ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 17:53:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Áp dụng mức lương tối thiểu mới - Người lao động phấn khởi

Báo Cà Mau Từ ngày 1/7/2024, khi chính thức áp dụng Nghị định số 74/2024/NÐ-CP của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động (NLÐ) làm việc theo hợp đồng lao động, NLÐ phấn khởi với mức lương tăng hơn so với trước.

Theo Nghị định 74/2024/NÐ-CP, mức lương tối thiểu các vùng tăng từ 200-280 ngàn đồng so với mức lương tối thiểu tại Nghị định số 38/2022/NÐ-CP.

Cụ thể, mức lương tối thiểu tháng tại 4 vùng như sau: Vùng I: tăng 280 ngàn đồng, từ 4.680 ngàn đồng/tháng lên 4.960 ngàn đồng/tháng; vùng II: tăng 250 ngàn đồng, từ 4.160 ngàn đồng/tháng lên 4.410 ngàn đồng/tháng; vùng III: tăng 220 ngàn đồng từ 3.640 ngàn đồng/tháng lên 3.860 ngàn đồng/tháng; vùng IV: tăng 200 ngàn đồng từ 3.250 ngàn đồng/tháng lên 3.450 ngàn đồng/tháng. Mức lương tối thiểu theo giờ tại vùng I  tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ, vùng II từ 20 ngàn đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ, vùng III từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ, vùng IV từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.

Mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 74/NÐ-CP tăng hơn so với Nghị định 38/2022/NÐ-CP. Ðồ hoạ: HẰNG MY

Theo Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 1/7/2024 (được ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NÐ-CP), đối với tỉnh Cà Mau, TP Cà Mau thuộc địa bàn vùng II; các huyện: Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc địa bàn vùng III; các huyện còn lại thuộc địa bàn vùng IV.

Tại TP Cà Mau, sau khi Nghị định 74/2024/NÐ-CP được ban hành, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND thành phố triển khai văn bản đến 17/17 xã, phường, các ban, ngành, cơ quan truyền thông để tổ chức thực hiện. Ðơn vị cũng phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản đến công ty, xí nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh... trên địa bàn để thực hiện.

Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị Cà Mau (Phường 9) đã áp dụng mức lương tối thiểu cho vùng II để chi trả tiền lương cho NLÐ. Hiện công ty ký hợp đồng với 10 nhân viên và áp dụng các chế độ theo nghị định mới, hình thức chi trả theo tháng.

Khi áp dụng quy định mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 74 mang đến nhiều phấn khởi cho người lao động. (ảnh chụp tại Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị Cà Mau).

Bà Nguyễn Thị Lan, Phó giám đốc, kiêm Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị Cà Mau, cho biết: "Tuỳ từng vị trí việc làm, công ty có chế độ áp dụng mức lương cho từng nhân viên, từ 6-7 triệu đồng. Trong đó, công ty sẽ chi trả các chế độ như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Phía công ty đã áp dụng mức lương tối thiểu đúng theo Nghị định 74, chúng tôi còn tăng phụ cấp cho NLÐ theo từng vị trí việc làm. Áp dụng mức lương tối thiểu mới mang đến sự phấn khởi cho NLÐ tại công ty, khi họ có thêm khoản chi phí trang trải cuộc sống”.

“Tôi làm kế toán ở Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị Cà Mau từ năm 2021 tới nay. Mỗi ngày làm việc 8 giờ. Ban đầu, mức lương của tôi là 5 triệu đồng/tháng và hiện tại là 7 triệu đồng/tháng. Tôi rất an tâm khi làm việc tại công ty vì được đóng đủ bảo hiểm, đảm bảo các chế độ cho NLÐ. Tôi thấy công việc hiện nay phù hợp với năng lực, mức lương công ty chi trả cũng đúng theo quy định của Nhà nước”, chị Nguyễn Thị Kiều, ngụ Phường 4, TP Cà Mau, chia sẻ.

Ông Lê Thành Nơi, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cà Mau, cho biết: “Ðể thực hiện nghiêm Nghị định 74/2024/NÐ-CP, ngoài tuyên truyền, vận động, cũng như định hướng cho các doanh nghiệp, công ty, hộ sản xuất kinh doanh thực hiện..., Phòng còn thực hiện công tác quản lý qua việc tiếp nhận thang bảng lương của người sử dụng lao động. Ðồng thời, phối hợp với Bảo hiểm xã hội, thuế, UBND xã, phường... tuyên truyền, kiểm tra, giám sát theo chương trình kế hoạch định kỳ và đột xuất theo quy định”./.

 

Hằng My

 

Làm tốt công tác tuyên truyền về quyền lợi của các chính sách bảo hiểm

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại hội nghị triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025, vào chiều 9/1.

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ðoàn Thanh niên đồng hành tuyên truyền chính sách an sinh

Thực hiện công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Tỉnh đoàn, thời gian qua, Thành đoàn Cà Mau tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và người dân về chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT).

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo đảm quyền lợi thoả đáng cho người lao động

Thời gian qua, thị trường lao động có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến người lao động (NLÐ), nhận định ý nghĩa của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau chủ động tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLÐ đúng quy định.

Vì mục tiêu an sinh

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, thời gian qua, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, luôn chủ động trong công tác triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) đến với người dân. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, việc thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện và BHYT của xã đã đạt được kết quả tích cực, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh.

Chìa khoá an sinh

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi tác không thể tránh khỏi và sức lao động của con người ngày càng giảm sút, thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động (NLÐ) tự do trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp thiết thực là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, điều này sẽ giúp NLÐ tự do có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là khi hết tuổi lao động.

OCOP góp phần giải quyết việc làm

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho thấy, chương trình không chỉ góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện Năm Căn mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Quan hệ lao động hài hoà nhờ đối thoại

Xác định công tác đối thoại tại nơi làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai, chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động tổ chức các buổi đối thoại định kỳ, tạo cơ hội để lắng nghe và giải quyết các ý kiến của người lao động (NLÐ) về tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc và chế độ, chính sách.

Nỗ lực thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách an sinh quan trọng, mở ra cơ hội cho lao động tự do có thu nhập ổn định khi về già. Tuy nhiên, tại huyện Năm Căn, việc triển khai chính sách này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ cơ quan chức năng và sự đồng thuận của người dân.