(CMO) Cứ vào khoảng tháng 5, tháng 6, nông dân Ấp 9, xã Trí Lực, huyện Thới Bình bước vào vụ tôm càng xanh xen lúa, nhà nào cũng bắt đầu cải tạo ao đầm, xử lý nước. Sau khi thả giống đến tháng 7 thì sạ lúa, thời gian đó con tôm càng bắt đầu phát triển.
Ở xã Trí Lực này, người dân cho tôm càng xanh ăn cũng lạ, có người cho ăn khoai mì, bột gạo lứt, cá phi…
Những năm qua, dường như nhận ra rủi ro của con tôm sú, diện tích tôm càng xen lúa tăng lên. Không chỉ Trí Lực mà ở các xã Tân Bằng, Biển Bạch Đông… ngày càng có nhiều bà con ăn nên làm ra nhờ mô hình này. Năm nay, diện tích tôm càng xanh xen lúa của Trí Lực là 1.827 ha, năng suất ước đạt từ 250-270 kg/ha. Sự kết hợp hài hoà giữa con tôm và cây lúa làm tăng thu nhập người dân. Đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 40 triệu đồng/năm.
Ông Lê Văn Sự, Ấp 9, xã Trí Lực, phấn khởi: “Tôi làm mô hình này 3 năm mà đã “lên tường” rồi. Dân ở đây hy vọng vào cây lúa, con tôm dữ lắm. Năm nay tôi “bắt” sớm hơn năm rồi để còn kịp vụ tôm mới nữa. Giá tôm năm nay không biến động, tôm từ 20-25 con/kg giá 115-120 ngàn đồng/kg"./.
Giống lúa ST 24 được nông dân chọn vì đặc tính là lúa lùn, không chiếm diện tích môi trường của tôm, từ đó cung cấp nhiều ôxy cho tôm phát triển. |
Sau 6 tháng, tôm càng có thể thu hoạch. Nhờ cây lúa mà con tôm phát triển bền vững. |
Vận chuyển tôm đến nơi tập kết bán cho thương lái. |
Nông dân ngắm nhìn thành quả lúc thu hoạch. |
Thương lái đến tận nơi thu mua tôm càng xanh của bà con. |
Một “mẻ” tôm chất lượng của ông Lê Văn Sự chuẩn bị xuất bán. |
Nhật Minh