch.

Ông Sử Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, cho biết, sau khi nắm thông tin trên, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp cùng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, UBND thị trấn Sông Ðốc tiến hành lấy mẫu gởi xét nghiệm, tiêu huỷ số heo bị bệnh, chết. Ðồng thời, phun xịt tiêu độc sát trùng khu vực chăn nuôi bằng hoá chất Iodine và theo dõi tình trạng sức khoẻ số heo còn lại, chờ kết quả xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm được Cơ quan Thú y Vùng VII thông báo, đàn heo của ông Nguyễn Văn Khuỳnh dương tính với vi-rút tai xanh.

Hiện tại ngành chức năng địa phương, tỉnh đang khẩn trương xử lý ổ dịch trên. Ông Nguyễn Thành Huy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết: “Ðể xử lý ổ dịch, tránh lây lan, chi cục đã chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Trần Văn Thời phối hợp Phòng NN&PTNT huyện thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc trong vùng dịch. Ðiều tra số hộ và số lượng đàn heo trên địa bàn thị trấn Sông Ðốc và tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn theo đúng quy định tại Ðiều 25 của Luật Thú y”.

Bên cạnh đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng cơ quan Thú y Vùng VII cũng làm việc với UBND huyện Trần Văn Thời và UBND thị trấn Sông Ðốc, kết hợp đi kiểm tra ổ dịch và trao đổi, thống nhất về biện pháp xử lý ổ dịch. Từ ngày 12/11, tiến hành tiêm phòng vắc-xin tai xanh để bao vây ổ dịch trong bán kính 3 km xung quanh ổ dịch.

Bệnh tai xanh còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), là một bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh ở heo. Bệnh do một loại vi-rút gây ra. Ðặc trưng của bệnh là hiện tượng sẩy thai ở heo nái chửa hoặc triệu chứng bệnh đường hô hấp, đặc biệt là ở heo con cai sữa. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, trong vòng 3-5 ngày cả đàn có thể bị nhiễm bệnh. Vi-rút có thể phát tán thông qua các hình thức: vận chuyển heo mang trùng, theo gió (có thể đi xa tới 3 km), bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim hoang...

Theo nhận định của Cục Thú y, vi-rút gây ra biểu hiện lâm sàng ở hai trạng thái sinh sản và hô hấp. Ở heo nái có biểu hiện: biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm, da biến màu (màu hồng), lờ đờ hoặc hôn mê, thai khô hoặc heo con chết ngay sau khi sinh. Ở heo con theo mẹ: thể trạng gầy yếu, mắt có ghèn màu nâu, da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy. Heo con yếu, tai chuyển màu tím xanh. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 100%. Riêng heo cai sữa và heo vỗ béo, những biểu hiện ban đầu thường là da đỏ ửng hoặc mắt sưng đỏ. Khi bệnh tiến triển, có thêm những bệnh tích đặc biệt trên da hoặc trên tai (tỷ lệ chết từ 20-70%). Các biểu hiện của bệnh thường không đặc trưng và dễ nhầm lẫn khi kế phát với các bệnh khác.

Ðể phát hiện heo bệnh tai xanh, người nuôi nên thường xuyên kiểm tra sức khoẻ đàn heo nuôi. Heo ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh. Theo khuyến cáo của Cục Thú y, người nuôi có thể chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như: làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát; tăng cường chế độ dinh dưỡng cho heo; mua heo giống từ những cơ sở đảm bảo… Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: có thể định kỳ sát trùng chuồng 1 tuần 2 lần bằng các loại thuốc sát trùng thích hợp, không ảnh hưởng đến hô hấp khi heo hít phải. Chú ý tiêm phòng vắc-xin đầy đủ các bệnh nguy hiểm thường kế phát bệnh tai xanh như: dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn, suyễn cho đàn heo./.

Bài và ảnh: Ðặng Duẩn

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.