ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 17:57:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

3 học sinh đoạt giải cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế

Báo Cà Mau Tại Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam – Em vẽ nước Nga” lần thứ VII, do Hội Hữu nghị Việt – Nga tổ chức, Cà Mau có 3 em học sinh đoạt giải. Cả 3 em đều là học sinh của Trường THPT Hồ Thị Kỷ.

Cuộc thi Vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam - Em vẽ nước Nga” lần thứ VII là 1 trong các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Chủ tịch Hồ chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến nước Nga, nhằm phát hiện tài năng, tạo môi trường sáng tạo, giao lưu giữa thanh thiếu niên Việt Nam và Nga; giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về lịch sử, văn hóa, truyền thống, phong tục của 2 đất nước; tăng cường hiểu biết và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Nga.

Theo đó, phát động từ ngày 15/4-15/5, sau khi tổng hợp, Trường THPT Hồ Thị Kỷ đã gửi hơn 100 tác phẩm dự thi, kết quả, học sinh trường đoạt 2 giải Nhì và 1 giải Ba. Hai giải Nhì thuộc về em Cao Trần Mỹ Quyên, lớp 9A, với tác phẩm “Vũ điệu Nga” và em Huỳnh Trọng Nguyễn, lớp 11A5, với tác phẩm “Nhà thờ Basil nước Nga”; giải Ba thuộc về em Huyền Tôn Nữ Bảo Anh, lớp 11A8, với tác phẩm “Lễ tiễn mùa đông”.

Thầy Nguyễn Minh Thư, Trưởng ban Báo chí, Trường THPT Hồ Thị Kỷ biểu dương em Huỳnh Trọng Nguyễn (thứ 3 từ phải sang), lớp 11A, với tác phẩm: “Nhà thờ Basil nước Nga” và em Huyền Tôn Nữ Bảo Anh (thứ 3 từ trái qua), lớp 11A8, với tác phẩm: “Lễ tiễn mùa đông” cùng những học sinh có tác phẩm tranh vẽ đẹp.

Em Huỳnh Trọng Nguyễn chia sẻ: “Khi bắt đầu tham gia cuộc thi, em cũng không biết vẽ chủ đề gì. Nhưng sau khi tìm hiểu, em biết nước Nga rất rộng lớn, có nhiều lễ hội, nhiều công trình kiến trúc văn hoá độc đáo, hoành tráng, nguy nga, và Nhà thờ thánh Basil là công trình kiến trúc nổi tiếng nhất thủ đô Matxcơva, Nga. Đây không chỉ biểu tượng của thành phố mà còn lại biểu tượng cho đất nước Nga cho nên em đã vẽ kiến trúc nhà thờ với màu sắc thật hài hoà. Qua tác phẩm Nhà thờ Basil nước Nga, em hy vọng sẽ truyền tải những thông điệp tích cực đến với mọi người về tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nga ngày càng bền chặt, cũng như giúp mọi người biết đến nhiều hơn về những công trình kiến trúc đặc sắc của người Nga”.

Tác phẩm: “Nhà thờ Basil nước Nga” của em Huỳnh Trọng Nguyễn đoạt giải Nhì.

Tác phẩm “Vũ điệu Nga” của em Cao Trần Mỹ Quyên, đoạt giải Nhì.

Em Huyền Tôn Nữ Bảo Anh vui mừng bộc bạch: “Em hơi bất ngờ khi biết tin mình đoạt giải. Trước đó, lúc nhận được chủ đề cuộc thi, em cũng đã tìm hiểu rất nhiều về con người, về nền văn hoá, lễ hội truyền thống của nước Nga tươi đẹp trên sách báo, phương tiện truyền thông để tìm cảm hứng. Một lần tình cờ trên tivi, em biết được ở Nga có Lễ hội tiễn mùa đông và em đã thực hiện ngay ý tưởng của mình. Từ tác phẩm của mình, em hy vọng mọi người sẽ biết đến nước Nga nhiều hơn”.

Tác phẩm: “Lễ tiễn mùa đông” của em Huyền Tôn Nữ Bảo Anh, đoạt giải Ba.

Thầy Nguyễn Minh Thư, giáo viên dạy môn Mỹ thuật, Trưởng ban Báo chí, Trường THPT Hồ Thị Kỷ, phấn khởi: “Khi biết thông tin có 3 em học sinh đoạt giải cao tại Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế “Em vẽ Việt Nam – Em vẽ nước Nga”,  tập thể nhà trường, bản thân tôi cũng như các em đoạt giải hết sức vui mừng, bất ngờ vì đây là lần đầu tiên nhà trường gửi tác phẩm dự thi đã đoạt giải. Được sự hướng dẫn của nhà trường cùng với năng khiếu của mình, cả 3 em đã nỗ lực hết mình để sáng tạo nên những bức tranh đẹp, ý nghĩa, đúng với quy định của Ban tổ chức cuộc thi. Phát huy thành quả đạt được, trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất để khích lệ tài năng trẻ, chăm bồi, tạo môi trường sáng tạo giúp các em học sinh phát triển năng khiếu vẽ, tự tin tham gia tại các cuộc thi vẽ”.

Thông tin từ Ban tổ chức cuộc thi cho biết, cuộc thi đã nhận hơn 17.000 tác phẩm tham gia. Nhiều tác phẩm được thực hiện độc đáo, ý tưởng tác phẩm thể hiện sự sáng tạo độc đáo, bám sát các chủ đề, có yếu tố thẩm mĩ cao. Sau 3 vòng chấm giải, có 52 tác phẩm đoạt giải ở 3 nhóm tuổi (6-9 tuổi, 10-12 tuổi, 13-16 tuổi). Lễ tổng kết và trao giải sẽ được tổ chức trong tháng 12/2023.

Quỳnh Anh

Mâm cơm ngày Tết

Quê tôi ở Bạc Liêu, giáp bán đảo Cà Mau của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tôi thấy mâm cơm ngày Tết quê mình cứ hằn sâu trong tâm khảm, đi đâu, làm gì cũng nhớ khi mấy ngọn gió chớm xuân len lỏi kéo về.

Về nơi phù sa

Mẫn nói với tôi, trong người thấy âm u quá, muốn đi đâu đó xa xa "chữa lành". Người đầu tiên nó nghĩ đến là tôi, bởi trong đầu đã ghim sâu cái ấn tượng “nghe nói Cà Mau xa lắm”. Tôi và Mẫn học cùng khoá ngành du lịch, sau khi tốt nghiệp thì cùng vào làm một công ty lữ hành. Cho đến thời điểm dịch bùng phát, mọi thứ đảo lộn. Tôi nghiệm ra chân lý, không đâu bằng quê mình, thế là về Cà Mau phụ tía má làm điểm homestay nho nhỏ. Còn Mẫn vẫn mải miết với những chuyến đi.

Nhớ thời diễn hài ở Miền Tây

Hài là món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả nói chung và người dân miền Tây nói riêng vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Thế nên, cứ đến tết Nguyên đán, bà con lại mong ngóng các đoàn về quê biểu diễn, với những tên tuổi nghệ sĩ nổi tiếng, để ngày Tết được cười “thả ga”.

Khơi nguồn cảm hứng

Trong thế giới đầy biến động của nghệ thuật, có những nghệ sĩ không chỉ chinh phục trái tim công chúng bằng những tác phẩm tuyệt vời mà còn góp phần truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những người xung quanh. Một trong số đó là Hoạ sĩ Lý Cao Tấn.

Khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ

Sáng 26/1, tại sân quần vợt Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ năm 2025. Đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, TP Cà Mau, các doanh nghiệp, các đội lân sư rồng, các câu lạc bộ võ thuật trong tỉnh và hơn 800 người dân đến xem và cổ vũ.

Bé vui Tết xưa

Những ngày giáp tết Nguyên đán, tại các trường mầm non, không gian ngập tràn sắc xuân với hình ảnh đặc trưng của phiên chợ quê như: thúng, nia, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, cành mai, cành đào, câu đối đỏ...

Xuân Quê hương 2025-Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước

Tối 19/1, Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt Xuân Quê hương 2025 với chủ đề “Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" - chương trình thường niên thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trên toàn thế giới đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Danh hài Hồng Tơ - Nhớ thời hoàng kim tấu hài Tết

Danh hài Hồng Tơ không giấu sự tiếc nuối khi thời hoàng kim của tấu hài qua đi, khiến cái Tết cũng đôi phần vơi bớt không khí rộn ràng.

KHI THÁNG CHẠP VỀ

Ai thả chút nắng mềm lên tháng Chạp Mà ngày như chìm giữa khoảng trời đông Sương sớm vẫn ngủ vùi trong ngọn bấc Cho người còn khoe áo lạnh cuối năm

Giao thoa tín ngưỡng dân gian

Văn hoá dân gian, trong đó có tín ngưỡng dân gian từ bao đời nay như những mạch nguồn dồi dào trong dòng chảy không ngừng của văn hoá. Nó có sức sống và đầy hấp dẫn. Do tồn tại trong những điều kiện lịch sử cụ thể, từng thời điểm, từng địa phương cũng có những khác biệt khó lẫn lộn, cũng như từ sự phong phú đó đã dựng nên những màu sắc đặc thù gắn liền với vùng đất được khai phá và xây dựng.