ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 19:41:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Bếp ăn một chiều” cho trẻ

Báo Cà Mau Thực hiện song song nhiệm vụ giáo dục và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, thời gian qua, bên cạnh triển khai thực hiện tốt các chương trình giáo dục theo quy định, 100% các trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn huyện Ngọc Hiển còn tổ chức hiệu quả bữa ăn bán trú. Từng khẩu phần ăn được nhà trường chuẩn bị chu đáo, cân bằng dinh dưỡng, giúp trẻ đủ năng lượng học tập, vui chơi hiệu quả.

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non và mẫu giáo với hơn 1.600 trẻ theo học. Bên cạnh giáo dục phát triển kỹ năng, kiến thức, ngành còn chú trọng đầu tư bếp ăn bán trú đạt chuẩn để trẻ được ăn hợp vệ sinh, ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi.

Hầu hết các trường đều có bếp ăn bán trú, được xây dựng và chuẩn hoá theo mô hình “Bếp ăn một chiều”. Theo mô hình này, toàn bộ các hoạt động trong khu vực bếp tuân thủ theo đúng thứ tự một chiều, từ nguyên liệu đầu vào, sơ chế, nấu nướng, lưu mẫu, chia đồ ăn, đến thu dọn, rửa... vừa tránh sự chồng chéo trong các khâu nấu nướng, lẫn lộn giữa thực phẩm sống, chín, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Là một trong những trường ở trung tâm huyện, Trường Mầm non Hướng Dương, thị trấn Rạch Gốc có lượng trẻ khá đông ở nhiều độ tuổi theo học. Khu vực bếp ăn của nhà trường được bố trí gọn gàng, ngăn nắp, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ nhà bếp và hệ thống vận hành của bếp ăn một chiều; có sự phân bố riêng biệt, hợp lý giữa các khu vực.

Nhân viên nhà bếp Trường Mầm non Hướng Dương chuẩn bị chu đáo bữa ăn cho trẻ.

Cô Nguyễn Thị Sáu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hướng Dương, cho biết: "Trường được đầu tư hàng tỷ đồng cho khu vực bếp ăn, đáp ứng quy định của trường đạt chuẩn quốc gia và bếp ăn một chiều. Mỗi ngày, trẻ được ăn hai bữa, gồm bữa chính vào buổi trưa và bữa nhẹ vào buổi chiều. Bữa ăn của các em được chuẩn bị kỹ, chu đáo, có đủ các loại rau củ, thịt, cá, trái cây, đảm bảo cung cấp vitamin, dinh dưỡng, lượng calo để các bé đủ năng lượng vui chơi, học tập. Thực đơn thay đổi theo ngày, theo tuần, được cân đối, tính toán phù hợp với mức 25 ngàn đồng/ngày, công khai cụ thể với phụ huynh thông qua các nhóm Zalo của lớp".

Theo cô Nguyễn Thị Sáu, để phục vụ bữa ăn cho hơn 180 trẻ, nhà trường có 4 nhân viên nhà bếp, được tập huấn đầy đủ kiến thức, kỹ năng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với kinh nghiệm gần 10 năm nấu cho các bếp ăn tập thể, chị Võ Thị Trúc Huỳnh, bếp trưởng nhà trường, khẳng định: "Quá trình chế biến, nấu ăn được các nhân viên tuân thủ nghiêm ngặt các quy định. Thực phẩm trước khi chế biến đều phải qua quá trình kiểm tra chặt chẽ, bảo đảm tươi sống, có xuất xứ rõ ràng và đã qua kiểm dịch. Thực phẩm được bàn giao trực tiếp cho nhân viên nhà bếp, đủ về số lượng, đúng về chất lượng. Các loại thức ăn sau khi chế biến đều được lưu mẫu trong 24 giờ để phục vụ kiểm tra, xét nghiệm nếu có xảy ra trường hợp ngộ độc nghi do thức ăn. Với các cô, nấu ăn cho trẻ không chỉ là công việc mà còn là niềm vui, bởi được tự tay đem đến cho trẻ bữa ăn ngon và dinh dưỡng".

Bữa ăn tại Trường Mầm non Hướng Dương được chăm chút, giúp trẻ ngon miệng, đủ dinh dưỡng

Anh Nguyễn Huy Thành, một phụ huynh ở Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, có con học tại trường, cho biết: "Ðầu mỗi tuần, cô giáo phụ trách lớp gởi thực đơn cho chúng tôi. Bữa ăn của trẻ được các cô chế biến phù hợp với độ tuổi. Các loại thịt, cá được loại bỏ xương, rau, củ được băm nhỏ, làm mềm, giúp trẻ dễ ăn và dễ tiêu hoá. Hơn nữa, khẩu phần ăn có nhiều rau xanh, tươi sạch, chế biến kỹ càng; các cô giáo phụ trách lớp chịu khó quan sát, chú ý đến sở thích của trẻ, gia giảm lượng thức ăn theo nhu cầu của con, nên chúng tôi rất yên tâm khi gửi con tại đây".

Theo ông Lê Xuân Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Ngọc Hiển: "Hiện nay, với sự hỗ trợ của phần mềm nuôi ăn, căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng, calo, vitamin của trẻ, các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn đã xây dựng được thực đơn hoàn chỉnh theo từng ngày cho trẻ. 100% trường thực hiện thông báo công khai cho phụ huynh biết, cùng tham gia xây dựng cũng như giám sát thực đơn theo từng bữa ăn của trẻ. Ðến nay, huyện chưa xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm nào; trẻ phát triển đảm bảo theo biểu đồ tăng trưởng"./.

 

Trúc Linh - Huỳnh Tứ

 

Cửa hàng Bếp từ tại Lai Châu Cách chọn máy lọc nước ion kiềm Nhật chuẩn Bàn đông công nghiệp tạo biệt danh theo tênBáo giá Kính Màu Ốp Bếp chính hãng Hải LongQuang Huy sản xuất thiết bị bếp công nghiệp giá rẻ Máy hàn túi

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.