ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-12-23 02:45:46

Anh giáo làng mê nhiếp ảnh

Báo Cà Mau Học trường sư phạm, đến năm 1996, anh tình nguyện về huyện miền núi Sơn Tây ngày ngày dạy chữ cho trẻ em, tối tham gia xoá mù chữ cho đồng bào. Sau thời gian dài gắn bó, vùng cao Sơn Tây trở thành quê hương thứ hai khi anh nên duyên với cô gái cũng là đồng nghiệp “cắm bản”.

Nhiếp ảnh gia Trịnh Nhân Hiếu

Tự nhận mình là “anh giáo làng yêu văn chương, thích nghệ thuật”, ngoài công việc dạy học ở trường, anh còn làm thơ, vẽ tranh, chụp ảnh... Với sở trường chụp phong cảnh và khoảnh khắc đời thường, sau hơn 10 năm theo đuổi môn nghệ thuật của ánh sáng, anh vẫn trung thành với lối sáng tác săn tìm và “bắt” khoảnh khắc với chiếc máy ảnh.

Anh là Trịnh Nhân Hiếu, sinh năm 1972, quê TP Quảng Ngãi, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi, chuyên ngành nhiếp ảnh. Hiện anh đang công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Sơn Dung, tỉnh Quảng Ngãi.

Yêu nhiếp ảnh, anh kết hợp sáng tác trong các chuyến du lịch, khám phá cảnh đẹp và văn hoá khắp nơi, kết nối giao lưu cùng anh chị em văn nghệ sĩ mọi miền đất nước.

Viết về nhiếp ảnh gia Nhân Hiếu trong bài “Sau tay phấn là tay ảnh”, đăng trên báo Quảng Ngãi năm 2016, tác giả Kim Ngân cho rằng, nhiều bức ảnh giàu nghệ thuật được triển lãm toàn quốc, khu vực và địa phương thực sự là nỗ lực rất lớn của một “tay ngang” làng nhiếp ảnh; phía trước ống kính là một người thầy hết lòng với học sinh, đằng sau đó là một tay máy hết mình với nghệ thuật nhiếp ảnh.

Dự định trong tương lai, nhiếp ảnh gia Nhân Hiếu chia sẻ: “Dù bận rộn với trường, với lớp, tôi vẫn yêu thích và tiết kiệm thời gian dành cho nhiếp ảnh. Tôi sẽ tiếp tục sáng tác về phong cảnh quê hương đất nước, văn hoá truyền thống, nét đẹp người lao động... trên khắp mọi miền Tổ quốc, những nơi có dịp đến, đặc biệt là về đất và người Quảng Ngãi”.

Cánh diều trên đồng quê.

 

Ðua thuyền trên bến sông quê.

 

Người thợ gốm Sa Huỳnh.

 

Ðăk Ðrinh hùng vĩ.

 

Âm thanh Brâu.

 

Vĩnh Xuân giới thiệu

 

Lưu lại vẻ đẹp quê hương

Nguyễn Ðình Quang sinh năm 1978, tại tỉnh Bình Ðịnh, hiện là giảng viên Trường Ðại học Gia Ðịnh; sinh hoạt tại Chi hội Nhiếp ảnh Chân Trời Mới (TP Hồ Chí Minh).

Cảnh sắc vùng biên

Tác giả Lâm Trọng Tây sinh ra và lớn lên ở An Giang. Với công việc chính là kinh doanh, thường xuyên đi đây đó, anh bắt gặp nhiều cảnh đẹp, nét văn hoá tâm linh độc đáo cùng những khoảnh khắc đẹp của người dân trong lao động sản xuất miền biên viễn, nơi có dòng Sông Tiền, Sông Hậu chảy qua, rừng tràm Trà Sư xanh mát, cánh đồng lúa Tà Pạ mênh mông, Thất Sơn hùng vĩ, có lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, lễ hội đua bò Bảy Núi... Ðể lưu giữ lại những hình ảnh đó, ban đầu anh chụp bằng điện thoại, rồi dần dần thích thú, bén duyên với nhiếp ảnh vào khoảng năm 2015. Ðề tài chính là phong cảnh và đời thường, đa phần tác phẩm của anh thể hiện nét đẹp yên bình cảnh sắc vùng biên tỉnh An Giang.

"Ðiểm cộng"quảng bá du lịch

Trương Phú Quốc sinh năm 1999, là hướng dẫn viên tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

“Bức tranh quê”- Tưởng nhớ NSNA Hoàng Thạch Vân

Sinh thời, NSNA Hoàng Thạch Vân ấp ủ mong muốn ra mắt tập sách ảnh và tổ chức triển lãm vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, ông đột ngột ra đi khi dự định và nhiều kế hoạch, dự án NA vẫn chưa hoàn thành, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, giới nhiếp ảnh và những người yêu quý ông.

Ðoá hồng xinh làng nhiếp ảnh đất Cảng

Xinh đẹp, tươi tắn, duyên dáng với má lúm đồng tiền, trình làng nhiều góc chụp lạ, dễ thương, nữ tính (Hoa xoè trong nắng, Sắc màu hải cảng, Chiều hạ về, Lá bạc - Thôn Phủng Cá, Vạt nắng cuối chiều Na Pha...), Nguyễn Thị Hưng là tay máy nữ trẻ đầy triển vọng của làng nhiếp ảnh (NA) Hải Phòng.

Ngắm vẻ đẹp Cà Mau cùng kỹ sư cơ khí

Thích chụp ảnh từ lúc học THPT và chủ yếu chụp bằng điện thoại, sau này khi đi làm, được gặp gỡ một đồng nghiệp cũng yêu nhiếp ảnh, thế là ngọn lửa đam mê ngày nào có dịp được nhen nhóm, khơi thêm. Năm 2017, anh quyết định mua chiếc máy ảnh đầu tiên, bắt đầu dấn thân cùng bộ môn nhiếp ảnh và từ đó, chiếc máy ảnh luôn là vật bất ly thân mỗi khi ra đường. Ngoài công việc chính ở công ty, anh còn nghiên cứu, tìm tòi và chụp được nhiều ảnh đẹp về quê hương Cà Mau.

Vĩnh biệt anh Ba Nghĩa - Nghệ sĩ Bảo Anh !

“Anh ba Bảo Anh mất thật rồi!” - Chiều muộn, những tin nhắn của anh chị, bạn bè gửi về như một nốt lặng nghẹn ngào. Vậy là sau 35 ngày chiến đấu với căn bệnh nặng ập đến đột ngột, phép màu đã không xảy ra. Biết bao sự hy vọng, đợi chờ, lời nguyện cầu của gia đình, đồng nghiệp, khán giả khắp mọi nơi gửi về… bây giờ đã trở thành một nén hương buồn tiễn nụ cười anh.

Khoảnh khắc tình quê

Với nhiếp ảnh, sau 40 năm cầm máy, anh có 6 lần triển lãm cá nhân. Ðiều đặc biệt, mảng đề tài xuyên suốt, chủ đạo trong quá trình sáng tác và lựa chọn tác phẩm triển lãm của anh là giới thiệu vẻ đẹp quê hương, đất nước; niềm tự hào về sự phát triển, đổi mới của vùng đất nơi anh sinh sống. Ðó là những hình ảnh bình dị, mộc mạc, gần gũi, quen thuộc nhưng rất đỗi thân thương, thấm đẫm tình quê chân chất, hồn hậu.

Biển, đảo quê hương

Từ thời sinh viên, anh tự tìm tòi học nhiếp ảnh, sau thời gian làm hoạ sĩ trình bày tạp chí cho một công ty truyền thông ở TP Hồ Chí Minh, anh quyết định rẽ ngang, dấn thân vào con đường nhiếp ảnh. Nhiều năm qua, NSNA Bùi Thanh Trung dành thời gian đi khắp quê hương Quảng Ngãi chụp ảnh thời sự báo chí, ghi lại những khoảnh khắc chân thực từ cuộc sống, đặc biệt biển đảo là mảng đề tài lớn, rất được anh chăm chút và tạo được ấn tượng sâu sắc.

Kênh quảng bá nét đẹp cuộc sống

Là kỹ sư xây dựng, từ cơ duyên muốn lưu lại hình ảnh các công trình, kiến trúc, giai đoạn thi công..., năm 2017, Phạm Ðăng Khiêm bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh.