ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 7-1-25 23:14:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Anh Út Giang “bao đồng”

Báo Cà Mau Giữa trưa nắng chang chang, người đàn ông trung niên đầu đội nón bảo hiểm, trên người mặc chiếc áo vải ka-ki cũ mèm, ngồi cặm cụi vá “ổ gà” trên đường Kinh Dớn Hàng Gòn. Mỗi khi nghe có tiếng xe máy là anh liếc nhìn để… biết đường né. Anh chạy xe ôm chở tôi, chặc lưỡi: “Út Giang đang vá đường chớ ai”.

Giữa trưa nắng chang chang, người đàn ông trung niên đầu đội nón bảo hiểm, trên người mặc chiếc áo vải ka-ki cũ mèm, ngồi cặm cụi vá “ổ gà” trên đường Kinh Dớn Hàng Gòn. Mỗi khi nghe có tiếng xe máy là anh liếc nhìn để… biết đường né. Anh chạy xe ôm chở tôi, chặc lưỡi: “Út Giang đang vá đường chớ ai”.

Anh Út Giang (Nguyễn Trường Giang) là người miệt Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu). Nhà đông anh em mà đất đai không có bao nhiêu. Sau khi được xuất ngũ sớm do bị thương trong lúc làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia, trở về nhà được vài tháng, anh Út Giang khăn gói xuống Cà Mau lập nghiệp. Chọn vùng đất Khánh Lâm, huyện U Minh, anh khởi nghiệp với nghề gặt lúa mướn. Tính tình vui vẻ, lại siêng năng lao động nên anh đã chiếm được cảm tình của chị Trần Thị Út (con gái chủ nhà), và sau đó 1 năm, hai người kết nghĩa vợ chồng. Năm đó, Út Giang 29 tuổi.

Anh Út Giang cặm cụi vá đường trên tuyến Kinh Dớn Hàng Gòn.

Anh Út Giang kể, dù vợ chồng anh không được gia đình cho đất, nhưng nhờ có sự tính toán và biết tích luỹ, trước khi lập gia đình, chị Út mua được 3 công đất ở ấp 3. Vì vậy, vợ chồng anh tạm yên tâm về nơi ăn, chốn ở của buổi đầu tạo dựng cuộc sống mới.

Vừa canh tác trên phần đất ít ỏi có được, vừa thuê đất rừng để trồng lúa, có thời gian rảnh là anh chị đi làm thuê. Dành dụm đủ tiền thì vợ chồng anh lại mua đất. Cứ thế, đến nay, gia đình anh có trên 9 công đất. Những năm gần đây, gia đình anh không trồng lúa mà cải tạo đất lên liếp trồng các loại cây ăn trái và chăn nuôi, thu nhập bình quân khoảng 70 triệu đồng/năm.

“Mỗi lần đi trên đường, thấy lộ bể loang lổ, mấy đứa nhỏ chạy xe đạp đôi khi té vì vấp “ổ gà”, người ở xa đến ban đêm không rành đường sá cũng bị vấp té… tôi thấy bứt rứt. Nhưng cuộc sống mình còn khó khăn, phải lo lao động kiếm sống trước đã. Rồi kinh tế gia đình ổn định, tôi quyết định sẽ trích một phần chế độ thương binh (anh Út Giang là thương binh 4/4, được trợ cấp 1.415.000 đồng/tháng - PV) để mua vật tư vá đường. Và, quyết định của tôi đã được vợ con đồng tình ủng hộ”, anh Út Giang bộc bạch về nguyên nhân gắn bó với công việc vá đường.

Bí thư Chi bộ ấp 3, xã Khánh Lâm Võ Chí Dũng nhận xét: “Từ việc làm mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp của Út Giang, thời gian tới, Chi bộ, Ban Nhân dân ấp 3 sẽ vận động người dân địa phương tham gia vá những đoạn lộ bị bể đi qua phần đất mình. Qua đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát động phong trào tham gia quản lý, bảo vệ lộ nông thôn sâu rộng trong quần chúng Nhân dân. Đồng thời, ấp cũng đang đề nghị xã biểu dương tinh thần trách nhiệm vì lợi ích cộng đồng của Út Giang”.

Vậy là, từ những tháng cuối năm 2013 đến nay, hằng tháng, anh Út Giang đều đặn trích 415.000 đồng tiền trợ cấp mua đá, cát, xi-măng để ở hiên nhà. Mỗi khi phát hiện đường ở đâu bị bể là anh tranh thủ thời gian rảnh, trộn hồ khô tại nhà rồi vô thùng, xúc đá vô bao, đưa lên xe gắn máy chạy đến nơi múc nước dưới kinh, hoặc xin nước nhà dân gần đó để xáo hồ vá đường. “Lúc đầu, thấy tôi vá đường, có người nói tôi dư hơi, thậm chí tôi đến vá cái lỗ bể trước nhà họ mà họ đứng nhìn bĩu môi, nói tôi lo chuyện bao đồng. Thế nhưng, tôi bỏ hết ngoài tai, cứ làm việc mà mình thấy cần làm”, anh Út Giang tâm sự.

Hơn 2 năm qua, anh Út Giang không chỉ “chữa lành” tuyến lộ Kinh Dớn Hàng Gòn, nơi gia đình anh qua lại hằng ngày, mà nhiều tuyến lộ lân cận bị hư hỏng nhỏ cũng được anh mang vật tư đến vá. Bây giờ vá đường đã trở thành thói quen đối với anh Út Giang. Và thói quen này của anh cũng đã tạo sự chuyển biến nhận thức trong nhiều người dân ấp 3 cũng như những người qua lại hằng ngày trên tuyến Kinh Dớn Hàng Gòn - Kinh Chùa (chiều dài trên 6 km, nối ấp 2 và ấp 3, xã Khánh Lâm). Gần đây, thỉnh thoảng có người góp sức cùng anh vá đường hoặc “hùn” thêm vật tư… Đối với anh Út Giang, đó là sự động viên, thôi thúc anh tiếp tục công việc vá đường “bao đồng” của mình.

Anh Út Giang tự nhận: “Việc làm của mình là “chuyện nhỏ ở ấp”, nhưng mong muốn việc làm đó sẽ góp phần làm đẹp hơn những tuyến đường quê. Bởi theo tôi, đóng góp để xây dựng, phát triển xã hội đâu cần phải hành động gì to tát, chỉ cần mỗi người làm một chuyện nhỏ có ích, cộng lại sẽ tạo chuyển biến để xã hội ngày một tốt hơn”./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Tám Nhanh làm giàu

(CMO) Thực ra gọi ông là Tám Nhanh là theo thứ bên vợ, bà Tám Nhã (Trần Thị Nhã). Ông Tám Nhanh sinh năm 1963, là con duy nhất của Liệt sĩ Võ Văn Năm. Cha ông hy sinh khi bà Nguyễn Thị Dẽ đang mang thai ông.

Nét chấm phá từ bức tranh giảm nghèo

(CMO) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,76%, vượt kế hoạch đề ra, tương đương với 687 hộ đã vươn lên thoát nghèo. Đời sống của người dân đang từng ngày khởi sắc, bức tranh kinh tế - xã hội huyện nhà có nhiều thay đổi. Năm nay, bà con huyện Ngọc Hiển đón cái Tết ấm no, sung túc hơn.

50 năm - vọng mãi bản anh hùng ca

(CMO) Tết này nữa là tròn 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong khí thế hừng hực của cách mạng miền nam, ngày ấy quân và dân Cà Mau đã thấy hoà bình, thống nhất đang đến thật gần.

Năm mới thắng lợi mới

(CMO) Năm 2017, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh nhà tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Đây là nỗ lực lớn, là tiền đề quan trọng để Cà Mau thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của năm bản lề 2018.

Vững tâm bước vào năm mới

(CMO) Là tỉnh cách xa trung tâm chính trị, kinh tế của vùng và cả nước, điều kiện đi lại hết sức khó khăn; là "đứa con út chót" ở nơi cuối cùng Tổ quốc giữ gìn biên cương lãnh thổ nên Cà Mau được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Cho ngày xuân bình yên

(CMO) Không khí xuân đã tràn ngập trên các nẻo đường, người người, nhà nhà nô nức xuống phố hoà vào lễ hội của mùa xuân. Hoà trong dòng người ngược xuôi, tấp nập là hình ảnh các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. họ luôn căng mình, túc trực 24/24, giữ bình yên cho ngày xuân.

Trao nông dân cơ hội làm giàu

(CMO) Năm 2017, huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, được nhiều nông dân quan tâm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Chó "độc nhãn"

(CMO) Quê tôi, mùng Ba Tết là ngày mặc định ai có con "gửi" thầy cúng đều mang nhang, đèn, gà thả vườn đến vái lạy, thay tom. Nhà tôi hơn mười năm trở lại đây cũng được cái vinh hạnh gần giống vậy. Người nhờ vả, người đồn đại theo hướng tôn vinh nhưng sau trước gì cũng vẹn tình, quà cáp hoặc phong thư... Có điều, họ không "thần tượng" tôi mà là con chó “độc nhãn”.

Trên dòng kinh Tám Khệnh

(CMO) Dòng kinh Tám Khệnh hôm nay trong tiết trời se se lạnh bỗng trở nên nhộn nhịp lạ thường. Những chiếc ghe chở cá tươi nối đuôi nhau cập bến. Không cần đợi lệnh phân công của ông chủ, lần lượt nhóm thanh niên khuân vác cá lên bờ, còn nhân công làm thuê thì bắt tay vào công việc thường nhật: phân loại cá, làm cá, phơi cá. Tiếng trò chuyện, tiếng nói cười huyên náo cả một khúc sông.

Động lực giảm nghèo

(CMO) Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo là việc làm không mới đối với huyện Phú Tân và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá đảng viên, tổ chức Đảng hằng năm. Song, cái mới ở đây là sự phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ đó, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo phấn đấu tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.