ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 13:38:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bác Ba Phi điệu cười đất Phương Nam

Báo Cà Mau (CMO) Văn học dân gian có một bộ phận vô cùng đặc sắc, tạo nên nét độc đáo riêng có, sức cuốn hút mãnh liệt truyền đời cho hậu thế, đó là truyện tiếu lâm hay nôm na hơn là truyện cười. Cái cười trong truyện dân gian lúc cao hứng, lúc thâm trầm, lúc hả hê, lúc day dứt. Cười như thế nào còn là do tư thế, cốt cách của con người chủ thể khi ứng xử với những hiện tượng tự nhiên và các mối quan hệ xã hội. Với truyện dân gian (hoặc hoàn toàn có thể gọi là truyện cười - PV) Bác Ba Phi, con người Cà Mau đã tạc vào gen di truyền của mình một điệu cười mang đậm đặc phong vị xứ sở, không lẫn với bất cứ nơi đâu.

Bác Ba Phi đã trở thành huyền thoại, thành tài sản chung đầy tự hào của mảnh đất Cà Mau. Muốn hiểu tường tận đất và người ở đây, thật là thiếu sót nếu bỏ qua truyện Bác Ba Phi. Phải khẳng định một lần nữa, bác Ba Phi là người thật, việc thật. Những câu chuyện ứng tác của ông đã được hậu thế văn bản hoá, làm cho phong phú thêm để tồn tại mãi với cuộc đời. Thậm chí, cố Nhà văn Anh Động (tên thật là Nguyễn Việt Tùng), còn đẩy lên mức độ sáng tạo theo phương thức “Bác Ba Phi hoá”, tiếp tục cho ra đời những câu chuyện mới.

MH: Kiều Loan

Đúng theo quan niệm của phương Đông “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, vài chục câu chuyện của bác Ba Phi còn lưu giữ lại đều là những viên ngọc quý, tinh diệu. Không hoa mỹ, cầu kỳ do kỹ xảo, thủ thuật; trái lại là vẻ giản đơn, tự nhiên, thanh thoát. Truyện kể Bác Ba Phi vì thế đi vào lòng người cũng hồn hậu, dung dị như chính cách người Cà Mau sống và chết với quê hương, đất nước. Truyện của bác Ba Phi đi từ chái bếp sau nhà ra ngoài đìa bưng, rừng tràm, đồng ruộng. Có xa lắm thì cũng vòng qua xóm nhỏ, trổ ra những con sông ngầu đỏ nước lá tràm, rồi thì cũng về với bữa cơm chiều của bác Ba gái. Ấy vậy mà đọc bác Ba Phi, người ta có thể dựng nên cho mình vùng U Minh Hạ trù phú, mênh mông; cá tính, cốt cách của con người Cà Mau thuần khiết. Điều mà cho dù có tìm kiếm thế nào, ở đâu đi chăng nữa, người ta cũng không thể có được.

Trở lại với nụ cười, điệu cười của bác Ba Phi, quả thật, chỉ có thể gọi là đặc sản mang tính khái quát và đại diện cao độ cho phong vị của người Cà Mau. Trong toàn bộ những câu chuyện kể còn lưu lại của ông, hậu thế đều công nhận một điều, đó là bác Ba Phi luôn luôn cười trong mọi hoàn cảnh. Cái cười của ông có thể bật lên khanh khách ngay từ lúc mở đầu, có khi là cái cười lém lỉnh ẩn sâu trong ý tứ. Nhưng tựu trung lại, bác Ba Phi phải cười rồi “mần gì thì mần”, và làm gì, ông cũng tìm thấy nụ cười cho riêng mình, cho cả mọi người. Đó là thứ năng lượng mà ông cha ta đúc kết: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.

Thật khó diễn giải cho hết những cung bậc cười và hàm ý sâu xa biểu thị qua nụ cười trong truyện kể Bác Ba Phi. Nhưng cũng có những điều hiển nhiên mà ai cũng có thể sẻ chia, đồng vọng. Nụ cười của bác Ba Phi có giọng điệu chủ đạo là hào sảng, là tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên trù phú nhưng khắc nghiệt của vùng đất Cà Mau. Các loại sản vật của Cà Mau qua những câu chuyện kể của ông vừa nhiều về chủng loại, số lượng, lại vừa hù doạ người ta bởi kích cỡ phi thường.

Ở xứ Cà Mau này, không ai cất nhà lầu trước bác Ba Phi. Chẳng thế mà trong truyện “Cất nhà lầu”, bác Ba Phi mô tả: “Ở lâu lối hai năm thì những cây cột tràm sống nhóng lên cao hơn hai thước... Thôi thì phải làm thêm một sàn ở phía dưới. Ở mấy năm thì cái chòi cao vọt lên hoài, thành thử phải cất thêm sàn. Bây giờ trở thành nhà sàn cao sáu, bảy tầng”. Cá của bác Ba Phi nuôi thì phải lựa ao mà ăn. Bởi ba cái đìa nuôi cá bổi, cá rô, cá lóc có thức ăn khác nhau. Cá bổi thì ăn cau tầm vung, thịt chát ngấm. Cá rô mề thì ăn xoài thanh ca nên thịt chua lòm. Chỉ có ao cá lóc ăn dừa khô rụng nên thịt béo ngậy.

Bác Ba Phi xuất hiện với tư thế của một lão nông tri điền, đủ ngón nghề để đi rừng, đi biển, chuyên trị các loại thú dữ. Thế nên chuyện bắt cá kèo, bắt heo rừng, ếch nhái, ăn ong, kỳ đà, rùa rắn... là chuyện nhỏ. Ông còn cười khề khà bắt cả cọp dữ xay lúa cho bác Ba gái; ôm cổ rắn hổ mây thoát khỏi trận cháy rừng kinh thiên động địa. Nhưng những loài thú dữ còn chưa là gì với bác Ba Phi. Trong chuyện kể của ông, có một loại còn độc địa hơn, khiến ông căm giận tím ruột, bầm gan, mà mỗi khi ông tìm cách trị được thì cười hả hê, cười sung sướng.

Đó là bè lũ giặc thù và tay sai đang giày xéo quê hương bác Ba Phi. Không ai khác, chính bác Ba Phi là người đầu tiên ở Cà Mau dạy ong vò vẽ đánh giặc. Sau này, kinh nghiệm của bác Ba Phi toả rộng ra khắp xứ Cà Mau, khiến giặc sợ vỡ mật. Nhờ “nghề nói dóc có sách” mà ông hạ nhục được “Quận trưởng Nhung, quận Rạch Ráng” khét tiếng ác ôn, thoát khỏi vòng bắt bớ. Chưa đủ, với bác Ba Phi, cây mác vót trong tay người nông dân xứ U Minh Hạ vung lên cũng làm kinh hồn, bạt vía đám trực thăng, cá nhái tới nỗi “rụng lìa cái đuôi”.

Đừng nghĩ bác Ba Phi khí khái, hịch hạc mà bông đùa. Cái cười của ông còn thâm trầm, ý nhị, sâu cay đến độ. Như trong chuyện “Bắt cá kèo”, bác Ba Phi kể chuyện bắt cá bằng kẽ tay: “Không nói dóc đâu nghen, biết sao tám kẽ ngón tay mà bắt tới được mười tám con cá kèo không? Theo lý là có tám con thôi, nhưng vì tui sát cá quá nên nhiều con nịnh, chực sẵn bên ngoài, chờ tui thò bàn tay xuống là tụi nó ngậm vô mười đầu ngón tay để dính ké”. Nghe tới đây, những kẻ ăn ở gian hoạt, nịnh bợ, có tật xấu cũng phải giật mình thon thót.

Nụ cười của bác Ba Phi còn đằm thắm, nghĩa tình. Với gia đình, chòm xóm, người ta luôn thấy một bác Ba Phi xông xáo, hào sảng. Với cách mạng, bác Ba Phi thuỷ chung, sau trước. Không chỉ qua các câu chuyện kể, mà cuộc đời ông đã minh chứng cho điều đó. Bà Nguyễn Thị Anh, con dâu lớn của bác Ba Phi hiện đang ở xứ Lung Tràm, xã Khánh Hải, cũng là người hương khói, thờ tự, nay đã hơn 90 tuổi, hồi nhớ: “Hồi trước dân lưu tán về đây, tía tui chia ruộng, cất nhà, cưu mang. Có bộ đội về là ông suốt ngày đem đồ đi tiếp tế, kể chuyện vui”.

Cuộc đời bác Ba Phi đã kết tinh thành một điệu cười mang dáng hình xứ sở, mang phong vị quê hương. Bác Ba Phi cười trăm năm trước, hậu thế trăm năm sau vẫn còn gật gù say đắm./.

 

Phạm Quốc Rin

 

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Trao học bổng "Quỹ xe đạp chở ước mơ"

Chiều 18/9, kỷ niệm 28 năm thành lập và Tháng hành động vì trẻ em, Công ty Bảo Việt nhân thọ Cà Mau tổ chức trao học bổng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đây là hoạt động trong chương trình “Trao hơn cả cam kết” thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo hiếu học. 

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Nhà văn hoá ấp xanh, sạch, đẹp

Mô hình trang trí Nhà văn hoá - Khu thể thao ấp, khóm xanh, sạch, đẹp và có nội dung hoạt động phong phú, được huyện Thới Bình linh hoạt tổ chức thành cuộc thi. Từ đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).