ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-1-25 07:01:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chó "độc nhãn"

Báo Cà Mau (CMO) Quê tôi, mùng Ba Tết là ngày mặc định ai có con "gửi" thầy cúng đều mang nhang, đèn, gà thả vườn đến vái lạy, thay tom. Nhà tôi hơn mười năm trở lại đây cũng được cái vinh hạnh gần giống vậy. Người nhờ vả, người đồn đại theo hướng tôn vinh nhưng sau trước gì cũng vẹn tình, quà cáp hoặc phong thư... Có điều, họ không "thần tượng" tôi mà là con chó “độc nhãn”.

Năm nay cũng như mọi năm, “ông lạ” ở trên Bảy Núi gọi điện hỏi thăm con chó, hứa Tết này cho con gái và cả gia đình lớn xuống chơi, còn nói thêm sẽ “bật mí” thông tin gì đó mà “ông lạ” còn giấu chúng tôi mấy lần gặp trước.

Còn nữa, đứa cháu tên Lyly từ xứ sở Linh Chi cũng theo mẹ về, trước thăm ông bà, sau gặp “ân nhân” tạ ơn định kỳ, vì nhỡ mai kia bất ngờ hoá kiếp, họ đỡ xót xa. Nó bây giờ già rồi, mắt mũi lèm nhèm, toàn thân bạc thếch, được cái vẫn giữ tướng mạo nhà chó và đầu óc còn... ngon.

Minh hoạ: Minh Tấn

... Nó biết nó có lỗi, hết chỗ trốn chạy đành co rúm chịu tội. Một cú đá tổng lực, âm thanh ngầu đục phát ra nhanh làm át tiếng rên tuyệt vọng kéo dài từ cái chân thuận của cha con bé khi ông này thấy nó há mồm quặp cổ tay lúc đùa giỡn làm bé giật mình khóc thét. Đó là lần đầu trong đời, chưa đầy sáu tháng tuổi, được tham gia cùng kiếp người, sao "khó nuốt" quá.

Nó tự hỏi để rồi nhớ. Mắt chưa mở đã bị con ông chủ nhà dùng chĩa đâm chuột xọc chơi, nhè ngay mắt trái vùi tới, hư một mắt để rồi thành chó chột. Cơn chói nước quăng quật nằm vật vã vừa khỏi thì tối lại bay từ mui ghe chài to khủng xuống sông sâu nước chảy. Hình như có lộn vài vòng là phải.

Hồi đó, tôi thì cứ chạng vạng soi đèn kiếm mớ cóc nhái làm món chính cho cuộc mưu sinh chật vật một vợ hai con, thấy nó bất tỉnh sóng soài dưới dòng trôi. Nó sống là may nhờ những con sóng hình rẻ quạt ôm ghì phía sau xuồng ghe gắn máy đuôi tôm đẩy vào bờ.

Cảnh nghèo, có đôi lần vợ tôi mắt đỏ hoe, ngồi gí những thanh củi vớt sông phơi khô đun sôi nồi nước, định mần thịt nó cho các con đang còi xương, suy dinh dưỡng, cho vợ chồng ăn có sức để lao động kiếm cơm sau mùa mưa dầm dề tối trời đất. Vợ tôi bán buôn ế ẩm, tôi thất thểu ngồi chơi, không một ai mướn rẻ, thậm chí mượn làm giùm.

Mỗi lần như vậy, con “độc nhãn” chạy đi khỏi nhà thật lâu, tưởng nó bỏ trốn, ai dè khi con đầu lòng của tôi đi tiệm tạp hoá mua chịu người bà con ngoài vàm mang về một ít đồ “tẩn liệm” nó, cũng là lúc nó xiêu vẹo, lấm lem trở về miệng ngậm chặt, khi thì con rắn hổ xám xịt còn ngo ngoe, khi thì con chim sen to dài lượt thượt, có khi cả cặp rùa vàng mập tròn yếm.

Thời gian vèo qua, nó ngày càng to khoẻ, oai vệ. Chó ở cùng xóm thấy nó là cụp đuôi lết, chẳng cất nổi một tiếng sủa. Cũng từ đó, nhà tôi và cả họ hàng loanh quanh bắt đầu có sự may mắn lạ, người thì phương phi ra, người làm ăn khấm khá. Tôi đây, tự dưng được chỗ làm ổn định, tiền công kha khá, vợ học lớp y tá ra làm trạm xá kế bên nhà, cha mẹ cười vui khoe bớt đau nhức về đêm, con cái ngoan, khoẻ, lo học hành.

Thực tình, chỉ làm phụ một chút nghề tay trái thấy như chơi nhưng lại trúng to, ăn thiệt. Có người biết xem chó tới lui năn nỉ hỏi mua giá cao, mua không được xin đổi chác nhưng con “độc nhãn” bây giờ đã khác xưa trong suy nghĩ cả gia đình tôi.

Ai cũng biết, con người ngay thời tiền sử đã nhận diện lợi ích của chó, con vật không vụ lợi, có thể bầu bạn với người bền vững nhất. Chó có xấu xí hay tệ gì cũng giữ được nhà, biết lăng xăng khi chủ đi xa về, khá hơn còn phát hiện đêm hôm rắn rết có vào nhà không nữa. Người ta ước tính, cứ hàng ngàn con chó sẽ có một, hai con đặc biệt, lắm tài, biết làm vừa lòng chủ, có khả năng phát hiện sự việc từ xa năm ba cây số đường chim bay; có con còn biết tự ái, tự trọng nên ra sức tập dượt, rèn luyện tính tình, năng lực nghề nghiệp nữa kìa.

Không biết nó có phân tích việc tiếp nhận, xử lý thông tin như người hay không mà sao nó phán đoán hay ghê. Bộ nhớ khỏi chê, như có kết hợp hơi hướng, mùi vị với "giác quan thứ sáu" là phải. Hơn tất cả, con “độc nhãn” của tôi ngoài đặc trưng loài chó quý hiếm, thêm tuổi thơ bị ngược đãi, tật nguyền, để được như vầy buộc nó phải siêng năng, biến hoá. Nhờ thế nên nó trội hơn đồng loại, xử lý chính xác tới mi-li-mét với những món đòn phải ngắm để trở thành con “Trung Khuyển Độc Nhãn này thông minh nhân tạo” (ông già hỏi mua gọi tên nó vậy) có một không hai.

Khi nó mới chừng một tuổi, biết cảnh nhà neo đơn hay bản năng thích vậy, cứ đêm khuya đợi tôi thức giấc là nó quấn quýt mừng rỡ như muốn nói điều gì đó rồi vươn vai làm nóng, chạy vòng quanh nhà, mắt tầm xa dò xét, mũi đánh hơi khụt khịt như kiểm tra lần cuối về mức độ an ninh, an toàn trước khi chuyển qua đảm nhận nhiệm vụ mới. Nhanh lắm, chưa kịp rút chân bỏ vào mùng là nó đã trở vào thè lưỡi liếm mu bàn chân tôi, ẳng nhỏ đủ nghe. Qua nhiều lần mới biết nó đi rình rập, tìm kiếm, lượm lặt những thứ ở ngoài rừng, ngoài bụi thuộc thiên nhiên hay loại vô chủ nhưng rất cần cho gia đình. Có đêm trúng lớn, nó cắn tha vài chuyến mới hết và luôn kết thúc công việc trước khi trời sáng. Nói về quy luật này, tới bây giờ tôi vẫn chưa giải thích được khi con út ở nhà đôi khi hỏi.

Rồi đêm đó, cách nay gần mười hai năm, rạng sáng mùng Một Tết, trời bấc lạnh, vợ tôi thức sớm để sắp bánh ra cúng trước khi mổ gà vịt, đón chào năm mới. Nghe khọt khẹt, một loáng màu trắng xám lướt qua rồi dừng lại trước mặt. Con “độc nhãn” há miệng gấp gáp, liếm láp, ứ é từ trong cổ họng. Vợ tôi liền bật công tắc đèn sáng loá. Một đứa bé đỏ hỏn. “Trời đất ơi, độc nhãn” - vợ tôi kịp la lên như bỏng lửa rồi tối mắt.

Vài giây hồn xiêu phách lạc, cả nhà cùng xúm xít chăm sóc, dây rốn có thắt nhưng không bó, còn lòng thòng, ngực đập đều, mắt mở hi hí. Điều rất lạ ai cũng nhận ra, đứa bé đang bị lạnh, lạnh thấu xương, lúc đầu cứ tưởng nó đã chết, đằng này nó khoẻ trân, không một tiếng khóc. Đứa bé vừa chòi đạp định há miệng là “độc nhãn” liếm vào trán, vào đầu. Cứ thế, nó bơi bơi một hai nhịp cho vui nhà vui cửa rồi yên ắng lịm sâu vào giấc ngủ.

Tết năm đó cả nhà không ai đi chơi xa, nói chuyện đâu đâu một chút cũng trở lại đề tài con bé. Qua mấy ngày Tết, nó hồng hào trở lại. Nhỏ em bà con từ Hàn Quốc về cùng chồng, đôi vợ chồng cưới nhau gần mười năm, vô sinh nhưng làm ăn khá giả, nhận bé làm con nuôi. Và cũng từ đó, “độc nhãn” bất đắc dĩ trở thành thầy nuôi cho những đứa trẻ khó, khóc đêm trong vùng miễn phí bằng việc chỉ một lần thè lưỡi liếm vào người của trẻ. Khi đó đứa trẻ không chỉ ngừng khóc ngay mà còn phổng phao lớn nhanh như thổi.

Thế là mùng Một, mùng Hai Tết Mậu Tuất cũng qua, chưa hết niềm vui của vạn vật, đất trời. Sáng mùng Ba, hai chiếc xe bảy chỗ bóng loáng dừng lại trước nhà. "Ông lạ” hồi năm trước đi tìm nhà, nay thành người quen, mặt mày hớn hở, tay phải dắt đứa con gái cưng độc nhất, tay trái dẫn vợ, phía sau cả đoàn người cô dì, xóm giềng khệnh khạng đồ đạc vừa đi chơi Tết, vừa muốn gặp lại con “độc nhãn” thăm nom, ghi hình. Lần này để ý mới thấy, con “độc nhãn” vui mừng nhưng cẩn trọng, giữ khoảng cách ngay từ lúc đầu, mãi sau đó nó mới chịu nhảy cửng, rưng rưng đôi dòng, rồi lắc mình liếm hết tay chân cô con gái, đến vợ chồng “ông lạ”, miệng vẫn ư ử không dứt khi vỡ lẽ điều gì đó.

Thủ tục xong xuôi, tới tiết mục “ông lạ” kể chuyện. “Độc nhãn” nằm nghiêng, hướng tai lắng nghe ra vẻ hạnh phúc lắm: Con chó một mắt này tôi xin từ Phú Quốc lúc nhỏ, sau đó cho đi ghe cùng gia đình để hủ hỉ, làm bầu bạn với con gái, không ngờ sự cố lần đó do nóng nảy không kiềm chế được, tôi quăng bỏ nó theo kiểu dân thương hồ. Về sau, mỗi lần ngang qua khúc sông này tôi vẫn nhớ, để nguôi ngoai, có an ủi: “Đừng buồn, thôi thì mày hãy đi đầu thai sớm, đừng đồng hành kiếp người, hoạ lây bởi hỉ nộ ái ố con người bất chợt lắm!”. Nói tới đây, xúc động không thêm được, “ông lạ” tuột khỏi ghế, xuống ôm con “độc nhãn” vào lòng vuốt ve…

Năm kia, cũng gần giáp Tết, “ông lạ” này đây có chuyến chở hàng qua Campuchia dài ngày. Theo lịch, đứa em có chuyến đi Cà Mau giao vật liệu, sẵn đó vợ quá giang để gom tiền mấy năm trước ở các chành vật tư xây dựng còn thiếu theo hình thức bán gối đầu. Cô gái cưng đang học lớp mười, những ngày giáp Tết được nghỉ cứ ra vào nài nỉ xin mẹ được đi cùng. Đêm xuống, hai mẹ con ôm nhau ngủ dưới ca-bin ghe đầy, không hay biết gì hết, đến khi phát hiện ghe phá nước thì nước tràn ngập, ghe chìm. Khuya vắng, tiếng kêu cứu lồng lộng theo gió vang dội, người mẹ bỗng chốc hoá điên, oằn oại rồi ngất xỉu khi biết đứa con gái vuột khỏi vòng tay mẹ biến mất trong dòng nước đen ngòm.

Vụ việc cách nhà gần cây số, con “độc nhãn” phát hiện chạy gần tới đánh hơi, từ trên bờ, nhanh như chớp nó bay xuống lặn ngụp giữa dòng trong ánh sao mờ, lạnh ngắt tưởng chừng tuyệt vọng, không ai hay biết. Cuối cùng nó cũng quặp được bàn tay cô gái có mùi thơm vĩnh hằng đặt sâu trong miền ký ức. Với niềm hân hoan, nó cố bơi, cố kéo người bất tỉnh vào bờ bằng sức mạnh không tưởng. Gác mặt mũi cô gái lên bãi cạn, liếm láp truyền hơi rồi lấy giọng sủa rền vang, mọi người kéo đến cấp cứu trong sự ngỡ ngàng.

Đó là cô gái ngày xưa trên ghe của con “độc nhãn”!

Trịnh Công Văn

Tám Nhanh làm giàu

(CMO) Thực ra gọi ông là Tám Nhanh là theo thứ bên vợ, bà Tám Nhã (Trần Thị Nhã). Ông Tám Nhanh sinh năm 1963, là con duy nhất của Liệt sĩ Võ Văn Năm. Cha ông hy sinh khi bà Nguyễn Thị Dẽ đang mang thai ông.

Nét chấm phá từ bức tranh giảm nghèo

(CMO) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,76%, vượt kế hoạch đề ra, tương đương với 687 hộ đã vươn lên thoát nghèo. Đời sống của người dân đang từng ngày khởi sắc, bức tranh kinh tế - xã hội huyện nhà có nhiều thay đổi. Năm nay, bà con huyện Ngọc Hiển đón cái Tết ấm no, sung túc hơn.

50 năm - vọng mãi bản anh hùng ca

(CMO) Tết này nữa là tròn 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong khí thế hừng hực của cách mạng miền nam, ngày ấy quân và dân Cà Mau đã thấy hoà bình, thống nhất đang đến thật gần.

Năm mới thắng lợi mới

(CMO) Năm 2017, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh nhà tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Đây là nỗ lực lớn, là tiền đề quan trọng để Cà Mau thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của năm bản lề 2018.

Vững tâm bước vào năm mới

(CMO) Là tỉnh cách xa trung tâm chính trị, kinh tế của vùng và cả nước, điều kiện đi lại hết sức khó khăn; là "đứa con út chót" ở nơi cuối cùng Tổ quốc giữ gìn biên cương lãnh thổ nên Cà Mau được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Cho ngày xuân bình yên

(CMO) Không khí xuân đã tràn ngập trên các nẻo đường, người người, nhà nhà nô nức xuống phố hoà vào lễ hội của mùa xuân. Hoà trong dòng người ngược xuôi, tấp nập là hình ảnh các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. họ luôn căng mình, túc trực 24/24, giữ bình yên cho ngày xuân.

Trao nông dân cơ hội làm giàu

(CMO) Năm 2017, huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, được nhiều nông dân quan tâm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Chó "độc nhãn"

(CMO) Quê tôi, mùng Ba Tết là ngày mặc định ai có con "gửi" thầy cúng đều mang nhang, đèn, gà thả vườn đến vái lạy, thay tom. Nhà tôi hơn mười năm trở lại đây cũng được cái vinh hạnh gần giống vậy. Người nhờ vả, người đồn đại theo hướng tôn vinh nhưng sau trước gì cũng vẹn tình, quà cáp hoặc phong thư... Có điều, họ không "thần tượng" tôi mà là con chó “độc nhãn”.

Trên dòng kinh Tám Khệnh

(CMO) Dòng kinh Tám Khệnh hôm nay trong tiết trời se se lạnh bỗng trở nên nhộn nhịp lạ thường. Những chiếc ghe chở cá tươi nối đuôi nhau cập bến. Không cần đợi lệnh phân công của ông chủ, lần lượt nhóm thanh niên khuân vác cá lên bờ, còn nhân công làm thuê thì bắt tay vào công việc thường nhật: phân loại cá, làm cá, phơi cá. Tiếng trò chuyện, tiếng nói cười huyên náo cả một khúc sông.

Động lực giảm nghèo

(CMO) Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo là việc làm không mới đối với huyện Phú Tân và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá đảng viên, tổ chức Đảng hằng năm. Song, cái mới ở đây là sự phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ đó, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo phấn đấu tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.