ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 15:31:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ nghề làm nước mắm

Báo Cà Mau Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Nghề làm nước mắm tưởng như giản đơn, nhưng đó là kết tinh của thời gian, thiên nhiên và trên hết là tình yêu nghề của những con người đặt trọn niềm tin vào giá trị đích thực của giọt nước mắm nguyên chất.

Ðược trao truyền đến nay là thế hệ thứ 3, ông Hứa Minh Nhựt, chủ Cơ sở nước mắm Năm Nhựt (khóm Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước), nỗ lực giữ nghề truyền thống của gia đình. Suốt 30 năm qua, sản phẩm nước mắm Năm Nhựt trở nên quen thuộc với người tiêu dùng địa phương, bởi hương vị đậm đà cũng như cách ủ nước mắm truyền thống.

Bên căn nhà nhỏ, ông Hứa Minh Nhựt dành khoảng sân khá rộng đặt hơn 150 lu ủ nước mắm.

Bên căn nhà nhỏ, ông Hứa Minh Nhựt dành khoảng sân khá rộng đặt hơn 150 lu ủ nước mắm.

“Ngày xưa cha tôi bôn ba ở các tỉnh miền Trung rồi ông học được cách làm nước mắm từ ngoài đó, sau này về đây sinh sống, ông truyền nghề lại, chính nghề này nuôi sống cả gia đình tôi suốt mấy chục năm qua. Thời trước ông cha mình ăn nước mắm sao thì mình làm giống vậy, tôi cố gắng truyền lại nghề cho đời con để không bị mai một”, ông Nhựt tâm sự.

Mỗi lu nước mắm sẽ nhỉ ra 30 lít nước mắm cốt (loại đậm đặc nhất), giá từ 20-100 ngàn đồng/lít.

Mỗi lu nước mắm sẽ nhỉ ra 30 lít nước mắm cốt (loại đậm đặc nhất), giá từ 20-100 ngàn đồng/lít.

Từ nguồn cá biển tươi ngon, nước mắm được ủ với muối theo phương pháp truyền thống, hoàn toàn không pha trộn phụ gia. Qua những tháng ngày phơi nắng, lọc kỹ lưỡng, từng giọt nước mắm đậm đà, trong vắt ra đời mang theo vị mặn của biển và cả sự lao động bền bỉ của con người.

Không dừng lại ở việc giữ nghề, các cơ sở nước mắm trong tỉnh còn tích cực tham gia chương trình OCOP, chuẩn hoá quy trình sản xuất, cải tiến bao bì, đầu tư máy móc để đưa sản phẩm đến gần hơn với thị trường rộng lớn. Những nỗ lực ấy không chỉ góp phần nâng cao giá trị kinh tế mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động, giữ gìn nghề gắn liền với bản sắc địa phương.

Nước mắm được sản xuất theo bí quyết gia truyền chính là cách bà Trần Cẩm Thy (xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) gìn giữ và phát triển thương hiệu nước mắm Huế Bụng hơn 50 năm qua.

Nước mắm được sản xuất theo bí quyết gia truyền chính là cách bà Trần Cẩm Thy (xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) gìn giữ và phát triển thương hiệu nước mắm Huế Bụng hơn 50 năm qua.

Không chỉ nỗ lực giữ nghề truyền thống, cơ sở sản xuất nước mắm Ngọc Trân còn không ngừng cải tiến bao bì, mẫu mã để tiếp cận thị trường lớn hơn.

Nước mắm Ngọc Trân, một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của thị trấn biển Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân.

 

Hữu Nghĩa thực hiện

 

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.