ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 18:47:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Lửa nghề” trong nhà giáo trẻ

Báo Cà Mau (CMO) Năm nay, Cà Mau có 20 nhà giáo trẻ tiêu biểu được tuyên dương cấp tỉnh. Với họ, nghề giáo là niềm tự hào vì là “nghề tạo ra nghề”. Bởi thế, hành trang mang theo không giản đơn chỉ là nhiệt huyết, tình yêu nghề mà còn là sự mẫu mực, là niềm tin và truyền cảm hứng cho học trò.

Đâu chỉ là thầy

Trong nghề, dạy bậc học mầm non được xem đa năng nhất. Bởi lẽ các cô không chỉ là giáo viên, là bảo mẫu mà còn là diễn viên, ca sĩ, hoạ sĩ... thậm chí là tạp vụ để chăm sóc “con người ta” từ sáng đến chập choạng tối. Song, với giáo viên mầm non, lửa nghề và niềm tin yêu nghề hun đúc họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

Cô Dương Ngọc Trân, giáo viên Trường Mẫu giáo Hoạ Mi, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, chia sẻ: “Tình yêu trẻ là sức mạnh. Mỗi ngày nhìn thấy ánh mắt ngây thơ, nụ cười hồn nhiên và sự trưởng thành của các thiên thần là niềm vui, hạnh phúc”. 

Với cô Vương Mộng Nghi, giáo viên Trường Tiểu học Tân Lợi, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, 13 năm lửa nghề luôn cháy. Cô cho biết, trước khi chuyển công tác, cô từng có 11 năm là Tổng phụ trách Đội ở Trường THCS Tân Lợi - vị trí thân cận và thuận lợi nhất để chia sẻ tâm tư, tình cảm với học sinh (PV). Đã có rất nhiều câu chuyện khóc - cười. Như việc phụ huynh luôn coi con họ là con cưng, con “độc nhất” và “con tôi ở nhà luôn ngoan” nên bênh vực con trong mọi tình huống. Mặc dù trước đó, phụ huynh đã gửi gắm “trăm sự nhờ thầy cô”. Kết quả là khi xảy ra chuyện lại đổ hết “tại giáo viên”. 

Cô nhận thấy rằng, học sinh thực sự thiếu sự quan tâm và tình thương của cha mẹ. Có rất nhiều trường hợp cha mẹ kết hôn khi còn rất trẻ rồi ly hôn, để con cho ông bà nuôi; Cha mẹ đi làm ăn xa; Có em mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc mồ côi cả cha và mẹ; Nhiều em rơi vào tình cảnh bơ vơ. Chính điều này ảnh hưởng lớn tâm lý học sinh, dẫn đến sự bộc phát nhất thời, có em ngỗ nghịch... và nếu giáo viên không kiềm chế, kiên nhẫn, gần gũi chia sẻ... thì việc không hay luôn luôn có thể xảy ra. Chưa kể, trường hợp học sinh đã nghỉ học quay lại trường lôi kéo, dụ dỗ các em học sinh bỏ học, bỏ nhà đi. Rồi thì công nghệ phát triển, các em kết bạn, rủ rê nhau, hành xử sai trái. 

“Có quá nhiều áp lực và nỗi lo. Tôi, giáo viên và phụ huynh hãy cùng đặt mình vào vị trí của nhau mà thông cảm, sẻ chia. Hãy kiên nhẫn với nhau và kiên nhẫn với chính mình. Hãy có cái nhìn công bằng nhất cho mọi sự việc, đừng đổ lỗi cho nhau để rồi mất niềm tin”, cô Mộng Nghi bộc bạch. Bởi thế, cô Mộng Nghi luôn là người kết nối để lan toả những điều tốt đẹp thông qua các hoạt động vui chơi, phong trào, đặc biệt là sẻ chia yêu thương, giúp bạn nghèo vượt khó.  

Với thầy Trịnh Huỳnh An (giữa), gặt hái quả ngọt tri thức là niềm hạnh phúc của người thầy.

Đối với môi trường đại học, các em sinh viên đã có sự chín chắn, trưởng thành nhất định. Do đó, người thầy không chỉ là người thầy trên lớp mà còn là người bạn đồng hành trong mọi hoạt động học tập, rèn luyện. Hơn hết, người thầy phải truyền được cảm hứng học tập và rèn luyện cho sinh viên. Những nỗ lực của bản thân người thầy là dẫn chứng tốt nhất để các em tiếp thêm động lực phấn đấu cho bản thân. Ngoài ra, cần phải có đạo đức nghề nghiệp. 

“Phải là gương sáng và có tâm trong nghề. Khi bạn thật sự yêu nghề bạn sẽ luôn có những trăn trở, suy tư để làm sao học trò mình ngày càng tiến bộ”, thầy Trịnh Huỳnh An, giảng viên, Bí thư Đoàn Phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau, cho hay. 

Theo thầy An, mối quan hệ thầy trò hiện nay có sự thay đổi rất lớn so với trước. Thầy và trò đã có sự gần gũi hơn, dễ dàng chia sẻ. Tuy nhiên, “tôn sư trọng đạo” dường như có chút mai một. Với riêng thầy An, để dung hoà được điều này người giáo viên phải linh hoạt trong cách ứng xử, giao tiếp. Cụ thể, trong môi trường sư phạm phải dạy học trò hiểu được cách ứng xử, giao tiếp, thái độ và hành động chuẩn mực của một người trò đối với người thầy. Khi ra bên ngoài, người thầy có thể là anh, là bạn thông qua mạng xã hội để tương tác với học trò, giúp đỡ các em những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.

Chữ tâm

6 năm theo nghề, với thầy Huỳnh An, 20/11 không chỉ là ngày Nhà giáo Việt Nam mà còn là thời điểm tổ chức lễ tốt nghiệp cho các em ra trường. 6 lần đò đưa khách sang sông, là những câu chuyện đẹp mà thầy nghĩ rằng đó là những giá trị đáng quý nhất trong cuộc đời. Những giọt nước mắt của các em sinh viên ngày tốt nghiệp là điều trân quý vì nó thể hiện được sự gắn bó, quyến luyến lúc các em nói lời chia tay mái trường.

Cô Mộng Nghi luôn là người truyền cảm hứng cho học trò.

Trăn trở lớn nhất của thầy An là xã hội ngày nay đặt quá nhiều áp lực cho thầy cô và nhà trường. Xã hội nhìn vào sinh viên để đánh giá trường đại học, nhưng họ không nhìn lại từ các cấp bậc học trước đã dạy cho học sinh những gì. Nhiều phụ huynh chưa thật sự quan tâm và quên rằng chính mình phải có nhiệm vụ phối hợp cùng cơ sở giáo dục trong việc giáo dục, định hướng. 

Cùng suy nghĩ, cô Mộng Nghi cho rằng sự tôn trọng của phụ huynh, học sinh chính là thước đo sự uy tín của giáo viên với nghề. Đối với học sinh ở bất kỳ bậc học nào, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, giáo dục nhân cách mà còn định hướng, hướng nghiệp cho các em. Thế nên, chữ tâm luôn được đặt lên hàng đầu.

Song, với những giáo viên trẻ như cô, không lúc nào nghề giáo phải chịu nhiều áp lực như hiện nay. Một vài vụ việc bị thổi bùng bởi dư luận lại trở thành hiện tượng, trong khi có rất nhiều hình ảnh đẹp, câu chuyện cảm động về nghề cao quý này chỉ thoáng qua.     

Chạnh lòng, nhưng bản thân cô Mộng Nghi cho rằng, giữ tâm sáng, mẫu mực và luôn đem tình thương, trách nhiệm để dạy chữ, rèn người cho các em thì dẫu áp lực, nhọc nhằn đến đâu cũng sẽ được quả ngọt.

Ở vị trí chủ tịch công đoàn trường, cô Dương Ngọc Trân cho rằng, cô phải là tấm gương và là điểm tựa cho đồng nghiệp để nỗ lực hơn trong công việc. Những câu chuyện tích cực, những hành động yêu thương của con trẻ luôn là điều cô có thể khơi gợi lửa nghề cho nhau. Thế nên, cô cần sự thấu hiểu và đồng hành từ phía phụ huynh, xã hội.

“Không chỉ là nghề sư phạm, mà có lẽ với tất cả ngành nghề khác, khi đã chọn, yêu nghề, nghề sẽ không bao giờ phụ lại niềm tin và tình yêu của mình. Hãy cứ giữ chữ tâm, cháy hết mình với ước mơ, nỗ lực trong công việc và thể hiện bản thân mỗi ngày, thành công, hạnh phúc ắt hẳn sẽ đón chào bạn”, cô Ngọc Trân tin tưởng./.

 Băng Thanh

Tham khảo Công nghệ mới

Cà Mau có 2 đội vào Chung kết Hội thi Tin học trẻ toàn quốc

Cà Mau xuất sắc giành 2 giải Nhất vòng khu vực miền Nam, có 2 đại diện tham dự Vòng chung kết Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XXXI, năm 2025.

Học mà chơi - chơi mà học

Dịp hè, các lớp dạy năng khiếu diễn ra sôi động tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Cà Mau, được nhiều phụ huynh lựa chọn đăng ký cho con em theo học, qua đó giúp con vừa giải trí, vừa phát triển năng khiếu và hạn chế tiếp xúc các thiết bị điện tử.

"Trái ngọt" gọi tên vùng đất khó

Không nằm ở trung tâm, không sở hữu nhiều điều kiện học tập lý tưởng, nhưng Trường THPT Võ Văn Kiệt (xã Phước Long) và Trường THPT Ninh Quới (xã Ninh Quới) vẫn giữ vững thành tích 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT năm 2025. Giữa vùng khó đầy thử thách, 2 ngôi trường như mạch nguồn bền bỉ nuôi dưỡng khát vọng, vun bồi cây tri thức kết thành trái ngọt. Đó là tâm huyết, hành trình vượt khó, không ngơi nghỉ của cả thầy và trò. 

Hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức của hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển

Những ngày qua, hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển: Nguyễn Ngọc Gia Bảo (lớp 12 chuyên Hóa) và Lê Trọng Nguyễn (lớp 12C3) đã mang về niềm tự hào cho gia đình, nhà trường và ngành giáo dục Cà Mau khi cùng đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Thủ khoa Đất Mũi và hành trình mang ước mơ gửi vào màu áo lính

Võ Trương Gia Huấn, nam sinh Trường THPT chuyên Bạc Liêu (phường Bạc Liêu) không chỉ là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của tỉnh Cà Mau với tổng điểm 37,5 mà còn đồng thời là thủ khoa khối A00 của tỉnh (Toán 10, Lý 10, Hóa 9,75). Phía sau thành tích đáng nể ấy là câu chuyện đẹp của một chàng trai tự học bền bỉ, sống chân thành, và có ước mơ giản dị: “Phục vụ đất nước trong màu áo Quân nhân”.

Thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00, quê Cà Mau

Em là Trần Đức Tài, nam sinh quê hương Sông Đốc, tỉnh Cà Mau, xuất sắc trở thành thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00 (Toán – Hóa – Sinh) trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Là học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh, Đức Tài đạt điểm 10/10 ở cả ba môn, với tổng điểm 30 tuyệt đối.

Cà Mau: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2025 trên 99%

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa được công bố vào lúc 8 giờ sáng nay. Năm nay, tỉnh Cà Mau (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,26%, tỉnh Bạc Liêu (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,56%. Tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Cà Mau (mới) đạt 99,37%.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.