ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 8-1-25 22:07:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Âm vang thời “tay đàn tay súng”

Báo Cà Mau Được thành lập trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ (cách đây 55 năm), thời chiến, Đoàn Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau (tiền thân của Đoàn Cải lương Hương Tràm) mang lời ca, tiếng hát nâng bước quân hành, giúp những người lính nơi tận cùng cực Nam Tổ quốc vững tin hoàn thành nhiệm vụ. Thời bình, đoàn lưu diễn vùng sâu, vùng xa để cổ vũ, động viên cán bộ và Nhân dân tích cực xây dựng quê hương, đất nước. Bên cạnh còn tuyên truyền đến quần chúng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Được thành lập trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ (cách đây 55 năm), thời chiến, Đoàn Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau (tiền thân của Đoàn Cải lương Hương Tràm) mang lời ca, tiếng hát nâng bước quân hành, giúp những người lính nơi tận cùng cực Nam Tổ quốc vững tin hoàn thành nhiệm vụ. Thời bình, đoàn lưu diễn vùng sâu, vùng xa để cổ vũ, động viên cán bộ và Nhân dân tích cực xây dựng quê hương, đất nước. Bên cạnh còn tuyên truyền đến quần chúng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đạo diễn Nguyễn Quốc Tín, Trưởng Đoàn Cải lương Hương Tràm, tâm tình: “Là lớp kế thừa từ cái nôi truyền thống, kinh nghiệm, tinh hoa của Đoàn Văn công giải phóng ngày xưa, nên bản thân mỗi nghệ sĩ, diễn viên phải mực thước, cống hiến bằng tình yêu nghề, bằng tinh thần cao quý của “chiến sĩ” văn công thời bình, sống và làm việc tất cả vì đất nước thân yêu”.

Đoàn Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau ra đời năm 1960, tại xóm Rạch Gốc, xã Tân Ân. Trong khó khăn, ác liệt, đoàn đã từng đem “tiếng hát át tiếng bom”, mang lại lòng tin yêu cho Nhân dân, góp phần đắc lực cho kháng chiến thắng lợi. Đoàn đã được Chủ tịch nước phong tặng đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.  Ảnh: VÕ AN KHÁNH

Ra đời vào mùa Thu năm 1960, tại xóm Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) và trở thành một trong những lực lượng đấu tranh sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hoá của Đảng, góp phần làm nên chiến tích “tiếng hát át tiếng bom” trong kháng chiến; cổ vũ, động viên quân, dân tỉnh nhà đoàn kết, anh dũng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù.

NSƯT Minh Đương, nguyên Trưởng Đoàn Cải lương Hương Tràm, tâm đắc, thời đó, nhiệm vụ đoàn vừa phục vụ, vừa tuyên truyền ở đồn bót địch để phóng thanh tuyên truyền các chính sách của mặt trận, để anh em binh sĩ hiểu được, buông súng trở về với gia đình, với Nhân dân. Đoàn dùng hình thức văn nghệ, nghệ thuật sân khấu tập hợp đông đảo quần chúng trong vùng giải phóng, bám theo đường lối chính trị của Đảng, của địa phương phục vụ hiệu quả, được Nhân dân ủng hộ.

“Lúc bấy giờ, không có máy thâu băng, đi phải có loa phóng thanh, có người ôm máy rồi treo loa ngang đồn, cách 100 thước, có công sự, lực lượng vũ trang ở phía trước bảo vệ, chúng tôi đờn vọng lên từ dưới hầm. Khi cất máy lên, đồn bắn ầm ầm, tới chừng chị Năm Chi (ca sĩ nổi tiếng, được đồng bào chiến sĩ yêu mến) cất tiếng ca hò lên là êm ru lắng nghe. Những lúc ngưng, bên kia la ó lên: “Hát nữa đi, hát nữa đi”. Lần đó, trưởng đồn vận động lính bỏ súng đi về cách mạng, chính trưởng đồn (đồn Nhưng Miên) xin được gặp chị ca sĩ sao mà hát hay quá”, NSƯT Minh Đương nhớ lại.

Nghệ sĩ Kim Chi (Năm Chi) nhớ về một kỷ niệm đau thương bi hùng không thể nào quên. Đó là vào năm 1965, đoàn về Xẻo Su (nay là ấp Xẻo Su, xã Hoà Thành) phục vụ. Thời bấy giờ, chiến tranh ngày càng ác liệt, địa bàn hoạt động gặp nhiều khó khăn. Đoàn kịp thời chuyển hướng, tổ chức chia thành từng đội, từng nhóm để cùng ăn, cùng ở với bộ đội, tổ chức phục vụ thường xuyên mỗi lúc xuất quân, mỗi khi thắng trận; kịp thời sáng tác các ca khúc, chập tấu phản ánh những chiến công của quân, dân tỉnh nhà. Chính vì vậy, địch quyết tâm loại trừ Đoàn Văn công giải phóng.

Trong trận càn năm đó, các đồng chí: Út Thiết, Tám Vui, Bảy Đảo bị đại đội biệt kích giả danh đơn vị bộ đội đột nhập cùng lúc cả 2 nhà dân mà đoàn đang ở, chỉa súng bao vây; không còn con đường nào thoát, họ bình tĩnh chống trả quyết liệt, quyết khai hoả lựu đạn, nhưng không kịp, bọn ác ôn đã dùng lưỡi lê, dùng súng hạ sát.

Cho đến tận hôm nay, thế hệ diễn viên, nghệ sĩ vẫn còn nhớ Út Thiết, Tám Vui với những điệu múa duyên dáng thời khói lửa. Cây hài có duyên Bảy Đảo, rồi các nghệ sĩ: Bảy An, Thanh Trà, Nhạc sĩ Ba Đờn Cò… tất thảy 7 người đã hy sinh trong kháng chiến, được Nhà nước công nhận liệt sĩ. Đạo diễn Nguyễn Quốc Tín cho biết, thế hệ diễn viên, nghệ sĩ thời bình tôn kính các cô, chú liệt sĩ như những vị Tổ nghề. Trước khi có ngày Sân khấu Việt Nam (ngày 12/8 hằng năm), đoàn đều tổ chức cúng Tổ.

Nghệ sĩ Đoàn Cải lương Hương Tràm phục vụ đồng bào nông thôn, biên giới, hải đảo trên 100 suất/năm.

Trong suốt 55 năm qua, Đoàn Cải lương Hương Tràm luôn được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh  tin tưởng, ưu ái. Khởi sắc và “được mùa” là năm 1977, đoàn có nhiều vở mới, trong đó có vở “Giọt máu oan cừu” dự liên hoan, được đánh giá cao nhất trong khu vực, được Cục Biểu diễn cấp bằng khen. Đây là mốc lịch sử đánh dấu bước trưởng thành về tổ chức, nghệ thuật biểu diễn của đoàn. Nối tiếp sau là những chuyến lưu diễn trên đất Bắc, có nhiều điểm diễn bằng sân khấu lộ thiên, lượng khán giả lên đến 16.000 người.

Có 3 sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể hiện “vị thế” của đoàn: lần đầu tiên Bộ VH-TT tổ chức tiếng hát hay chuyên nghiệp toàn quốc bằng lối trích đoạn cải lương tại tỉnh An Giang (năm 1982), Đoàn Cải lương Hương Tràm giành thắng lợi với 4 giải A, 2 giải B; được UBND tỉnh Minh Hải tặng 1 bức trướng đơn vị đoạt giải Nhất trong Hội diễn Nghệ thuật chuyên nghiệp tỉnh Minh Hải lần thứ I/1984; được tặng bức trướng lưu niệm Trường Quân chính Quân khu 9 kết nghĩa Đoàn Cải lương Hương Tràm.

Điểm mốc năm 1995, khi đó, giữ vai trò trưởng đoàn, NSƯT Minh Đương xin ý kiến tổ chức thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng tuyển sinh lực lượng kế thừa. Hơn 350 thí sinh các tỉnh về dự, chọn lại 30. Lần đó đào tạo được lớp diễn viên trẻ (15 người) triển vọng mà nay là những tên tuổi danh tiếng như: NSƯT Lịch Sử, NSƯT Hoa Phượng, Nghệ sĩ Hoàng Nhất… đoạt nhiều Huy chương Vàng, Bạc tại các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, giải Trần Hữu Trang…

Chuyến lưu diễn của Đoàn Cải lương Hương Tràm tại Đồn Biên phòng Sông Đốc.

“Hướng đi đúng đắn của đoàn chính là không thuê mướn các nghệ sĩ lớn về diễn, mà tự anh em nghệ sĩ, diễn viên linh hoạt vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Lấy sự say mê nghệ thuật để cống hiến, lấy niềm vui phục vụ làm động lực, đặc biệt, được phục vụ các “chiến sĩ quân hàm xanh” là thích lắm, nên vẫn giữ được cái gốc truyền thống của thời “tay súng tay đàn””, NSƯT Minh Đương chia sẻ.

NSƯT Hoa Phượng bộc bạch: “Nghệ sĩ là người của công chúng, phải lấy tình cảm công chúng làm động lực để sống trọn vẹn với nghề. Tôi vẫn nhớ đêm diễn kỷ niệm 50 năm tuổi của đoàn, các cô, chú đoàn văn công thời chiến đã tái hiện hình ảnh những chiến sĩ từng “tay súng tay đàn”, lấy “tiếng hát át tiếng bom” thật oai hùng, bi tráng. Tôi hôm nay được trưởng thành từ cái nôi ấy, tự nhủ phải làm nghề tích cực, phải học hỏi và cống hiến suốt đời, tiến bước cùng đất nước đổi mới”.

Trong những ngày tháng 4 lịch sử này, tự hào hướng tới kỷ niệm 40 năm miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, anh em diễn viên, nghệ sĩ Đoàn Cải lương Hương Tràm đang ngày đêm ráo riết tập luyện những tiết mục ca múa nhạc, những trích đoạn cải lương nổi tiếng một thời do các tác giả của Đoàn Văn công giải phóng Cà Mau để phục vụ công chúng. Không khí vẫn rộn ràng như xưa./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Tám Nhanh làm giàu

(CMO) Thực ra gọi ông là Tám Nhanh là theo thứ bên vợ, bà Tám Nhã (Trần Thị Nhã). Ông Tám Nhanh sinh năm 1963, là con duy nhất của Liệt sĩ Võ Văn Năm. Cha ông hy sinh khi bà Nguyễn Thị Dẽ đang mang thai ông.

Nét chấm phá từ bức tranh giảm nghèo

(CMO) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,76%, vượt kế hoạch đề ra, tương đương với 687 hộ đã vươn lên thoát nghèo. Đời sống của người dân đang từng ngày khởi sắc, bức tranh kinh tế - xã hội huyện nhà có nhiều thay đổi. Năm nay, bà con huyện Ngọc Hiển đón cái Tết ấm no, sung túc hơn.

50 năm - vọng mãi bản anh hùng ca

(CMO) Tết này nữa là tròn 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong khí thế hừng hực của cách mạng miền nam, ngày ấy quân và dân Cà Mau đã thấy hoà bình, thống nhất đang đến thật gần.

Năm mới thắng lợi mới

(CMO) Năm 2017, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh nhà tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Đây là nỗ lực lớn, là tiền đề quan trọng để Cà Mau thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của năm bản lề 2018.

Vững tâm bước vào năm mới

(CMO) Là tỉnh cách xa trung tâm chính trị, kinh tế của vùng và cả nước, điều kiện đi lại hết sức khó khăn; là "đứa con út chót" ở nơi cuối cùng Tổ quốc giữ gìn biên cương lãnh thổ nên Cà Mau được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Cho ngày xuân bình yên

(CMO) Không khí xuân đã tràn ngập trên các nẻo đường, người người, nhà nhà nô nức xuống phố hoà vào lễ hội của mùa xuân. Hoà trong dòng người ngược xuôi, tấp nập là hình ảnh các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. họ luôn căng mình, túc trực 24/24, giữ bình yên cho ngày xuân.

Trao nông dân cơ hội làm giàu

(CMO) Năm 2017, huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, được nhiều nông dân quan tâm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Chó "độc nhãn"

(CMO) Quê tôi, mùng Ba Tết là ngày mặc định ai có con "gửi" thầy cúng đều mang nhang, đèn, gà thả vườn đến vái lạy, thay tom. Nhà tôi hơn mười năm trở lại đây cũng được cái vinh hạnh gần giống vậy. Người nhờ vả, người đồn đại theo hướng tôn vinh nhưng sau trước gì cũng vẹn tình, quà cáp hoặc phong thư... Có điều, họ không "thần tượng" tôi mà là con chó “độc nhãn”.

Trên dòng kinh Tám Khệnh

(CMO) Dòng kinh Tám Khệnh hôm nay trong tiết trời se se lạnh bỗng trở nên nhộn nhịp lạ thường. Những chiếc ghe chở cá tươi nối đuôi nhau cập bến. Không cần đợi lệnh phân công của ông chủ, lần lượt nhóm thanh niên khuân vác cá lên bờ, còn nhân công làm thuê thì bắt tay vào công việc thường nhật: phân loại cá, làm cá, phơi cá. Tiếng trò chuyện, tiếng nói cười huyên náo cả một khúc sông.

Động lực giảm nghèo

(CMO) Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo là việc làm không mới đối với huyện Phú Tân và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá đảng viên, tổ chức Đảng hằng năm. Song, cái mới ở đây là sự phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ đó, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo phấn đấu tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.