ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 17:59:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Chuẩn hoá” cán bộ về chuyển đổi số

Báo Cà Mau Nhân tố quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số (CÐS) chính là lực lượng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của tỉnh. Ðể nâng cao hiệu quả công cuộc CÐS của tỉnh, thực hiện Kế hoạch số 186/KH-UBND, ngày 4/8/2023, của Chủ tịch UBND tỉnh, Cà Mau tiến hành khảo sát, đánh giá kiến thức CÐS của CBCCVC trên địa bàn, góp phần “chuẩn hoá” khả năng công nghệ số của đội ngũ này.

Bà Lê Thị Kim Chung, Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: “Ðể khảo sát, đánh giá kiến thức chuyển đổi số của CBCCVC trên địa bàn tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh đã phối hợp với Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông biên soạn, thẩm định, biên tập, lựa chọn 441 câu hỏi chính thức, nhập lên phần mềm thực hiện khảo sát. Ðồng thời, chỉ đạo Cổng Thông tin điện tử tỉnh xây dựng phần mềm khảo sát và hướng dẫn CBCCVC thực hiện khảo sát trên phần mềm”.

Theo đó, qua gần 1 tháng triển khai (4 đợt), đã có 5.037 CBCCVC thuộc 42 đơn vị tham gia khảo sát. Trong đó, cấp tỉnh có gần 2.300 người tham gia, cấp huyện 2.240 người; có gần 500 người không thuộc đối tượng khảo sát theo kế hoạch cũng hưởng ứng tham gia.

CBCCVC từng bước được chuẩn hoá kiến thức về CÐS. (Trong ảnh: Bộ phận Một cửa xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời).

Ðược biết, 4 nhóm đối tượng đã tham gia khảo sát gồm: nhóm đối tượng 1 là CBCCVC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp huyện và tương đương; đối tượng 2 là CCVC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo UBND cấp xã. Ðối tượng 3 là CCVC không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã; đối tượng 4 là những CCVC làm việc trực tiếp tại bộ phận Một cửa các cấp.

Trong số đó, nhóm đối tượng 3 được khảo sát với số lượng đông nhất, trên 2.700 người (cấp tỉnh gần 1.700 người, cấp huyện hơn 1 ngàn người). Kết quả khảo sát, tỷ lệ bình quân trả lời đúng đạt 83%. Vẫn còn một số đơn vị trả lời chưa đạt như: Sở Giáo dục và Ðào tạo (14%), Sở Y tế (12%), Thanh tra tỉnh (11%); huyện Thới Bình (9%), huyện Năm Căn (7%)...

Ngoài ra, đối tượng chiếm khá đông khảo sát lần này là đối tượng 2, với gần 1.100 người, bình quân đạt 87% ở 2 cấp tỉnh và huyện. Một số đơn vị có tỷ lệ trả lời chưa đạt như: Công an tỉnh (8%), Sở Công thương (7%), Sở Tư pháp (7%), huyện Trần Văn Thời (4%), huyện U Minh (3%), huyện Cái Nước (1,5%).

Riêng đối với nhóm đối tượng bộ phận Một cửa, cấp tỉnh đạt 90%, cấp huyện 73%. Một số huyện chưa đạt như: Thới Bình (23%), Ngọc Hiển (21%), Năm Căn (17%).

Bà Lê Thị Kim Chung đánh giá: “Sự tham gia tích cực của CBCCVC trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các nhóm đối tượng không thuộc diện khảo sát nhưng vẫn tham gia khảo sát CÐS cho thấy, mức độ quan tâm về công tác CÐS đã có sự thay đổi rõ rệt. Qua khảo sát, CBCCVC đã nắm được các chủ trương, quy định của Ðảng, Nhà nước và của địa phương về CÐS, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBCCVC trong tham mưu, thực hiện các nhiệm vụ CÐS tại cơ quan, đơn vị”.

Công chức bộ phận Một cửa UBND Phường 5, TP Cà Mau, hướng dẫn người dân thực hiện các hồ sơ thủ tục trên môi trường điện tử.

Qua khảo sát, cũng đồng thời đánh giá được thực trạng kiến thức CÐS của đội ngũ CBCCVC. Qua đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm tạo nguồn lực để thực hiện CÐS hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Ðề án CÐS tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Công chức Nguyễn Quốc Khánh, bộ phận Một cửa UBND huyện Ðầm Dơi, chia sẻ: “Việc khảo sát kiến thức CÐS lần này giúp công chức bộ phận Một cửa cấp huyện cũng như các xã, thị trấn hệ thống lại những kiến thức quan trọng trong công tác CÐS. Giúp cho bản thân tôi cũng như các công chức khác nắm bắt vững hơn, chắc hơn về CÐS, để từ đó triển khai đến người dân thuận lợi, dễ dàng hơn. Ðồng thời, đây cũng là cơ hội để mỗi người tự nhìn nhận lại những thiếu sót, hạn chế của bản thân để củng cố, nâng cao hơn kiến thức CÐS trong thời gian sắp tới”.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, vẫn còn một số cơ quan, đơn vị có tỷ lệ trả lời chưa đạt. Một số CBCCVC tham gia khảo sát chưa đúng thời gian, đối tượng được quy định nên gây khó khăn trong quá trình tổng hợp, đánh giá. Còn 16 người chưa thực hiện đúng hướng dẫn về khai báo thông tin để thực hiện khảo sát trên phần mềm, nên chưa xác định được đơn vị để tổng hợp, đánh giá.

Theo đó, để nâng cao kiến thức CÐS của đội ngũ CBCCVC trong thời gian tới, Văn phòng UBND tỉnh đã đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh giao Văn phòng UBND tỉnh hằng năm báo cáo, đề xuất về đối tượng, phạm vi, nội dung để tổ chức thực hiện khảo sát, đánh giá kiến thức CÐS của CBCCVC trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công cuộc CÐS của tỉnh.


Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có trên 13 ngàn người được đào tạo, tập huấn về CÐS và Ðề án 06 (Tập huấn cho Tổ Công nghệ số cộng đồng và Khuyến nông cộng đồng); đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, phụ nữ, đoàn viên, thanh niên, sinh viên; tập huấn tuyên truyền và nâng cao kỹ năng số trong các giao dịch dịch vụ công, sử dụng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân... CBCCVC bộ phận Một cửa các cấp; tập huấn CÐS và Ðề án 06; tập huấn website cho 101/101 xã, phường, thị trấn...

Tỉnh đang tiếp tục phối hợp với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) và Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội triển khai khoá đào tạo, tập huấn an ninh, an toàn, bảo mật thông tin cho người dùng cuối (end use), hỗ trợ thực hiện Ðề án 06.

Tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện các bước cần thiết để chuẩn bị các lớp tập huấn về chuẩn hoá dữ liệu (IOC) đáp ứng yêu câu giám sát, điều hành thông minh; tập huấn bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng tại Quyết định số 1132/QÐ-UBND, ngày 28/6/2023, của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC năm 2023.


 

Hồng Nhung

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.