ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 12:54:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử” 

Báo Cà Mau Nhằm đánh giá toàn diện về vai trò, ý nghĩa lịch sử và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ trong sự kiện tập kết năm 1954, chiều 15/11, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử". Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc.

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì hội thảo.

Tham dự hội thảo có đồng chí Trương Hoà Bình, nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, nguyên Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ; đồng chí Huỳnh Đảm, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Dương Thanh Bình, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội; đồng chí Đinh Thị Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Đại biểu tham dự hội thảo.

Hiệp định Giơnevơ năm 1954, cùng với thắng lợi vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khép lại cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của Nhân dân Việt Nam. Quyết định tập kết ra Bắc, một chiến lược đầy cam go và quyết tâm của Đảng, không chỉ nhằm xây dựng lực lượng ở miền Bắc mà còn đáp ứng nguyện vọng đấu tranh lâu dài cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, phát biểu khai mạc hội thảo.

Theo Hiệp định, địa điểm tập kết ở Nam Bộ được chọn tại 3 khu vực: Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân - Xuyên Mộc; Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh, Đồng Tháp và Khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau. Trong đó, điểm tập kết tại Cà Mau là tâm điểm, có thời gian dài nhất. Khu vực tập kết ở Cà Mau được xác định dọc theo kênh xáng Chắc Băng (nối ngã ba sông Trẹm, thị trấn Thới Bình đến ngã ba sông Cái lớn, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang).

Đồng chí Đinh Thị Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh: "Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cà Mau là một sự kiện tiêu biểu trong tiến trình lịch sử cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân".

Trong thời gian 200 ngày tập kết đó, đồng bào Cà Mau đã thật sự được sống những ngày tự do, hạnh phúc. Ngày 8/2/1955, chuyến tàu cuối chuyển quân ở Nam Bộ từ khu tập kết rời bến Sông Đốc, kết thúc 200 ngày tập kết tại Cà Mau.

Các đồng chí cán bộ, chiến sĩ, học sinh tập kết ra Bắc.

Học tập và làm theo lời Bác dạy, những cán bộ, chiến sĩ, học sinh, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc đã được Bác Hồ, Trung ương Đảng và đồng bào các tỉnh phía Bắc đón nhận, cưu mang, đùm bọc và tạo mọi điều kiện hỗ trợ sớm ổn định cuộc sống, tạo công ăn, việc làm, học tập, lao động và tham gia chiến đấu, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miềm Bắc và công cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong đó, nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp, các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, các nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo nổi tiếng, nhiều doanh nhân tài ba, nhiều người đã trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, khẳng định: “Việc tổ chức hội thảo lần này có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là dịp để ôn lại những ký ức đẹp về những chuyến tàu tập kết ra Bắc, những ngày sinh sống, chiến đấu, lao động, học tập và những ân tình sâu nặng của quân, dân miền Bắc đối với những người chiến sĩ, đồng bào, học sinh, thanh niên đã từng tham gia tập kết ra Bắc; mà còn là dịp để chúng ta nghiên cứu, phân tích, làm sâu sắc thêm ý nghĩa, tầm quan trọng và rút ra nhiều bài học quý báu của sự kiện tập kết ra Bắc, nhất là những chủ trương, quyết sách sáng suốt, tài tình, mang tầm chiến lược của Bác Hồ và Trung ương Đảng. Qua đó, góp phần tô thắm thêm truyền thống cách mạng hào hùng của Đảng ta và truyền thống lịch sử của Đảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước”.

Đại biểu tham quan khu trưng bày sách về sự kiện tập kết ra Bắc.

Hội thảo được nghe các tham luận với chủ đề: Tầm nhìn chiến lược của Đảng ta về sự kiện tập kết ra Bắc nhằm chuẩn bị lực lượng cho công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước; Vai trò của đồng chí Lê Duẩn đối với sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954”; Thanh Hoá tiếp nhận, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 - Sáng mãi nghĩa tình; Công tác bảo đảm an ninh trật tự, bí mật quân sự trong 200 ngày tập kết ra bắc ở Cà Mau - giá trị và ý nghĩa lịch sử; đồng thời nhận được 47 bài nghiên cứu, tham luận chuyên sâu gửi đến hội thảo.

Đồng chí Đinh Thị Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh: “Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cà Mau là sự kiện tiêu biểu trong tiến trình lịch sử cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau nói riêng, Đảng bộ và Nhân dân Nam Bộ nói chung. Sự kiện tập kết là một bước lùi chiến thuật để chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Hội thảo đã phân tích sự khéo léo, sáng suốt của Đảng ta khi quyết định tập kết một phần lực lượng ra Bắc để xây dựng và củng cố hậu phương lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn kháng chiến tiếp theo”. Phó ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai yêu cầu cần truyền thông sâu rộng những nội dung từ hội thảo, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước trong tình hình mới.

70 năm đã trôi qua, nhưng sự kiện tập kết, chuyển các lực lượng của ta ra Bắc năm 1954 vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, là bài học về tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm của quân - dân ta vì sự nghiệp cách mạng cao cả.


Ban tổ chức hội thảo trân trọng cảm ơn các đơn vị đồng hành, hỗ trợ: Công đoàn Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Liên doanh dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Mộng Thường

                                                             

 

Miền nhớ thiêng liêng

Chuỗi hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc diễn ra trang trọng, ý nghĩa trên đất Cà Mau. Ngược miền ký ức, những cán bộ, chiến sĩ, học sinh, đồng bào miền Nam như được sống lại giai đoạn thiêng liêng của cuộc chuyển quân lịch sử. Họ gặp lại nhau, cảm xúc dâng trào, bao câu chuyện về những ngày chiến đấu, lao động, học tập nối mạch ùa về...

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Nửa đời tìm nhau

Ở các địa phương miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tìm gặp một số cán bộ lão thành, học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc năm 1954. Trong câu chuyện kể của họ, ngoài ký ức đẹp về tấm lòng Nhân dân miền Bắc dành cho HSMN tham gia học tập, từ nơi ở, chén cơm, manh áo... còn là những mối tình “cơ duyên trời định”. Người còn sống giờ tuổi đã ngoài 80, nhưng khi nhắc nhớ về kỷ niệm ở miền Bắc, họ lại ngời lên những ký ức năm xưa.

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

Trong kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Trê (thuộc ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) được chọn làm nơi đóng quân của Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Suốt 9 năm (1964-1973), căn cứ Xẻo Trê vẫn giữ được bí mật, an toàn tuyệt đối, tạo sức mạnh để tấn công kẻ địch. Ðó là nhờ vào lòng dân luôn đùm bọc che chở, hết lòng vì cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ khu căn cứ.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Biểu tượng bất tử

Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai uy nghiêm giữa lòng TP Cà Mau. Công trình là biểu tượng bất tử của truyền thống anh hùng cách mạng, trang sử vàng của vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Thư từ Vàm Lũng

Thư từ Vàm Lũng

Truyền thống anh hùng vinh quang tiếp nối

Trong tiết trời se lạnh mỗi độ xuân về, trong mỗi người con đất Việt luôn nguyên vẹn niềm vui, tự hào khi có Ðảng. Ðặc biệt hơn, bước sang năm 2025, đất nước ta đón sự kiện quan trọng là đại hội Ðảng các cấp, đây là dịp để Ðảng ta tiếp tục chọn ra những cán bộ, đảng viên ưu tú tham gia thực hiện trách nhiệm thiêng liêng vì mục tiêu: làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngôi trường Nhà Máy

Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.