ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 06:59:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

30 năm không có quyền công dân

Báo Cà Mau (CMO) Từ trước đến nay, anh Đỗ Công Mây, sinh năm 1988, ngụ Ấp 9, xã Trí Lực, huyện Thới Bình sống trong tình trạng không có bất kỳ giấy tờ tuỳ thân nào. Điều này mang đến không ít phiền hà cho cuộc sống của anh.

Để có được việc làm tại một công ty, được thi bằng lái xe… là bình thường đối với một công dân. Thế nhưng, đối với anh Mây, đó là ước muốn viển vông!

Đau đáu một thân phận

Chỉ vì tiếng “con nuôi” nên anh Mây không được nhập hộ khẩu, không làm được CMND, không có bất kỳ giấy tờ tuỳ thân nào. Thật vất vả để tồn tại, cứ sống trong cái vòng luẩn quẩn, nằm ngoài lưới an sinh xã hội.

Ông Đỗ Văn Trị là cha nuôi của anh Mây, kể: “Tôi nuôi nó hồi 8 tuổi. Lúc trước, do khó nuôi con nên tôi mới nhận nuôi nó đỡ đầu, có hứa với cha ruột nó một thời gian sẽ trả lại. Lúc cho tôi nuôi không có giấy tờ gì, mà hồi đó cũng không nghĩ ra chuyện giấy tờ gì đâu. Cha ruột thằng Mây sống trên sông nước, bằng nghề làm thuê, mai ở chỗ này, mốt chỗ kia thì làm gì có giấy tờ. Đến lúc định trả nó lại thì cha ruột nó mất, mẹ nó thì bỏ đi biệt xứ nên tôi nuôi luôn đến giờ”.

“Việc đi học cũng rất khó khăn nhưng nhờ quen nên gởi cho cô giáo, cũng không cần giấy khai sinh, nhưng đâu phải gởi hoài được. Muốn cho nó học tiếp phải có giấy khai sinh, nhưng nhiều lần đi làm không được vì địa phương yêu cầu phải có giấy “nhận con nuôi”. Gia đình khó khăn nên đâm ra cho nó học cũng chẳng đến nơi đến chốn”, ông Trị trải lòng.

Đầu tiên phải kể đến là việc nhập hộ khẩu. Trước đây, nhiều lần ông Trị xin nhập hộ khẩu cho anh Mây, cũng vì lý do không có giấy “nhận con nuôi”, không có chữ ký của cha ruột anh Mây nên công an xã không đồng ý giải quyết. Không được nhập hộ khẩu đồng nghĩa với việc không làm được CMND hay bất kỳ giấy tờ nào khác.

Anh Đỗ Công Mây nhiều năm ròng mong làm được giấy tờ tuỳ thân để làm “công dân chính hiệu”.

Có một lần ông Trị tìm đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý huyện Thới Bình. Ông Trị kể: “Một anh nhân viên ở đây hướng dẫn tôi về làm đơn nhận con nuôi, rồi đem lên xã chứng nhận. Nhưng đem đơn đến xã thì công chức tư pháp trả lời mông lung, tôi không biết đâu mà lần”.

Buộc phải bổ sung, minh chứng nhiều thứ thủ tục rườm rà, ông Trị ngán ngẩm: “Cách đây 2-3 tháng, tôi qua gặp Công chức Tư pháp xã Trí Lực, bà Bùi Thị Nga nói nào là phải có giấy nhận con nuôi, hoặc bây giờ yêu cầu tôi phải cho đất và làm hồ sơ cho nó một cái sổ hộ khẩu riêng nhưng không được lấy họ của tôi. Yêu cầu gì tôi cũng đồng ý miễn sao làm được giấy tờ cho con tôi là được, nhưng bà Nga trả lời rằng, chờ thông qua cấp trên, vì trường hợp này vượt thẩm quyền, xã chỉ làm từ 14 tuổi trở xuống, còn từ 16 trở lên phải huyện, tỉnh mới làm được. Bà hứa ngày qua ngày, đến giờ vẫn chưa làm được”.

Theo ông Trị: “Nuôi nó đó giờ tôi đâu kể như con xin, xem như con ruột mình. Cha mẹ nó như vậy rồi bỏ đâu, bây giờ tuổi tôi đã lớn, sống nay chết mai mà chưa làm tròn bổn phận tối thiểu với nó, bỏ nó sống bơ vơ, ai làm giấy tờ cho nó được? Ráng làm giấy tờ cho nó vô công ty làm ăn, có vợ con với người ta nhưng riết rồi cũng nản. Tôi đi hết năm này qua năm nọ, qua mấy đời chủ tịch xã vẫn không làm được”.

Nỗi khổ làm gì cũng không được

Năm 22 tuổi, anh Mây được người anh kết nghĩa rủ về TP Hồ Chí Minh làm hồ, ai thuê gì làm nấy để mong tìm được cái nghề nuôi thân.

Do không có CMND nên khi thuê nhà trọ ở thì trốn chui trốn nhủi. Anh Mây kể: “Mỗi lần công an phường kiểm tra, tôi phải ra ngoài lánh mặt. Có lần công an đến kiểm tra, nửa đêm cũng đi ra dầm mưa mấy tiếng đồng hồ”.

“Chạy xe máy đi làm, mấy lần bị cảnh sát giao thông thổi, yêu cầu xuất trình giấy tờ, nói là gấp quá nên quên, nên chỉ bị phạt tiền. Một lần vì không đưa ra được giấy tờ nên xe bị tạm giữ, tôi kể hết hoàn cảnh với công an, mấy anh tin, thương tình nên trả xe”, anh Mây bùi ngùi.

Công việc làm hồ không ổn định, làm bên ngoài quá bấp bênh nên anh Mây nhờ người quen làm cho bộ hồ sơ giả để xin vô một công ty gỗ tại TP Hồ Chí Minh, nhưng chỉ được 1 tháng thử việc, công ty phát hiện nên đuổi. Anh Mây than: “Làm hồ không ổn định, hết công trình thì thất nghiệp. Tôi ước gì được vô làm tại công ty, được ký hợp đồng, có bảo hiểm… Bây giờ đi đâu xin việc người ta cũng đòi giấy tờ tuỳ thân mới giao việc, không có giấy tờ đi đâu cũng trốn chui trốn nhủi”.

“Tôi định lập gia đình nhưng lại sợ không thể làm thủ tục đăng ký kết hôn. Với lại sợ sinh con ra thì chúng lại rơi vào vòng luẩn quẩn như tôi”, anh Mây nói./.

Nói về hoàn cảnh ngặt nghèo của anh Đỗ Công Mây, Phó chủ tịch UBND xã Trí Lực Nguyễn Văn Trung chia sẻ: “Trường hợp này cũng khó nên UBND xã có xin ý kiến Sở Tư pháp nhưng Sở Tư pháp chỉ gọi điện về Phòng Tư pháp huyện, Phòng Tư pháp cũng chỉ điện về xã chứ chưa có một văn bản nào. Chỉ chỉ đạo bằng miệng, phải chi có hướng dẫn cụ thể để mình làm. Bây giờ biết vận dụng thế nào để tạo điều kiện cho em này có đầy đủ thủ tục, có quyền lợi của người công dân đây, trường hợp này hy hữu quá!”.

Kim Liếu

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.