ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 4-5-25 19:46:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Học chạy”

Báo Cà Mau (CMO) Ở Trường THCS Hàng Vịnh (xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn), học sinh được “học chạy”. 1 tuần các em “chạy” hết các phòng bộ môn. Không khí lúc nào cũng rộn rã, vui tươi. Đặc biệt, nhà trường chỉ dạy học buổi sáng.

Em Huỳnh Hữu Đức, lớp 9A, chia sẻ: “Học chạy là cách gọi ví von của tụi em. Vì kết thúc mỗi tiết học, tụi em phải di chuyển sang phòng học khác. Nhờ vậy mà cảm giác luôn thoải mái, tiếp thu bài nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Mỗi bận tụi em còn gặp được nhiều bạn mới nên giao tiếp cũng mạnh dạn hơn”.

Mạnh dạn đổi mới

Phòng Ngữ văn được trang trí đẹp mắt, có hình ảnh của rất nhiều nhân vật trong tác phẩm văn học.

Phó hiệu trưởng nhà trường Trịnh Đình Hoài cho biết, mô hình này xuất phát từ thực tế giảng dạy của thầy cô, đã thực hiện từ năm học 2016-2017. 

Trước đây nhà trường cũng dạy 2 buổi theo cách truyền thống. Để đáp ứng nhu cầu dạy và học, nhà trường được đầu tư xây dựng 3 phòng thí nghiệm thực hành Lý, Hoá, Sinh. “Khi có tiết thực hành thì học sinh lên đó sử dụng thiết bị. Do vậy, các tiết không học thì phòng bỏ trống, gây lãng phí. Thế là lãnh đạo nhà trường ngồi lại bàn bạc, nảy lên ý tưởng tận dụng triệt để các phòng học.

ần 1 tháng nghiên cứu, cuối cùng đưa ra được kế hoạch chuyển đổi, kế hoạch sắp xếp và cách thức thực hiện, rồi mạnh dạn chuyển hẳn sang mô hình học mới”, thầy Đình Hoài phấn khởi.

Theo đó, thay vì mỗi lớp học cố định 1 phòng học đến cuối năm, thì nay nhà trường bố trí dạy theo phòng học. Cụ thể: Toàn trường có 12 lớp (4 khối, 3 lớp/khối) sẽ có ít nhất 12 phòng. Nếu dạy theo phòng thì một số môn nhiều tiết sẽ không đảm bảo. 

Chẳng hạn như ở khối 6, 7, 8 thì 1 tuần có 4 tiết Ngữ văn; Khối 9 có đến 5 tiết/tuần, trong khi thời khoá biểu học từ thứ Hai đến thứ Bảy có 6 ngày học, ngày 4 tiết, thì phòng Ngữ Văn, Toán và Tiếng Anh (3 môn nhiều tiết) cần có 2 phòng/môn. Nhu cầu phòng không đủ nếu chỉ có 12 phòng. Nhà trường quyết định tận dụng cả 3 phòng thực hành Lý, Hoá, Sinh trở thành 3 phòng dạy bộ môn tương ứng Lý, Hoá, Sinh. Đối với môn Mỹ thuật và Âm nhạc, chỉ có 1 tiết/tuần, 2 môn học lại gần gũi, nên bố trí thành phòng ghép Mỹ thuật - Âm nhạc. 

“Cái hay của mô hình còn giải phóng luôn phòng thiết bị”, thầy Đình Hoài tấm tắc. Theo cách dạy truyền thống của các trường hiện nay, để quản lý phòng thiết bị, phải phân công 1 nhân viên phụ trách thiết bị và thư viện. Hàng tuần, giáo viên trước khi lên lớp phải đăng ký thiết bị phụ trợ, hoặc người phụ trách phải xem giấy báo giảng sử dụng đồ dùng gì để chuẩn bị trước. Cách làm cũ gây lãng phí 1 phòng lưu trữ và 1 người quản lý. Cách dạy theo môn của Trường THCS Hàng Vịnh giải phóng hoàn toàn phòng thiết bị bằng cách phân loại đưa về các phòng bộ môn. Ở mỗi phòng có tủ riêng, kệ riêng lưu trữ dụng cụ giảng dạy. Điều này giúp giáo viên thuận lợi trong giảng dạy khi cần thiết bị là có ngay tại lớp. Song song đó, mỗi phòng đều có ti vi trình chiếu, giáo viên hoàn toàn chủ động trong mọi hoạt động của lớp học, tạo sức hút và hứng thú cho học sinh. 

Cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Tổ trưởng Tổ bộ môn xã hội, cho rằng, việc chuyển đổi mô hình dạy học theo phòng học từng bộ môn, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng sáng tạo, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin và giúp giáo viên gần gũi, hiểu nhu cầu học tập của các em. Đặc biệt, nhà trường chỉ dạy buổi sáng, điều này góp phần giảm nhẹ áp lực dạy và học, lãnh đạo nhà trường điều hành cũng nhẹ nhàng hơn. Quan trọng hơn là buổi chiều giáo viên có thêm thời gian phụ đạo, bồi dưỡng cho các đối tượng học sinh.

Em Huỳnh Hữu Đức háo hức, mỗi phòng học có đặc thù riêng. Như ở phòng Địa lý có các loại bản đồ, tranh ảnh liên quan; Phòng Ngữ văn được trang trí đẹp mắt, có hình ảnh của rất nhiều nhân vật trong tác phẩm văn học; Phòng Âm nhạc - Mỹ thuật bày trí các loại nhạc cụ, giá vẽ... Do đó, mỗi khi chuyển phòng, học sinh như được thay đổi không gian, cảm thấy gần gũi hơn với môn học.

Không ngừng sáng tạo

Thực hiện đa dạng hoá hình thức dạy học, Trường THCS Hàng Vịnh đã nghiên cứu và tiến hành tổ chức dạy học bằng nhiều hình thức như: Dạy học tại Thư viện xanh của trường - lớp học gắn với thiên nhiên, giúp các em giảm bớt căng thẳng; Một số tiết học Lịch sử, Địa lý, nhất là tích hợp nội dung giáo dục quốc phòng, giáo dục biển - đảo được tổ chức dạy học tại mô hình bản đồ Việt Nam trên sân trường.

Nhà trường còn đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh. Theo cách truyền thống, giáo viên đặt câu hỏi, ra bài tập rồi thu hồi bài làm chấm lấy điểm. Trường THCS Hàng Vịnh không làm như vậy, cũng không còn kiểm tra bài cũ, bởi đó chỉ là kiểm tra kiến thức cũ, gây cảm giác ức chế, sợ sệt cho học sinh, mà đánh giá học sinh kiến thức mới trong bài mới, hoặc khi học bài mới sẽ kiểm tra kiến thức cũ, dẫu là câu hỏi nhỏ nhưng học sinh nhắc lại được, giáo viên có thể cho điểm ngay. 

Thầy Trịnh Đình Hoài cho hay, nhà trường đang bổ sung quy định về hình thức kiểm tra đánh giá học sinh xuất phát từ ý tưởng bộ môn Ngữ văn do cô Minh Nguyệt đứng lớp. 

Cụ thể, kết thúc tiết học, cô Nguyệt ra yêu cầu cho học sinh chuẩn bị tranh, ảnh, ca dao tục ngữ, mô hình, mẫu vật, clip, phóng sự liên quan... phục vụ cho tiết dạy tiếp theo. Học sinh có thể làm theo nhóm, nếu nhóm đảm bảo tiêu chí, mục đích, yêu cầu đề ra thì tương ứng với thang điểm. Cô ví dụ bài học tuần sau là bài “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ), nên yêu cầu học sinh về tìm ca dao tục ngữ nói về thân phận người phụ nữ, tìm tranh ảnh, nội dung về những đức tính người phụ nữ Việt Nam (có sự so sánh với phụ nữ phong kiến)... Giờ lên lớp, cô Nguyệt gợi ý các nhóm trình bày theo quan điểm, theo cách hiểu của các em, sau đó cô chốt kiến thức để học sinh nắm. Cách làm này, giáo viên chỉ là người điều hành buổi thảo luận, không áp đặt suy nghĩ cho các em. Học sinh nào có cách trình bày tốt, quan điểm tốt, cô Nguyệt cho điểm mà không cần kiểm tra bài cũ. Để lấy điểm 15 phút, cô cho các nhóm đánh giá chéo với nhau và tự cho điểm, sau đó giáo viên kết luận điểm số. 

“Theo tôi, hiệu quả rõ nhất chính là giáo viên đã khuyến khích học sinh tự tìm hiểu, ứng dụng tốt công nghệ thông tin, không khí lớp thoải mái, học sinh chủ động và mạnh dạn chia sẻ quan điểm, phản biện. Học sinh còn tham gia chuẩn bị tiết học cùng giáo viên. Những vật dụng, tư liệu, hình ảnh đẹp còn dùng để trang trí lớp học thêm sinh động”, cô Minh Nguyệt bày tỏ sự hài lòng. Cách làm trên còn giúp giáo viên đánh giá được năng lực học sinh, kịp thời phát hiện, chăm bồi học sinh giỏi, cũng như giúp đỡ những em học yếu, kém phụ đạo ngay trong buổi chiều hôm đó.

Em Huỳnh Hữu Đức bật mí, ở mỗi môn học và mỗi lớp, học sinh được giáo viên hỗ trợ học tập thông qua group Zalo, Facebook. Đức còn có nhóm học tập online. Thế nên, khi được giao nhiệm vụ của môn học, các bạn sẽ cùng thảo luận, phản biện trước trên các group, sau đó chốt kiến thức để tiết học sau chuẩn bị chu đáo hơn.

“Chúng tôi phấn khởi vì phụ huynh rất quan tâm, ủng hộ trường áp dụng mô hình học tập mới mà chỉ duy nhất Trường THCS Hàng Vịnh áp dụng thực hiện và hiệu quả tích cực. Nhờ đó, công tác xã hội hoá giáo dục từ khuôn viên, trang thiết bị, hệ thống camera, tivi... đều có sự góp sức của phụ huynh”, thầy Đình Hoài trân trọng.

Ngoài việc đổi mới giảng dạy, Trường THCS Hàng Vịnh còn đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác bằng cách mỗi giáo viên nhận giúp đỡ 1-2 học sinh để chăm bồi kiến thức, đạo đức; Kịp thời giúp đỡ các em điều kiện đến trường, giảm nguy cơ bỏ học giữa chừng, vì ở cấp học này, tỷ lệ bỏ học sẽ rất cao, nhất là thời gian sau Tết Nguyên đán./.

Kết quả giáo dục của Trường THCS Hàng Vịnh năm học 2018-2019: Duy trì sĩ số đạt 99,12%; Học lực từ trung bình lên đạt 98%; Hạnh kiểm từ khá lên đạt 98,43%; Học lực khá, giỏi đạt 50,2%. Nhà trường đề nghị danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.

Băng Thanh

Liên kết hữu ích

Liên đội trưởng Cháu ngoan Bác Hồ

Em Nguyễn Phương Nhã, học sinh Lớp 5A, Liên đội trưởng Trường Tiểu học Thái Văn Lung, thị trấn U Minh, huyện U Minh, là một trong những tấm gương tiêu biểu về thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Ðội.

Trường THPT Tắc Vân đoạt giải Nhất Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách "Bản hùng ca đất nước"

Chiều nay (26/4), Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách kỷ niệm 50 năm đại thắng mùa xuân năm 1975 (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau. Liên hoan do Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức.

Khởi công nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Chiều 25/4, UBND huyện Thới Bình long trọng tổ chức Lễ khởi công đầu tư xây dựng Trường THCS - THPT Tân Bằng đạt chuẩn Quốc gia. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành giáo dục địa phương.

Giáo dục Cà Mau trưởng thành từ gian khó

Những năm đầu sau giải phóng, ngành giáo dục Cà Mau đối mặt với muôn vàn thiếu thốn: cơ sở vật chất tạm bợ, phòng học tranh tre, giáo cụ gần như không có, sách vở khan hiếm; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Với tinh thần “Tất cả vì sự nghiệp trồng người”, cán bộ quản lý và giáo viên toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực, bám trụ với nghề bằng sự kiên trì, tâm huyết và niềm tin vào tương lai con em quê hương.

Wonder English Center Chính Thức Khai Trương tại Cà Mau, Cam Kết Phát Triển Toàn Diện Theo Mô Hình "3 Gốc"

Cà Mau – Ngày 18/04/2025, lúc 9 giờ 30 phút, Trung tâm Anh ngữ Wonder (Wonder English Center) đã long trọng tổ chức Lễ Khai trương tại địa chỉ C3A, Khu Trung tâm Hành chính Chính trị (Nội khu Mường Thanh), Phường 9, TP. Cà Mau. Sự kiện đánh dấu bước chân chính thức của Wonder vào lĩnh vực giáo dục tại địa phương, mang theo tâm huyết kiến tạo một môi trường học tập không chỉ chuyên sâu về ngoại ngữ mà còn hướng đến sự phát triển con người toàn diện.

Nuôi dưỡng tình yêu tri thức qua trang sách

Nhằm khơi dậy niềm say mê đọc sách và tạo điều kiện để học sinh tiểu học được tiếp cận tri thức từ sớm, ngành giáo dục huyện Cái Nước đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá thư viện học đường. Những tủ sách thân thiện, với số lượng đầu sách phong phú, sinh động, không chỉ mang lại niềm vui trong học tập mà còn mở ra thế giới tưởng tượng kỳ diệu, nuôi dưỡng tình yêu tri thức trong tâm hồn trẻ nhỏ.

1.230 thí sinh tham gia thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh

Sáng 20/4, tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2024-2025.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ phát động Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần IV

Sáng nay (19/4), Lễ phát động Ngày Sách và văn hoá đọc Việt Nam lần thứ IV - 2025 diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau.

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.