ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 08:05:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

 Lặng lẽ hỗ trợ người bất hạnh

Báo Cà Mau (CMO) Lặng thầm làm việc và cho đi theo cách của riêng mình, những cán bộ, hội viên Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi huyện Trần Văn Thời luôn cần mẫn kết nối những tấm lòng hảo tâm với người khuyết tật nhằm giúp những phận đời, hoàn cảnh bất hạnh có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống. 

Còn sức là còn cống hiến

Ở tuổi xế chiều, đáng lẽ nên nghỉ ngơi vui vầy bên con cháu thì ngày ngày ông Mai Thanh Sự, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi huyện Trần Văn Thời lại tất bật với nhiều công việc giúp người tàn tật hoàn cảnh khó khăn.

Ông kể về cái duyên của mình đến với công việc hiện tại: “Khi đã đến tuổi nghỉ hưu, tôi vẫn còn mang theo biết bao trăn trở, vẫn còn muốn cống hiến thêm điều gì đó cho cộng đồng. Năm 2012, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi huyện được thành lập, không cần suy nghĩ gì, tôi quyết định tham gia và quyết tâm gắn bó. 67 tuổi rồi nên sức khoẻ cũng không còn tốt, nhưng khi nghe ở đâu có người cần giúp đỡ là tôi tìm tới ngay”. 

Nhờ sự giúp đỡ, động viên của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, ông Dương Văn Quân giờ đây có được cái nghề để lo cho gia đình.

Cũng nhiệt huyết, tận tâm với công tác Hội, bà Đoàn Thị Sương, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi xã Trần Hợi, chia sẻ: “Tuổi đã cao rồi, lẽ ra phải ở nhà hưởng tuổi già với con cháu, nhưng khi nhìn thấy những đứa trẻ tội nghiệp, những gia đình khó khăn là tôi không cầm lòng được. Mỗi lần gặp tụi nhỏ là nó cứ quấn lấy tôi, xin quà rồi ôm hôn đủ kiểu, vậy thì bỏ sao đành". 

Gần 6 năm nay người dân ở xã Trần Hợi không còn xa lạ với hình ảnh một đôi vợ chồng già đèo nhau trên một chiếc xe gắn máy cũ đi đến mọi đường quê chỉ để vận động tiền, quà cho người tàn tật, trẻ mồ côi. Vì bà Sương không chạy xe được nên hằng ngày chồng bà Sương luôn đồng hành cùng bà đi khắp nơi, luôn ủng hộ bà để bà yên tâm mà giúp người, giúp đời.

Những giọt nước mắt hạnh phúc

Nói với tôi dăm ba câu về nghề rồi ông Sự dẫn chúng tôi đến với nhà chị Trần Thị Láng, ở ấp Kinh Chùa, xã Trần Hợi. Bấy lâu nay, ông Sự luôn mang theo một niềm đau đáu khi nghĩ về gia đình chị Láng. Chị Láng bị câm điếc bẩm sinh, một mình gồng gánh 3 đứa con. Người con lớn của chị bị tật, đứa con trai nhỏ thì trí tuệ phát triển không bình thường. Thương cảm cho gia đình chị Láng, ông Sự tích cực vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ với mong muốn cất được căn nhà cho mẹ con chị Láng càng sớm càng tốt.

Rồi mong ước của ông Sự thành sự thật, ông đã vận động đủ tiền để cất cho chị Láng căn nhà trị giá 50 triệu đồng. Tuy không nói được, nhưng niềm vui, lòng biết ơn khi sắp có được căn nhà che mưa che nắng đã được thể hiện qua từng giọt nước mắt của chị Láng.

Rời nhà chị Láng, chúng tôi đến nhà của ông Dương Văn Quân (Ấp 10C, xã Trần Hợi). Căn nhà khang trang, vườn rau xanh mướt và một chỗ để ông làm nghề mộc.

Ông Quân bộc bạch: “Trước đây nhà tôi nghèo lắm, tôi bị tật nên làm việc khó hơn người bình thường. Nhưng tôi luôn có suy nghĩ mình là người tàn tật nhưng ý chí không tàn, mình phải làm nhiều một chút rồi cũng sẽ bằng người ta. Cũng may khoảng thời gian khó khăn ấy vợ chồng tôi luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của các cấp hội từ tinh thần đến vật chất. Giờ đây, gia đình tôi có điều kiện đủ đầy hơn, căn nhà này tôi mới cất trị giá khoảng 200 triệu đồng, rồi mua thêm được 7 công đất để canh tác. Có được ngày hôm nay tôi thật sự rất mang ơn cán bộ và hội viên của hội”. 

Cũng như ông Quân, ông Nguyễn Thanh Phong (Khóm 5, thị trấn Trần Văn Thời) với nghị lực của mình cùng sự trợ giúp từ Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi huyện mà cuộc sống gia đình bước sang trang mới. Bị liệt cả 2 chân nên việc di chuyển là một trở ngại lớn đối với ông.

Ông Phong xúc động kể lại: “Nhà thì nghèo, mình lại không được may mắn như người ta nên nhiều lúc cũng bi quan. Năm 2013, hội hỗ trợ gia đình con giống, vốn vay làm ăn. Tôi làm đủ thứ nghề từ mua bán, nuôi heo, đặt rượu rồi làm thợ mộc. Giờ kinh tế cũng khá hơn rồi, con tôi cũng được ăn học đàng hoàng. Hồi đó không nghĩ mình có ngày được như bây giờ. Nhiều khi mừng đến rơi nước mắt”.

Có những người ngày ngày lặng lẽ cho đi và chưa bao giờ mong được nhận lại. Nhưng những gì họ làm sẽ mãi mãi còn lưu lại, như những bông hoa tươi thắm toả hương cho đời./.

Nguyên Thảo

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).