ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 04:09:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

​Bàn chân mẹ

Báo Cà Mau (CMO) Tôi nhớ vào những mùa mưa tháng Tám, tháng Chín, vùng trũng quê tôi hầu như quanh tháng ngập ngụa nước và bàn chân của mẹ chỉ cần chạm vào nước khoảng một ngày thôi là bị nước “ăn” rồi.

Tôi không thể ngờ rằng, với đôi chân xù xì, gai góc, chai sần tưởng chừng “bất khả xâm phạm”, những giọt nước vô tri vô giác “không có mồm” lại ăn vẹm đôi bàn chân của mẹ một cách ngon lành. Thật sự đôi bàn chân của mẹ rất xấu, và khi nước ăn rồi lại còn xấu hơn rất nhiều, nhưng với những đứa con yêu thương bố mẹ thì điều đó chẳng là gì khi yêu thương đã hoá tất thảy thành những điều đẹp đẽ. Mẹ vẫn là người mà chúng tôi yêu thương nhất, đẹp nhất trên thế gian, không ai sánh bằng.

Mẹ là nông dân. Mọi việc cấy giặm, gặt hái một tay mẹ quán xuyến, những lúc bố bận, mẹ còn thay bố quản những việc mà ở quê chỉ có đàn ông, con trai mới làm như cày bừa, cuốc xới nặng nhọc. Tôi không thể nào hình dung được ngày ấy với vóc dáng một cô gái nhỏ bé cao chưa đầy 1,5 m và cân nặng chỉ nhỉnh hơn con số 40 kg một chút mà mẹ có thể làm được nhiều việc như vậy. Ngày ra riêng, bố mẹ chẳng có gì ngoài mấy công ruộng và hai bàn tay trắng. 28 tuổi mẹ thành bà mẹ của 4 đứa con nheo nhóc. Hết vụ chính ở đồng mẹ lại sang vụ xép, trồng bắp, khoai, hoa màu đủ cả.

Làm của nhà xong, mẹ còn đi làm hộ, làm thuê để đổi công lấy tiền. Một trong những bức hình quý hiếm còn sót lại của mẹ thuở thiếu thời, chắc bạn cũng như tôi sẽ rất xót xa khi thấy mẹ mình chưa đầy 30 tuổi mà khuôn mặt, vóc dáng trông như gần 50. Những khó khăn, khổ cực năm tháng ấy chằng chịt lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn, những sợi tóc bạc như cước. Mẹ vẫn kể lại những tháng ngày ấy như những dấu mốc mà mẹ phải trải qua trong đời, không chùn bước. Nụ cười ngày nào vẫn tươi roi rói, thường trực trên môi, là động lực để anh em tôi cố gắng hàng ngày. Dường như với bóng dáng nhỏ con của mẹ đã khá thân thuộc khắp huyện bé nhỏ, người ta bảo đâu đâu cũng thấy dấu chân mẹ hằn in.

Tôi có cảm giác vừa sợ hãi lẫn thương xót đến nghẹt thở khi nhớ những lần mưa bão, chân mẹ bám chặt bùn trơn, cõng mình đến trường. Tôi nằm sát trên tấm lưng xương xẩu của mẹ, hai tay bám lấy cổ, khẽ nghe từng nhịp thở dốc hoà trong gió, cùng vị mồ hôi mằn mặn. Mẹ bước rất chậm, dò từng bước một thật vững chãi… Và tôi cũng chẳng đếm được bao nhiêu lần như thế mẹ đã cõng mình. Mẹ lạc quan, vui tính lắm! Mọi người sẽ nghĩ rằng mẹ không sợ, nhưng thật ra là có sợ đấy, nhưng mẹ biến nỗi sợ thành động lực, thành những yêu thương lên các con. Mẹ hát, mẹ kể chuyện cho thời gian trôi nhanh, mong qua đoạn đường gập ghềnh, trơn trượt.

Minh hoạ: MT

***

Có một dạo tôi đã hiểu lầm về mẹ, cho rằng mẹ là người keo kiệt nhất trên thế gian này. Trong khi người khác đi làm đồng mang ủng, mang giầy còn mẹ vẫn trung thành với đôi chân trần. Tôi nói cho mẹ không biết bao nhiêu hôm để mẹ hiểu, tầm quan trọng khi mang ủng nhưng mẹ vẫn bỏ ngoài tai. Tôi giận mẹ, mẹ cũng chẳng nói chẳng rằng. Mãi sau này tôi hối hận vô cùng khi biết được vì muốn tiết kiệm mà mẹ mới làm như vậy.

Sau những bữa cơm tối, khi mẹ bắt đầu được nghỉ ngơi, mẹ thường lấy lọ cao rẻ tiền thoa lên đôi bàn chân của mình. Ngày hè đôi bàn chân mẹ in bám đầy bụi, chai sần từng mảnh. Ngày đông gót chân mẹ nẻ toác như ruộng tháng Mười, rướm máu. Còn mùa mưa, trông những ngón chân của mẹ thật tội nghiệp khi lở loét từng mảng. Mẹ luôn đưa ra lời từ chối ngay khi những đứa con của mình có ý tặng một đôi giầy hay đôi ủng. Mẹ biện hộ cho lời từ chối không mấy thuyết phục đấy là do… thói quen, chân đi ủng hay giầy vướng víu lắm.

Bao nhiêu năm qua đi, con đường làng ngày xưa giờ đã được đổ bê tông sạch sẽ, dấu bàn chân mẹ đã bị che lấp bởi lớp bê tông vững chắc. Mỗi lần buồn ngồi nhớ chuyện xưa tôi lại nghĩ tới đôi bàn chân của mẹ. Đôi bàn chân đã cõng mình suốt cả tuổi thơ, gồng gánh những khó nhọc nuôi anh em tôi khôn lớn, trưởng thành./.

Tăng Hoàng Phi

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.