ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 09:15:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ý nghĩa Dự án “Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc Khmer”

Báo Cà Mau

Hội nhập và hiện đại hóa khiến giới trẻ (học sinh) Khmer ngày càng rời xa văn hóa truyền thống, đặc biệt là việc sử dụng tiếng Khmer trong giao tiếp hằng ngày. Lo lắng nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc sẽ mai một dần, nên nhóm tác giả Thạch Phát và Danh Ngọc Ái (lớp 12T, Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, huyện Hòa Bình) đã thực hiện Dự án “Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc Khmer của học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bạc Liêu”. Dự án đã “hiến kế” nhiều giải pháp hay và xuất sắc đoạt giải Tư Cuộc thi Khoa học - kỹ thuật năm học 2024 - 2025 cấp tỉnh.

Danh Ngọc Ái và Thạch Phát thuyết trình dự án tại cuộc thi. Ảnh: ĐVCC

Các tác giả đã sử dụng bảng hỏi Google form (công cụ tạo biểu mẫu trực tuyến) để thu thập dữ liệu, đồng thời thực hiện khảo sát định tính thông qua phỏng vấn trực tiếp học sinh trường. Qua quá trình khảo sát thực tế về khả năng nói, đọc, hiểu, viết ngôn ngữ Khmer thì có 88,2% học sinh biết sơ lược, 7,8% biết thông thạo và 10% hoàn toàn không biết. Từ việc khảo sát thực tế, nhóm tác giả bắt đầu đánh giá thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng, từ đó cân nhắc giải pháp đề xuất sao cho xác hợp với tình hình thực tế tại trường.

Thạch Phát chia sẻ: “Hiện nay, một bộ phận giới trẻ (học sinh) có biểu hiện lơ là với những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Điều đáng báo động nhất là thực trạng không ít người Khmer không biết nói, đọc, viết ngôn ngữ của dân tộc mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như tác động của những loại hình văn hóa ngoại nhập, việc lưu truyền giữa các thế hệ không được chú trọng nên nhiều thanh niên, học sinh không hiểu được giá trị di sản văn hóa vô giá của dân tộc mình”.

Từ mối bận tâm lớn này, dự án ý nghĩa của Phát và Ái đã đề ra nhiều giải pháp hay để duy trì và phát huy các giá trị văn hóa Khmer truyền thống như: Thiết kế bảng chữ cái Khmer đặt ở nơi dễ thấy để học sinh học mỗi ngày; giúp học sinh học nhạc cụ ngũ âm; khuyến khích học sinh mặc trang phục dân tộc, tham gia các lễ hội, trò chơi dân gian truyền thống…

Giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc Khmer cho học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì. Tuy trường đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong công tác này nhưng vẫn còn gặp không ít khó khăn. Bởi vậy, thời gian tới, cần lắm sự phối hợp chặt chẽ của gia đình - nhà trường - xã hội để tạo ra môi trường thuận lợi giúp nét đẹp văn hóa dân tộc Khmer được bảo tồn và phát huy.

Thư Các

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đảm bảo được tính nghiêm túc

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Bạc Liêu đã khép lại với sự an toàn, nghiêm túc. Dù thời tiết mưa nắng thất thường gây ít nhiều trở ngại, nhưng các thí sinh (TS) vẫn đến điểm thi đúng giờ, nỗ lực hoàn thành tốt từng môn thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Quyết tâm đảm bảo an toàn, nghiêm túc tối đa

​Với tính chất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tương lai của hàng ngàn thí sinh, nên các cấp lãnh đạo, các ban, ngành của Bạc Liêu, nhất là ngành Giáo dục đang nỗ lực với quyết tâm rất cao để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 một cách an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Ông Nguyễn Văn Nguyên - Quyền Giám đốc Sở GD-ĐT: Bạc Liêu đã sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp

​Chỉ còn 2 ngày nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra. Để tổ chức kỳ thi thành công, vai trò của ngành Giáo dục là rất lớn.

Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu: Tự hào và tỏa sáng

​Năm 2024 vừa qua được xem là mốc son lịch sử trong hành trình 40 năm xây dựng và phát triển của Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (KT-KT) Bạc Liêu. Cũng ngần ấy năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã không ngừng khẳng định thương hiệu và tỏa sáng toàn diện.

Thí sinh Bạc Liêu đã sẵn sàng cho “trận đánh lớn”

Sức nóng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang lan tỏa khi chỉ còn vài ngày nữa là thời khắc “điểm hỏa” chính thức bắt đầu.