ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-3-25 09:20:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Nghệ thuật” bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sử

Báo Cà Mau Tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Huế chuyên ngành Sư phạm Lịch sử với tấm bằng loại giỏi, Nhà giáo Ưu tú Hoàng Văn Sum tình nguyện vào huyện Thới Bình công tác. Hơn 25 năm gắn bó với nghề giáo với nhiều khó khăn, thăng trầm, song những thành quả mà thầy Hoàng Văn Sum đã gieo trồng cho ngành giáo vùng đất cực Nam Tổ quốc thực sự to lớn, đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử.

Tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Huế chuyên ngành Sư phạm Lịch sử với tấm bằng loại giỏi, Nhà giáo Ưu tú Hoàng Văn Sum tình nguyện vào huyện Thới Bình công tác. Hơn 25 năm gắn bó với nghề giáo với nhiều khó khăn, thăng trầm, song những thành quả mà thầy Hoàng Văn Sum đã gieo trồng cho ngành giáo vùng đất cực Nam Tổ quốc thực sự to lớn, đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử. Công tác tại Trường THPT Thới Bình, một trường tuyến huyện còn nhiều khó khăn, nhưng đến nay, thầy đã bồi dưỡng cho 121 học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 28 học sinh đạt học sinh giỏi quốc gia.

Trao đổi về kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn Lịch sử, thầy Sum cho biết: Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Do đó, giáo viên phải tâm huyết với công tác, đầu tư nghiên cứu, biên soạn chương trình, giáo án để tham gia bồi dưỡng, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu và việc bồi dưỡng thường xuyên trên lớp. Học sinh phải yêu thích bộ môn, có tinh thần vượt khó trong học tập, là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, có năng lực nhận thức tốt ở bộ môn tham gia bồi dưỡng, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, ít sai chính tả và cách diễn đạt tương đối tốt.

Trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như các hoạt động giáo dục khác, người giáo viên phải biết xây dựng chương trình bồi dưỡng với những chương, bài ứng với số tiết dạy cụ thể. Ðề cập đến vấn đề này, thầy Sum chia sẻ: Về nguyên tắc, giáo viên phải bồi dưỡng toàn bộ chương trình. Bất cứ hoạt động dạy học nào trên lớp nhất thiết giáo viên phải có giáo án, nhất là bồi dưỡng học sinh giỏi yêu cầu giáo án phải được chuẩn bị cụ thể và cao hơn. Việc soạn giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi sự công phu, đầu tư nghiên cứu về nội dung và phương pháp. Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, việc thực hiện nguyên tắc dạy học liên môn là hết sức quan trọng. Giáo viên phải biết nghiên cứu và khai thác thơ văn, những kiến thức địa lý… có liên quan để vận dụng vào trong bài giảng của mình.

Theo thầy Sum, việc tổ chức dạy và học là khâu then chốt nhất. Khâu này thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò. Giáo viên yêu cầu học sinh phải chuẩn bị trước những vấn đề cần bồi dưỡng (đọc sách giáo khoa, nghiên cứu những vấn đề mà giáo viên định hướng, tham khảo những tài liệu có liên quan…). Do yêu cầu chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi quá rộng, giáo viên phải biết chọn lọc, cung cấp kiến thức cho phù hợp trên nền kiến thức phổ thông, đồng thời nâng cao những kiến thức trọng tâm của chương trình. Cần phải sử dụng phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh (nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề, thảo luận, đàm thoại…). Ðiều đó sẽ giúp cho học sinh phát triển tư duy và rèn luyện được kỹ năng bộ môn. Nếu sử dụng cứng nhắc phương pháp truyền thống “thầy đọc, trò ghi” thì giáo viên không mất thì giờ và trí não nhưng học sinh bị nhồi nhét về kiến thức, nhàm chán và không có hứng thú với bộ môn.

Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức về các sự kiện và hiện tượng lịch sử mà còn chú ý rèn luyện những kỹ năng bộ môn như phân tích, giải thích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, tìm nguyên nhân, trắc nghiệm khách quan, xâu chuỗi các sự kiện hiện tượng lịch sử để tìm ra nét truyền thống, những bài học lịch sử.

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần ra các dạng bài tập để rèn luyện kỹ năng, củng cố kiến thức cho học sinh như dạng bài tập: Phân tích, giải thích, so sánh, trình bày, nhận xét sự kiện lịch sử; chứng minh làm sáng tỏ một vấn đề lịch sử; xác định sự kiện lịch sử để phân tích, chứng minh hoặc giải thích vấn đề lịch sử… Ðồng thời, thường xuyên kiểm tra đánh giá học sinh giúp giáo viên hiểu rõ việc học tập của học sinh, phát hiện những thiếu sót trong kiến thức và kỹ năng để kịp thời sửa chữa. Có thể sử dụng các hình thức kiểm tra: trình bày miệng, kiểm tra 15 đến 30 phút, kiểm tra việc làm bài tập về nhà, đặc biệt trong quá trình bồi dưỡng tổ chức kiểm tra viết từ 3 đến 5 lần dưới dạng một đề thi (từ 120 đến 180 phút).

Với lòng tâm huyết, kinh nghiệm trong giảng dạy nêu trên, thầy Hoàng Văn Sum đã có những đóng góp to lớn vào công tác đào tạo đội ngũ mũi nhọn cho ngành giáo dục Cà Mau. Ðó cũng chính là nội dung cơ bản trong sáng kiến kinh nghiệm của thầy Hoàng Văn Sum về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được Hội đồng Khoa học cấp tỉnh công nhận, được nhiều trường áp dụng, triển khai mang lại hiệu quả cao

Ðức Hiếu, Trường THPT Thới Bình

Học viện Hải quân - nơi để tuổi trẻ thực hiện ước mơ cống hiến cho Tổ quốc

Với hàng trăm chỉ tiêu tuyển sinh vào Học viện Hải quân và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân, đây thực sự là những cơ hội lớn để các bạn trẻ được học tập, rèn luyện và công tác trong Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hội đồng Ðội bước tiến qua một nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ qua, Hội đồng Ðội huyện Trần Văn Thời thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; đẩy mạnh các phong trào theo hướng chú trọng tính giáo dục; tuyên truyền, phổ biến và triển khai nghị quyết đại hội Ðoàn các cấp đến đội viên. Ðồng thời, triển khai cụ thể hoá cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”, tích cực hỗ trợ thiếu nhi trong học tập và đời sống, vui chơi giải trí, phát triển thể lực, rèn luyện kỹ năng xã hội; huy động nguồn lực chăm lo, giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

Giải đáp băn khoăn về chọn ngành, chọn nghề

Năm nay là năm thứ 3 liên tiếp, Chương trình Tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp được Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau tổ chức tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo điều kiện cho học sinh vùng sâu, vùng xa được tiếp cận những thông tin về các phương thức xét tuyển, định hướng chọn ngành, chọn nghề cho cột mốc quan trọng của tương lai.

Cô giáo giỏi việc trường, đảm việc nhà

Trong 21 năm giảng dạy tại Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, cô Huỳnh Tố Nha không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng sư phạm, tìm phương pháp mới, hay, sáng tạo để các tiết dạy trở nên hấp dẫn, sinh động, học sinh hứng thú hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

Cậu học trò nghèo và hành trang kỳ lạ

Hình ảnh cậu học trò nghèo Lê Hữu Do, Lớp 11B2, Trường THPT Phan Ngọc Hiển, huyện Năm Căn, cùng chiếc xe đạp cũ với lỉnh kỉnh dụng cụ sau mỗi giờ tan học đã lay động trái tim những người chứng kiến. Cũng như nhiều hoàn cảnh học sinh khó khăn khác, con đường tìm con chữ của em thực sự gian nan.

227 giáo viên tham gia Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau

Lễ khai mạc Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau diễn ra vào chiều 17/3 tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau). Đến dự có Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng đại diện lãnh đạo các phòng GD&ĐT huyện, TP Cà Mau.

Trường đẹp, trò ngoan

Bên cạnh việc quan tâm đến nâng cao chất lượng dạy và học, Trường THCS xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời còn chú trọng giữ gìn sắc xanh, góp phần tạo cảnh quan học đường sáng, xanh, sạch, đẹp, thân thiện.

Lớp học hạnh phúc

Với quan điểm giáo dục hiện đại, thay vì chỉ chạy theo thành tích điểm số, ngành giáo dục huyện Trần Văn Thời áp dụng mô hình mới trong giảng dạy và học tập, bước đầu đem đến hiệu quả, có giá trị giáo dục cao. Trong đó, tiêu biểu là mô hình “Lớp học hạnh phúc”.

Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 525/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5/1/2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đến năm 2030.

Linh hoạt ôn tập môn thi tự luận

Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh thi bắt buộc 2 môn gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ðịa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong đó, duy nhất môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.