ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 06:57:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Quân thù không sợ cái gì, chỉ sợ Nhân dân Việt Nam đoàn kết”

Báo Cà Mau Con đường đi tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là quá trình Đảng ta tổ chức tập hợp, huy động đoàn kết mọi lực lượng yêu nước. Đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ lịch sử. Sử ta dạy cho ta bài học này: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.

Bài học đó không chỉ đúng với thời kỳ trước khi Đảng ra đời mà đúng trong mọi giai đoạn của lịch sử. Dưới thời thực dân Pháp thống trị chúng ta luôn luôn tranh đấu giành quyền độc lập tự do. Từ phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX, các cuộc đấu tranh đầu thế kỷ XX đến các cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Bắc Sơn, Đô Lương đều tỏ rằng Nhân dân ta quyết chiến đấu hi sinh để phá tan xiềng xích nô lệ nhưng tất cả đều chưa thành công. Điều đó “không phải vì đế quốc mạnh, nhưng một là vì cơ hội chưa chín, hai là vì dân ta chưa hiệp lực đồng tâm”.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là “muốn đánh Pháp, Nhật ta chỉ cần một điều: Toàn dân đoàn kết”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc lập, tự do”. Tư tưởng Hồ Chí Minh là: “có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được ĐỘC LẬP, TỰ DO”. Tư tưởng đó được thể hiện rõ nét ở Hội nghị Trung ương Tám (tháng 5/1941) với quyết định lập Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc để đoàn kết chặt chẽ mọi lực lượng yêu nước chống phát xít và thực dân. Làm như thế để tập trung lực lượng chống đế quốc và bè lũ tay sai, lôi kéo những người yêu nước trong các giai cấp mở rộng Mặt trận dân tộc cứu nước. Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh) với tên gọi và chương trình rõ rệt, thiết thực, giản đơn, đầy đủ, hợp với nguyện vọng toàn dân nên đã đánh thức được tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước của dân ta. Mười điểm của chương trình Việt Minh vừa chung cho toàn thể dân tộc, vừa cho quyền lợi của công nhân, nông dân và cho mọi tầng lớp Nhân dân.

Vấn đề không chỉ dừng lại ở thành lập Mặt trận Việt Minh, mà một điều cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định là giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng và Mặt trận Việt Minh; cách tổ chức các đoàn thể quần chúng; cách tuyên truyền. Không chú trọng vào hình thức lý thuyết mà phải căn cứ vào hành động thực tế để đạt được mục đích cao nhất là khơi dậy tinh thần ái quốc mạnh mẽ, thức tỉnh những tinh thần yêu nước của con Rồng, cháu Tiên thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn để giành thắng lợi cho cách mạng.

Về mối quan hệ giữa Đảng và Mặt trận Việt Minh, Đảng là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất trong Mặt trận Việt Minh, tức là “có thể hăng hái tham gia trực tiếp chỉ huy các cuộc tranh đấu của quần chúng trong Việt Minh. Ở đó, nhờ chính trị đúng đắn của Đảng và tinh thần hi sinh của Đảng ta sẽ có ảnh hưởng lớn và uy tín mạnh để lãnh đạo toàn dân chống quân thù”.

Về tổ chức các đoàn thể quần chúng: phải tập trung, xoay về cứu quốc là cốt yếu. Phải mở rộng phạm vi cách mạng trong các tầng lớp Nhân dân có thể có ít tinh thần yêu nước. Đảng viên phải tránh bệnh cô độc. Vì chính sách hiện tại là cứu quốc, nên “điều cốt yếu là không phải những hội viên phải hiểu chủ nghĩa cộng sản mà điều cốt yếu hơn là họ có tinh thần cứu quốc và muốn tranh đấu cứu quốc". Như vậy, phương cách tổ chức là phải hết sức mềm dẻo, thích hợp từng lúc, từng nơi, đừng quá chú trọng hình thức mà bỏ mất thực tế thiết thực ích lợi của nó.

Về công tác tuyên truyền: Đảng phải có nghệ thuật tuyên truyền là nhằm vào tình thế biến chuyển để đặt ra những khẩu hiệu thích hợp kịp thời huy động quần chúng ra đấu tranh. Thành công lớn nhất của Đảng đã nhận định cuộc cách mạng trước mắt của Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nên cách tuyên truyền tranh đấu là chĩa tất cả mũi nhọn vào kẻ thù của dân tộc hơn là chú ý lãnh đạo cuộc đấu tranh giành quyền lợi cho giai cấp. Đảng đã giải thích cho Nhân dân biết rằng lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn thảy, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi của toàn thể dân tộc.

78 năm trước, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Đảng khơi dậy lòng yêu nước của mọi người Việt Nam thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc bằng việc tổ chức Mặt trận Việt Minh, đi tới Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công. Hiện nay, mục tiêu đặt ra là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tình hình thế giới, đất nước và mục tiêu cách mạng hiện nay không giống trước đây. Nhưng tinh thần của cuộc Cách mạng Tháng Tám 78 năm về trước thì vẫn nguyên giá trị nóng hổi tính thời sự.

Cuộc mít tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Mặt trận Việt Minh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19/8/1945. (Ảnh tư liệu)

Bài học qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới cho thấy đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng như trước đây, hiện nay tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức do Đảng lãnh đạo. Đảng ta nhấn mạnh, không ngừng củng cố tăng cường đoàn kết. Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta như Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Đoàn kết chỉ có sức mạnh thật sự bằng tổ chức “vỏ vật chất” của đoàn kết. Đó là, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Cũng như Mặt trận Việt Minh, hiện nay phải giải quyết tốt quan hệ giữa Đảng với Mặt trận Tổ quốc. Đảng phải thể chế hoá và cụ thể hoá các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; khắc phục những hạn chế, bảo đảm tác dụng hiệu quả thực chất hoạt động giám sát phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội. Đảng lãnh đạo Mặt trận. Nhưng muốn khẳng định sự lãnh đạo của mình thì Đảng phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng, là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền lợi và lợi ích chính đáng của Nhân dân, được Nhân dân tham gia ý kiến. Đảng phải đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân và Đảng, Nhà nước; tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt cần “Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;… Xây dựng thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân trong và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội có quyền lợi và trách nhiệm góp ý xây dựng Đảng. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động Nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy: “Quân thù không sợ cái gì, chỉ sợ Nhân dân Việt Nam đoàn kết”. Chân lý đó đúng mọi lúc, mọi nơi. Sự nghiệp đổi mới hôm nay muốn thành công phải dựa vào sức mạnh của dân ta đoàn kết./.

 

Theo dangcongsan.vn

Vinh quang bất tử

Mỗi câu chuyện từ những nhân chứng đi ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đều là những trang sử sống quý giá, sinh động, mà may mắn thay, hậu thế chúng tôi, những người không biết đến bom đạn chiến tranh còn có thể nghiêng mình chiêm ngưỡng.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần II: Diễn biến, kết quả của chiến dịch

Sau khi công tác chuẩn bị hoàn thành, ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Chiến dịch diễn ra thành ba đợt trong gần hai tháng. Với địa hình hiểm trở, việc kéo pháo vào tập trung tại trận địa đã vô cùng khó khăn.Tuy nhiên, với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã tìm mọi cách vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần III: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - SỨC MẠNH VIỆT NAM, TẦM VÓC THỜI ĐẠI - Phần I: Bối cảnh lịch sử, âm mưu của thực dân Pháp và sự chỉ đạo chiến lược của ta

70 năm đã trôi qua, Chiến dịch Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024) là chiến thắng vĩ đại đã ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX. Đây là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử... Ý nghĩa, tầm vóc, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca bất diệt của thời đại Hồ Chí Minh

Đúng ngày này 70 năm trước, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp mà ngay cả trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II cũng không có tập đoàn cứ điểm nào mạnh bằng. Trải qua 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non (thơ Tố Hữu), bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Bác Hồ trao trên nóc hầm Đờ Cát, vào giữa tim con nhím Điện Biên Phủ, kết liễu số phận của nó.

Ðong đầy ký ức Ðiện Biên

Chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm trôi qua, những người lính Bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến từng tham gia Chiến dịch Ðiện Biên Phủ luôn tự hào về những năm tháng gian khổ nhưng đầy oanh liệt ấy.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.

Những năm tháng mãi trong tim...

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, với quyết định mang tầm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng, những chuyến tàu năm 1954 đã đưa nhiều người con miền Nam tập kết ra Bắc tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng. Trong số đó, có những người con Cà Mau. Ðến nay, dù đã 7 thập kỷ trôi qua, nhưng họ vẫn nhớ như in cái ngày lịch sử ấy.

Vẹn nguyên giá trị ngày toàn thắng

49 năm, ngót nửa thế kỷ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với tầm vóc lịch sử đã được đúc kết: “Thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta, một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” (Báo cáo chính trị tại Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ IV của Ðảng).

Ðội quân kiến vàng

Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một số địa phương ở miền Nam, như Bến Tre, sáng tạo cách đánh giặc bằng hầm chông kết hợp ong vò vẽ, làm cho kẻ địch bao phen bạt vía... Ở Cà Mau, lại có loại vũ khí lợi hại chẳng kém ong vò vẽ, khiến quân nguỵ bị một phen điếng hồn, bỏ chạy, đó là “đội quân kiến vàng”, không phải nuôi và cũng không huấn luyện gì.