ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 19:52:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

77 tuổi vẫn theo sát cháu đi thi

Báo Cà Mau (CMO) Tiếng trống báo còn 15 phút hết giờ môn thi Tiếng Anh, bà Lê Thị Ngâu (77 tuổi, ngụ Khóm 6, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình) thấp thỏm hỏi cô cháu gái: “Coi anh Hai bây ra chưa, sao lâu quá”. Cô bé dìu bà nội ngồi xuống trấn an: “Chưa đâu, nội đừng lo!”.

Bà cụ theo sát ở tất cả các môn cháu trai thi. Dẫu mưa dầm hay nắng gắt, bà không nề hà. Bà biểu: “Nó thi có 2 ngày, theo cho yên tâm, chớ ở nhà lo lắm”. 

Bà Ngâu kể, từ hồi nhỏ xíu, lúc nào nó cũng quấn quýt bà. “Cháu đích tôn” à, cưng lắm. Hồi nó đi mẫu giáo tới năm lớp 4, hễ cháu đi học là bà nội đi theo. Tới gần lên lớp 5, thầy cô “đuổi”: “Bà nội ở nhà đi, đi theo cháu nó cứ ngóng ra cửa. Bà thì mệt mà cháu thì không an tâm học”. Vậy bà mới chịu ở nhà. 

Bà Lê Thị Ngâu hôn cháu chúc mừng đã hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Từ khi cháu ôn thi tốt nghiệp, việc gì bà Ngâu cũng lo. Nhất là mấy hôm ôn luyện sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia 2018, cháu ôn bài, bà nằm vắt vẻo trên võng coi tuồng, vậy chớ cứ ngó chừng nó có ngủ gục không, có đói không, có mệt không. 

“Nó đậu đại học, chắc tui cũng theo. Thương lắm, nhớ lắm. Mà nó biểu, bà nội đi theo là con ế. Tui cười, con có bạn gái nội mừng, nội về”, bà Ngâu cười rất tươi. 

Cơn mưa chiều nặng hạt, tạt ướt người bà Ngâu trong quán nước. Lạnh vậy mà bà vẫn cười tươi, dõi mắt vào phòng thi. Bà tấm tắc: “Sắp thi xong rồi, còn môn Tiếng Anh này nữa hà. Tối nay cho nó coi phim, lên mạng thoải mái luôn”. 

Rồi bà quệt vệt nước trên má: “Thấy tụi nhỏ đội mưa thương quá. Mà nay thi khỏe hén. Thi xong kỳ này là tốt nghiệp luôn mà còn xét được đại học. Chớ như hồi mấy chú nó, thi tốt nghiệp rồi ôn thi cả tháng ròng mới thi đại học, phát ngán. Có vậy thiệt chắc tui cũng theo”. 

Cổng trường mở toang, các thí sinh rời điểm thi, bà Ngâu nhấp nhỏm trông cháu, rồi hí hới gọi: “Khang, Khang, đây, đây, nội đây!”. Cậu học trò cười tươi tắn ôm nội. Bà đưa cho bọc bắp, chuối nướng, vuốt tóc cháu ân cần: “Ăn đi cho đỡ đói. Làm bài được không, nhắm đậu không con?”. Cậu học trò 2K (cách gọi thế hệ sinh năm 2000) gật gù: “Ổn nội ơi!”. Rồi bà hôn cháu, nụ hôn yêu thương, ấm áp. 

Nguyễn Hoàng Khang, học sinh trường THPT Thới Bình chia sẻ: “Em có nói bà ở nhà cho khỏe, đi theo em mưa gió mệt lắm. Vậy mà mới 5 giờ sáng, bà nội đã chuẩn bị bữa sáng rồi quầy quả đi theo”. Khang tâm tình, nội đi thi cùng, Khang thấy an tâm hơn, ấm lòng và thấy động lực lắm. Sau hai ngày thi, Khang thở phào: “Đạt tầm 60-70%. Mong là đủ điểm xét vào đại học cơ khí cho nội vui”. 

Cơn mưa vừa dứt, hai bà cháu nắm tay nhau về. Nụ cười, ánh mắt trìu mến, bà cháu nói cười rất vui. Chị phụ huynh đứng cạnh tỏ ra cảm thông: “Bà thương cháu, thi cùng cháu, theo suốt thấy mà thương. Cầu mong bà có sức khỏe để theo cháu đi đại học”. 

Băng Thanh

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).