ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 19:56:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xuôi dòng kênh xáng Lương Thế Trân

Báo Cà Mau (CMO) Sau giải phóng, nhằm cải tạo đất phèn, nhất là thực hiện chủ trương chuyển đổi canh tác từ 1 vụ lúa mùa dài ngày sang 2 vụ lúa ngắn ngày, chủ động điều tiết nước ở huyện Cái Nước và một phần của thị xã Cà Mau (nay là TP Cà Mau), kênh xáng mang tên người Anh hùng Lương Thế Trân ra đời.

Chỉ dài hơn 10 km, nhưng do có vị trí chiến lược đặc biệt, như là đòn gánh 2 dòng Ðông - Tây, đó là sông Gành Hào bên bờ Ðông và sông Ông Ðốc bên bờ Tây, nên dòng kênh xáng Lương Thế Trân có vai trò quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Mục tiêu chính của dòng kênh này là tiêu thoát nước, chống ngập, rửa phèn đồng ruộng để canh tác lúa trên vùng rộng lớn trước đây, như các xã: Phú Hưng, Thạnh Phú, Lương Thế Trân của huyện Cái Nước, rồi sang xã Lợi An của huyện Trần Văn Thời và xã Lý Văn Lâm, Phường 8 của TP Cà Mau. Ðoạn giữa của “đòn gánh” này càng đặc biệt hơn khi có tuyến kênh Rạch Rập vắt ngang, làm cho mục tiêu của dòng kênh càng thêm lan toả giá trị.

Xã hội ngày càng phát triển, dòng kênh xáng Lương Thế Trân nay cũng chuyển mục tiêu từ tháo úng, chống ngập để trồng lúa sang luân phiên đóng và mở hệ thống cống khép kín ven tuyến bờ để phục vụ luân canh tôm - lúa và chuyên tôm. Sứ mệnh của dòng kênh hiện nay là lưu thông, nhất là vận chuyển vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho các nhà máy công nghiệp.

Khu dân cư, nhà máy đôi bờ kênh xáng Lương Thế Trân rộn ràng, cầu vượt sông không chỉ nối liền Quốc lộ 1 mà sắp kết nối tuyến cao tốc và Quốc lộ 1 về Cái Nước, Năm Căn, Ngọc Hiển… Dòng kênh xáng Lương Thế Trân đang bừng lên sức sống mới với nhiều niềm vui và khát vọng!

 Như là trục “đòn gánh” Ðông - Tây, kênh xáng Lương Thế Trân trở thành tuyến đường thuỷ quan trọng vận chuyển hàng hoá, nhất là vật liệu xây dựng.

 

 Ven bờ kênh xáng là các địa phương đạt chuẩn NTM, hình thành những nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, khu dân cư, đô thị sầm uất. (Trong ảnh: Bờ kè Khu Ðô thị mới Hoàng Tâm, xã Lý Văn Lâm, nằm ven dòng kênh xáng Lương Thế Trân).

 

 Không còn chuyên lúa, hiện nay, ven tuyến bờ kênh xáng Lương Thế Trân thuộc các xã: Lợi An, Thạnh Phú, Lý Văn Lâm hình thành những hệ thống thuỷ lợi khép kín tiểu vùng phục vụ mô hình tôm - lúa và chuyên tôm… (Ảnh chụp hệ thống thuỷ lợi địa bàn xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời).

 

 Công trường xây dựng cầu vượt kênh xáng Lương Thế Trân thuộc tuyến đường kết nối cao tốc Hậu Giang - Cà Mau vào Quốc lộ 1 đang triển khai, tạo thêm điểm nhấn công trình.

 

Trần Nguyên thực hiện

 

Diện mạo mới ở Công viên Hùng Vương

Sau khoảng thời gian được nâng cấp, cải tạo một số hạng mục, Công viên Hùng Vương (phường Tân Thành), nơi được xem như “lá phổi xanh” giữa lòng đô thị Cà Mau, nay khoác diện mạo mới, vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa tạo điểm nhấn mỹ quan.

Sắc mới ở những miền quê Khmer

Sở hữu nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp cùng các lễ hội truyền thống độc đáo, đồng bào Khmer góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của vùng đất Cà Mau. Những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và nỗ lực vươn lên của chính người dân, vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống đang từng ngày chuyển mình, khoác lên “chiếc áo mới” đầy rạng rỡ.

Giăng lưới cá sặt mùa mưa

Mưa bắt đầu từ giữa khuya, rả rích đến sáng. Những hạt mưa đầu mùa như tưới mát cả một khoảng trời khô hạn, làm mềm đất, làm đầy ruộng, và làm dậy mùi phù sa ngai ngái. Trong màn mưa nhoè nhoẹt, người đàn ông quê xách chiếc lưới trên tay, bước xuống ruộng, mương bắt đầu một mùa giăng cá sặt.

Sẵn sàng tâm thế, đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thời gian qua hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu đã vào cuộc với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm cao. Theo đó, mọi công việc chuẩn bị cho ngày hợp nhất tỉnh đều đã sẵn sàng, với tâm thế phấn khởi, quyết tâm đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với tiềm năng và vị thế của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Ðảo ngọc nơi cực Nam

Cụm đảo Hòn Khoai - hòn ngọc trên biển Ðông nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), có diện tích trên 4 km2, bao gồm 5 đảo. Ðây là nơi ghi dấu mốc son lịch sử cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do Anh hùng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo giành thắng lợi trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược. Ngày 13/12/1940, ngày khởi nghĩa Hòn Khoai, được chọn làm ngày Truyền thống cách mạng của Ðảng bộ và quân, dân Cà Mau. Hòn Khoai được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia năm 1990.

Ấm áp mùa thi

Trong hai ngày 25-26/6, tại 17 điểm thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh, hơn 1.600 lượt tình nguyện viên từ 34 đội hình “Tiếp sức mùa thi” đã đồng hành, sẻ chia, lan toả yêu thương bằng những hành động thiết thực và đầy cảm xúc.

Đồng hành cùng sĩ tử

Ngày 26/6, cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh cả nước, tỉnh Cà Mau có hơn 11.100 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

  “Trải nghiệm để trưởng thành”

Từ ngày 24 - 27/6, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức hành trình “Trải nghiệm để trưởng thành” với sự tham gia của 50 em thiếu nhi, diễn ra tại Nhà Thiếu nhi tỉnh và Khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu).

Cà Mau qua góc nhìn nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh

Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tỉnh Cà Mau hiện có 21 hội viên, trong đó có nhiều hội viên đồng thời cũng là nhà báo. Dù hiện đã nghỉ hưu hay vẫn đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong cả quá trình dài làm nghề, các nhà báo - NSNA đã đóng góp công sức to lớn cho sự trưởng thành của phong trào nhiếp ảnh trong tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí địa phương.

Thầm lặng hậu kỳ