ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:06:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

54 hộ dân mỏi mòn chờ nước

Báo Cà Mau Từ 8 năm nay, cứ đến mùa hạn là 54 hộ dân thuộc Ấp 6, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, lại phải gồng mình chịu cảnh thiếu nước.

Ông Trần Văn Sĩ, Trưởng Ấp 6, cho biết: “54 hộ dân này sinh sống ở tuyến kênh Sáu Vẹn, tuyến kênh Út Nhỏ và tuyến kênh bờ bao, với chiều dài gần 8 km; có điểm chung là sâu bên trong, xa lộ chính, việc đi lại bất tiện nên từ đó khó khăn trong việc vận chuyển nguồn nước để sinh hoạt”.

Theo các hộ dân nơi đây, kể từ mùa hạn nặng năm 2016 đến nay, cứ đến mùa khô là bà con phải chịu cảnh thiếu nước. Ông Nguyễn Văn Triều, người dân nơi đây, cho biết: “Nhà tôi khoan giếng nước 2 lần rồi mà không xài được, do nhiễm phèn mặn. Ngoài xây bồn chứa khoảng 18 ngàn lít, tôi còn đào thêm 6 cái ao (mỗi ao 500 m2), những mùa hạn trước thì đủ xài, nhưng mùa này thì hết sạch. Vừa tưới hoa màu, vừa sử dụng sinh hoạt thì làm sao đủ được?”.

Những hộ có điều kiện như ông Triều thì đào ao trữ ngọt, lấy nước bơm lên lóng phèn rồi sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày, còn những người không có điều kiện thì phải chở từng can nhựa 20 lít nước về sử dụng, chi phí vận chuyển không phải ít.

Cùng ấp, chị Nguyễn Thị Phượng bộc bạch: “Giờ những hộ dân như chúng tôi chỉ cần có được nguồn nước sạch sinh hoạt, tiền đóng cao hơn tí cũng không sao, chứ ngán cảnh thiếu nước này rồi”.

Chị Nguyễn Thị Phượng cho biết máy giặt của gia đình không thể sử dụng mấy tháng nay, vì thiếu nước.

Theo ông Trần Văn Sĩ, khu vực 54 hộ dân đang sinh sống được ví như “lòng chảo” của hạn mặn, ở đây hầu như không khoan được nước ngầm, có khoan cũng không xài được, vì nước rất mặn, lại thêm nhiễm phèn.

"Trong 54 hộ, có tới 21 hộ là hộ nghèo nên việc chuẩn bị bồn chứa nước gặp không ít khó khăn. Cứ đến mùa hạn là lại phải chạy lo tìm nước sinh hoạt”, ông Sĩ cho biết.

Ðược hỗ trợ bồn chứa nước, nhưng do ở xa lộ lớn, người dân gặp khó khăn trong vận chuyển cũng như trữ nước sinh hoạt.

Vừa qua, xã hỗ trợ bồn trữ nước cho 21 hộ nghèo ở khu vực này. Mới đây, Phật giáo Hoà Hảo cũng đã thuê xe chở nước vào cho bà con (mỗi xe 2 ngàn lít), các hộ ra lộ lớn nhận nước rồi chở về nhà.

Gia đình bà Nguyễn Thị Khuyên thuộc diện hộ nghèo của ấp, được tặng bồn để trữ nước sinh hoạt. Bà Khuyên bộc bạch: “Nước từ giếng khoan mặn chát, vừa đổi nước sinh hoạt, vừa đổi thêm nước uống nữa thì sao chịu nổi. Có bồn rồi, chờ mưa mới có nước chứa, giờ thì đổi nước ngày nào xài ngày nấy, chứ không có phương tiện để chuyên chở nhiều được”.

"Việc trợ giúp này chỉ là giải pháp tạm thời. Các hộ dân ở đây đều mong mỏi có nguồn nước để sinh hoạt hằng ngày, vừa giảm chi phí chuyên chở, vừa để họ yên tâm phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình”, ông Sĩ cho biết.

Ông Nguyễn Minh Thông, Chủ tịch UBND xã Khánh Lâm, cho biết: "Xã đã làm việc nhiều lần với Trạm cấp nước tại xã, nhưng hiện công suất của trạm không đủ cấp cho toàn xã. Ðịa phương cũng muốn kéo nước, phủ khắp cho bà con nhưng hiện nay trạm cấp nước không đủ công suất, kinh phí lắp thêm thì chưa có. Tạm thời, xã tranh thủ nguồn vốn giảm nghèo từ Trung ương và xã hội hoá để cấp bồn nước cho bà con. Trong tuần tới, tàu chở nước của Hải quân Vùng IV sẽ cập bến ở Khánh Hội, hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt là 54 hộ dân này"./.

 

Kim Cương - Tuyết Mỉnh

 

“Trái tim nhỏ” nhưng nghĩa cử lớn

Thời gian qua, Nhóm Trái tim nhỏ TP Hồ Chí Minh, với các thành viên là y, bác sĩ đến từ các bệnh viện lớn tại TP Hồ Chí Minh, đã đi đến nhiều vùng quê trên cả nước giúp đỡ bà con khó khăn cải thiện sức khoẻ và vơi bớt phần nào gánh nặng mưu sinh. Bằng những viên thuốc thiết yếu, cùng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương và hơi ấm tình người, đã chia sẻ phần nào khó khăn cho người nghèo.

Ấm lòng người có công

Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển luôn quan tâm chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn. Qua đó, kịp thời động viên, tạo điều kiện cho các gia đình chính sách, người có công tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, phấu đấu vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Nghĩa tình nhà tri ân

Bằng việc đẩy mạnh công tác vận động quỹ Ðền ơn đáp nghĩa (ÐƠÐN), thời gian qua, từ nguồn quỹ này, huyện Ðầm Dơi xây dựng mới và sửa chữa nhiều căn nhà cho đối tượng chính sách hoàn cảnh khó khăn, qua đó không những thực hiện tốt đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, mà còn tạo thêm động lực để bà con vươn lên.

Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024

Ngày 16/7/2024, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia và App thiện nguyện MB tổ chức phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, năm 2024”, với chủ đề “Thắp sáng tương lai”.

Thêm động lực cho gia đình chính sách

Thời gian qua, TP Cà Mau thường xuyên tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ, chu đáo các chế độ đối với gia đình chính sách, người có công, đồng thời đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa.

150 phần quà trao tặng hộ khó khăn xã Tam Giang Tây

Chiều 17/7, Câu lạc bộ Nữ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau vận động đoàn phật tử đến từ TP Hồ Chí Minh trao tặng 150 phần quà gồm gạo và mì gói cho các hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển.

Ðộng viên hộ mới thoát nghèo

Tại huyện Phú Tân, với truyền thống tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách”, song song với các chương trình an sinh xã hội, chương trình trao thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho các hộ dân vượt nghèo là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần động viên, giúp các gia đình được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.

Tri ân gia đình chính sách

Cùng với thực hiện đầy đủ chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với các gia đình chính sách, người có công từ nguồn ngân sách, huyện Phú Tân đã huy động mọi nguồn lực ủng hộ quỹ Ðền ơn đáp nghĩa để xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa. Hoạt động tri ân này nhằm giúp các gia đình nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sống tốt đời, đẹp đạo

"Thời gian qua, các tôn giáo trên địa bàn huyện U Minh thực hiện tốt phương châm sống tốt đời, đẹp đạo", bà Lê Ánh Hồng, Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Trưởng ban Dân vận Huyện uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện U Minh, cho biết.

Nghĩa tình cựu thanh niên xung phong

“Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) TP Cà Mau có 209 hội viên, sinh hoạt ở 11 cơ sở hội xã, phường. Thời gian qua, Hội thực sự trở thành mái nhà chung, là nơi bảo vệ quyền lợi cũng như trao đổi tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên”, ông Nguyễn Thành Ðông, Phó chủ tịch Hội Cựu TNXP TP Cà Mau, chia sẻ.