ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 22:29:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Nóng” sản xuất lúa gạo và IUU

Báo Cà Mau (CMO) Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 25 - Ủy ban Thường vụ Quốc Hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, chiều nay (15/8) Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trả lời nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm của ngành. Trong đó, tập trung vào nội dung “nóng” là xuất khẩu gạo và khai thác theo IUU. Dự điểm cầu trực tiếp tại Hà Nội có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so cùng kỳ. Đáng quan ngại nhất là dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng hơn cùng kỳ, nhưng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực này chỉ đạt 4,95 tỷ USD, giảm đến 25,4% so cùng kỳ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá phiên chất vấn và trả lời chất vấn đạt chất lượng, sát thực tiễn, đáp ứng nguyện vọng của cử tri. (Ảnh chụp màn hình)

Có 4 nhóm mặt hàng lợi thế đã tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu, mang về kim ngạch vượt trội so cùng kỳ, như: Rau quả, cà phê, hạt điều. Riêng xuất khẩu gạo tăng đến 29,6% và dự báo sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong những tháng còn lại của năm nay khi Ấn Độ và một số quốc gia hiện dừng xuất khẩu gạo và Thái Lan khuyến nghị giảm diện tích trồng lúa để tránh hiện tượng El nino…

“Khó khăn trong xuất khẩu của ngành nông nghiệp vẫn còn hiện hữu, nhu cầu thị trường phục hồi chậm là do biến động thị trường từ những bất ổn trên thế giới”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhận định. Đồng thời cho rằng, trong thách thức vẫn mở ra nhiều cơ hội, nhất là trên lĩnh vực lúa gạo, từ đó cần linh hoạt vừa đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, vừa chủ động nguồn cung phù hợp với nhu cầu xuất khẩu.

 

Phiên họp tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn lĩnh vực nông nghiệp, trong đó “nóng” về trồng lúa và chống khai thác IUU. (Ảnh chụp màn hình)

Theo tính toán, năm 2023 sản lượng ước đạt 43,1 triệu tấn lúa (tăng trên 452 nghìn tấn so cùng kỳ); sản lượng gạo xuất khẩu ước tính 7,0 triệu tấn (tương đương 29,5 triệu tấn lúa). Theo Bộ trưởng, tình hình sản xuất gạo hiện vẫn chỉ là dự báo ngắn hạn, trong khi tình hình thế giới ở ngành hàng này liên tục thay đổi, cần linh hoạt, thích ứng với thị trường đầy biến động.

Nói về mối quan hệ sản xuất, người đứng đầu ngành nông nghiệp mong muốn cần thực hiện có hiệu quả tư duy mua bán sang tư duy hợp tác, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất và phải được số hóa theo hướng kinh tế tập thể, phù hợp với thời đại.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ nhiều nội dung về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. (Ảnh chụp màn hình)

"Trong nông nghiệp thì thu nhập người trồng lúa là thấp nhất, không thể nói khác được, dù thực tế đã có nhiều thay đổi. Việc tăng thu nhập cho người trồng lúa không chỉ căn cứ vào giá lúa tăng cao, xuất khẩu gạo tăng cao, mà cả quá trình sản xuất, trong đó đầu vào sản xuất giảm được bao nhiêu thì thu nhập sẽ được tăng bấy nhiêu. Ngoài ra, thu nhập của người dân trên đất trồng lúa giờ không chỉ từ hạt lúa, mà phía dưới còn là con cá, con tôm, con cua, rồi kinh tế du lịch sinh thái, du lịch nông thôn… Đó là kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, mà ngành ngành nông nghiệp đang hướng đến, không chỉ trên đất trồng lúa", Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hận và Nguyễn Duy Thanh tham dự phiên chất vấn tại điểm cầu Cà Mau.

Minh chứng rõ hơn cho thông tin trên, về tầm nhìn chiến lược, Bộ trưởng cho biết ưu tiên hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản chủ lực; tổ chức sản xuất nông nghiệp bền vững theo mục tiêu, định hướng tại Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và các giải pháp cụ thể tại các đề án đang triển khai, như: “Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025”; “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ”; “Thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030”... Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hec-ta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”; Đề án “Phát triển hệ thống logistic nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050”…

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu các địa phương cần vào cuộc tích cực, chấp hành nghiêm ngặt các quy định, linh hoạt trong quản lý diện tích đất trồng lúa.

Nói về tình hình chống khai thác IUU, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết đã có nhiều tiến bộ, như khung pháp lý cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quốc tế; công tác quản lý đội tàu có nhiều chuyển biến tích cực; thực hiện kiểm soát sản phẩm thủy sản nhập khẩu theo quy định của Hiệp định PSMA về tổng thể đã có sự cải thiện tốt hơn so với trước. “Gỡ thẻ vàng IUU là hành động quyết liệt thể hiện cam kết, trách nhiệm trong hội nhập sâu cùng quốc tế; là mục tiêu khôi phục trữ lượng và tăng tính đa dạng nguồn lợi thủy sản. Đó là giảm cường độ khai thác, chuyển đổi nghề từ khai thác sang nuôi trồng”, Bộ trưởng tỏ rõ quan điểm.

 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu cần có chế tài đủ mạnh, thể hiện quyết tâm trong xử lý nghiêm minh vi phạm chống khai thác IUU.

Trả lời chất vấn tại hội trường vào chiều nay, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên thông tin về định hướng cung ứng hàng hóa, mở rộng thị trường nhằm tăng cao sản lượng xuất khẩu nông sản, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Phiên chất vấn có nhiều nội dung liên quan đến các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Y tế./.

Trần Nguyên

 

 

 

 

 

 

Liên kết hữu ích

Xử lý nghiêm khai thác huỷ diệt

Thời gian qua, công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước tăng cường tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm hành vi dùng xung kích điện khai thác thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt nhằm tái tạo và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trong môi trường tự nhiên.

Cách hay bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Ðổi dụng cụ kích điện, vũ khí, công cụ tự chế, súng hơi, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để nhận gạo, nhu yếu phẩm, là cách làm của Công an xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. Việc làm này vừa hỗ trợ những hộ dân có điều kiện vượt qua khó khăn để tìm việc làm ổn định, vừa thu hồi được các dụng cụ kích điện (xiệt cá), nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) nội đồng.

Tuổi trẻ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, hội viên, thanh niên cùng tham gia ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính chất huỷ diệt, nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển NLTS.

Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Người dân cùng hành động

Ðể người dân nhận thức sâu sắc hơn về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS), chống khai thác tận diệt, Huyện uỷ Năm Căn chỉ đạo các địa phương, đồn biên phòng ra quân, phát động giao nộp thiết bị, vật liệu, dụng cụ, ngư cụ khai thác NLTS có tính huỷ diệt, tận diệt và lồng ghép tuyên truyền để người dân nắm rõ thông tin về Nghị quyết 04/2024/NQ-HÐTP (Nghị quyết 04). Ðây là nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản. Từ đó để người dân nắm rõ và cùng thực hiện.

Tuân thủ quy định về IUU: Bảo vệ mình, bảo vệ nghề

Ðã có nhiều chuyển biến, nhất là ý thức của người dân, liên quan đến hoạt động chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại cần tiếp tục được khắc phục, để không chỉ gỡ được thẻ vàng của Uỷ ban Châu Âu (EC), mà quan trọng hơn hết là vì mục tiêu phát triển nghề cá bền vững.

Hồi sinh nguồn lợi cá đồng

Với mục tiêu hồi sinh nguồn lợi cá đồng, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ (Trung tâm), thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, đã xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau. Mô hình này được triển khai trong thời gian 36 tháng (bắt đầu từ tháng 12/2021-11/2024).

Vì nghề biển bền vững và an toàn

Chuyển đổi ngành nghề khai thác ven bờ là một trong những giải pháp quan trọng để không chỉ nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) mà còn góp phần giúp người dân an toàn hơn trước thiên tai. Tuy nhiên, dù đã nỗ lực nhưng do nguồn ngân sách còn hạn chế nên việc chuyển đổi nghề thời gian qua chưa được triển khai rộng rãi.

Xử lý nghiêm hành vi tận diệt cá non

Hiện đang bước vào mùa mưa, là điều kiện để các loài cá sinh trưởng và phát triển. Lợi dụng điều đó, nhiều hộ dân khai thác theo nhiều hình thức để bán nhằm trục lợi cá nhân. Thời gian qua, nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán cá non, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) nội đồng, ngành chức năng đã tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Phát hiện thêm 2 tàu cá tháo gỡ thiết bị VMS sai quy định

Sáng nay (9/8), theo báo cáo nhanh của Chi cục Kiểm ngư, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, qua rà soát trên hệ thống giám sát hành trình và bằng biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị này đã phát hiện 2 vụ việc tháo thiết bị giám sát hành trình (thiết bị VMS) gửi trên nóc nhà và đưa tàu cá đi khai thác thuỷ sản.

Chấp hành nghiêm trong khai thác

Nhằm góp sức cùng cả nước tháo gỡ thẻ vàng của Uỷ ban Châu Âu, Ðồn Biên phòng Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cho ngư dân về các quy định chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Từ đó, giúp ngư dân trên địa bàn huyện nâng cao nhận thức, tham gia khai thác thuỷ sản trên biển theo đúng quy định của pháp luật.