ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 12:38:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xuồng tam bản - Gợi nhớ một thời

Báo Cà Mau Cà Mau là địa phương có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Bà con vùng sông nước thường dùng ghe, xuồng, vỏ lãi... làm phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hoá, trong đó có một loại làm bằng cây gỗ rất độc đáo: xuồng tam bản (xuồng ba lá).

Xuồng tam bản được cấu trúc từ 3 đến 5, 7 hoặc 9 tấm ván be ráp vào dây cong xuồng. Tuỳ theo kích thước, tải trọng lớn - nhỏ mà người thợ đóng cho thích hợp từng vùng, từng kênh rạch. Gỗ đóng xuồng tam bản thường là gỗ sao hoặc cây gỗ miệt vườn địa phương nên rất chắc.

Ở xứ sông nước Cà Mau, người dân sử dụng phổ biến nhất xuồng tam bản có dáng thon dài, kích thước 3,5 m, 4,5 m, 5,5 m..., nếu dùng để chuyên chở nhẹ thì lợp thêm mui ống bằng lá chằm. Xuồng thường dùng máy đuôi tôm hoặc chèo (từ 2-4 bổ chèo) để điều khiển phương tiện.

Hình ảnh rất gần gũi và quen thuộc của những chị, những bà đi chợ sáng trên chuyến đò ngang bằng xuồng tam bản, tại ngã ba Chùa Bà, TP Cà Mau.

Ngày trước, phương tiện giao thông bộ còn hạn chế, nên mọi hoạt động đi lại của người dân vùng sông nước phụ thuộc hoàn toàn vào đường thuỷ, vì thế mà hầu hết người dân, nhà nào cũng có một chiếc xuồng ba lá để đi lại, có nhà đóng cả xuồng tam bản dùng để vận chuyển, buôn bán hàng hoá. Tuy nhiên, ngày nay, phương tiện đường bộ đã phủ khắp vùng nông thôn, nên ghe xuồng, đặc biệt là xuồng tam bản bằng gỗ mai một dần, có nhiều địa phương giờ chỉ còn trong ký ức.

Anh Nguyễn Hữu Phước, ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, gắn bó với nhiều đời xuồng tam bản để mưu sinh bằng nghề đặt rập cua đá trên sông.

 

Bến xuồng tam bản dùng cho nghề lưới ruốc nơi cửa biển Gành Hào, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi.

Ðể giữ lại chút hồn quê, ở Cà Mau có một số nơi còn lưu giữ xuồng tam bản làm phương tiện qua sông, dùng để chuyên chở, làm nghề chài lưới... Ðặc biệt, tại một số điểm tham quan du lịch đã sử dụng xuồng tam bản để chèo đò đưa khách du lịch, làm phương tiện họp “Chợ nổi trên sông”... tái hiện văn hoá đời sống của cư dân vùng sông nước Cà Mau ngày trước.

Nhiều điểm du lịch trong tỉnh đã tái hiện chợ trên sông với những chiếc xuồng tam bản, tạo điểm nhấn hấp dẫn du khách.

 

“Ghe chiếu Cà Mau” tại Ðiểm Du lịch Cà Mau - ECO (huyện Trần Văn Thời).

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Rực rỡ đường hoa mười giờ

Cứ gần đến 10 giờ sáng, ai đi ngang con đường hoa mười giờ đang nở rộ trên tuyến kênh Bảy Ghe cũng không khỏi ngẩn ngơ trước vẻ đẹp rực rỡ của hoa mười giờ.

Nuôi hàu trên sông

Với quyết tâm đưa nghề nuôi hàu về quê hương, làm giàu cho bản thân và gia đình, nhiều năm nay, anh Lê Hoàng Dứa, ấp Tân Hùng, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, đã đi tham quan, tìm hiểu quy trình nuôi hàu ở Tam Giang, Hiệp Tùng (Năm Căn)... Thấy được tâm huyết của anh Dứa, các cơ sở nuôi hàu đã hướng dẫn, chia sẻ tận tình kinh nghiệm, bí quyết nuôi.

Nghề đan, vá lưới

Cà Mau có rất nhiều ngư dân hành nghề khai thác thuỷ sản bằng công cụ lưới rê, lưới vây, lưới kéo, lưới câu mực, lưới đáy sông, hàng cạn, hàng khơi, lưới lú đặt tôm trên sông rạch, vuông tôm... Vì vậy, công việc hậu cần nghề cá ở vùng ven biển phát triển, nhất là nghề đan lưới, vá lưới.

Nét đẹp nhà xưa

Gìn giữ và bảo tồn những ngôi nhà cổ, nhà xưa có tuổi đời từ 50 năm đến hơn 1 thế kỷ là việc làm có ý nghĩa về mặt lịch sử. Ở Cà Mau, vùng đất non trẻ của xứ Nam Kỳ lục tỉnh, hiện nay còn nhiều ngôi nhà có tuổi đời như thế, tồn tại qua những thăng trầm thời cuộc, mặc cho mưa bom bão đạn tàn phá làng xóm, quê hương trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Phút giây bên tổ ấm

Cuộc sống đôi khi đưa chúng ta quay cuồng vào những chuỗi ngày bận rộn với công việc, với học tập, giao lưu bạn bè... song, nhiều người vẫn có thể điều tiết được thời gian dành cho gia đình để cùng duy trì bữa ăn gia đình, vui chơi, học tập cùng các con, lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Ðây cũng chính là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình, kỷ niệm quý giá khó tìm lại theo thời gian...

Nuôi cá bống mú lồng bè

Cá bống mú là loài cá biển có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Hiện nay, chúng được nuôi khá phổ biến tại các vùng ngập mặn, vùng ven biển trong tỉnh. Hình thức nuôi phổ biến: nuôi trong vuông tôm kết hợp các loại thuỷ sản khác; nuôi hầm đất hoặc nuôi lồng bè gần các cửa sông, cửa biển.

Rạng ngời đôi mắt khoẻ, đẹp

Từ ngày 20-24/6, Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau phối hợp với Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau cùng đoàn y, bác sĩ là các chuyên gia đến từ Ðại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhi Ðồng 1, Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh trực tiếp tiến hành phẫu thuật cho 42 trẻ bị bệnh về mắt (lé 23 trẻ, sụp mí 19 trẻ), tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, hoàn toàn miễn phí. Đây là hoạt động nằm trong Dự án Tiếp cận toàn diện để cải thiện thị lực tại tỉnh Cà Mau do Quỹ Chăm sóc mắt Hà Lan - Eye Care Foundation (ECF) tài trợ.

Dự án Khu Ðô thị Ðông Bắc: Nhiều công trình hư hại

Khu C1, C2 thuộc Dự án Khu Ðô thị cửa ngõ Ðông Bắc (Phường 5, TP Cà Mau) do Ban Quản lý dự án công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư thực hiện hạ tầng. Ðến nay, hạ tầng về giao thông, hệ thống thoát nước, cây xanh, vỉa hè, điện đã hoàn thiện. Tuy nhiên, một số công trình bị hư hại, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng, cũng như nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp.

Báo chí với sự kiện

Cà Mau có 3 cơ quan báo chí: Báo Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Tạp chí Văn nghệ Cà Mau và Cổng thông tin điện tử tỉnh, với hơn 260 hội viên Hội Nhà báo; cùng với hơn 70 phóng viên thường trú và cộng tác viên của 59 cơ quan báo chí, tạp chí ngoài tỉnh hoạt động trên địa bàn.

Gợi nhớ thời áo trắng

Phượng vĩ đồng hành cùng các thế hệ học trò đi qua những năm tháng tươi đẹp. Nhắc đến hoa phượng vĩ, có lẽ sẽ gợi nhớ cho nhiều người về những kỷ niệm đẹp thời áo trắng - thời của tình yêu học trò thơ ngây, mơ mộng, từng đùa giỡn, trò chuyện dưới gốc phượng sân trường; thời của giây phút lưu luyến, bịn rịn khi phải chia tay thầy cô, bạn bè với những quyển lưu bút trao tay, gửi bao dòng tâm sự bên những cánh phượng ép thành đôi bướm xinh xắn... Chỉ đơn giản vậy nhưng để lại những kỷ niệm thật đẹp, thật đáng nhớ của một thời cắp sách đến trường!