ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 08:05:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bán sách xây cầu - ý tưởng giàu nhân văn của Nhà văn Võ Đắc Danh

Báo Cà Mau (CMO) Đầu năm 2018, trong chuyến công tác cùng đoàn của tỉnh Cà Mau lên Sài Gòn họp mặt Hội Đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu, tình cờ tôi gặp lại Nhà văn Võ Đắc Danh, nhà văn mà tôi thần tượng của thế kỷ 21 này.

Chợt nhìn nhau và vội bâng quơ mấy câu xã giao sau nhiều ngày không gặp giữa không khí náo nức của mấy trăm người Cà Mau - Bạc Liêu đang quần tụ trên con đường dẫn vào hội trường ở Công viên nước Đầm Sen. Trước mặt bàn Nhà văn Võ Đắc Danh là một chồng sách cao khỏi đầu, bìa màu xanh. Chưa kịp “nghía” tên sách thì nhà văn bá vai tôi: "Sách chú mới xuất bản cuối năm vừa rồi, nay đem vô đây để vận động bà con ủng hộ".

Chỉ nói vài câu như thế, nhà văn đặt bút ký vào trang bìa sách rồi tặng tôi. Chưa kịp cảm ơn thì dòng người đã chen chật ních đường đi, tôi nhìn lại thì thấy mình đã bị đẩy lên phía trước mấy mươi thước từ chỗ cái bàn trắng chất đầy sách của Nhà văn Võ Đắc Danh.

Nguyên nhân tôi sở hữu được tuyển tập Người Sài Gòn bất đắc dĩ của Nhà văn Võ Đắc Danh chỉ có thế. Tuyển tập dày 550 trang, 47 truyện và ký, mới có, cũ có nhưng đó là những tác phẩm hay nhất, viết về những trăn trở của người nông dân trước thời cuộc.

Người Sài Gòn bất đắc dĩ, xem qua có thể nghĩ ngay là cách đặt tên sách vốn bất đắc dĩ. Nhưng khi đọc những truyện ký một thời vang dậy xứ Minh Hải của Võ Đắc Danh trong tuyển tập thì ngẫm lại thấy ông không bất đắc dĩ thành người Sài Gòn. Tuyển tập là cả không gian cách nay hơn 30 năm được in lại, nó sẽ mới đối với những người chưa đọc, những người ít tuổi hơn những câu chuyện mà Võ Đắc Danh đã đi và viết khi ông là một nhà báo.

Đồng cỏ chát, Trên đồng bưng sáu xã, Đất của mẹ, Đời chợ - chợ đời, Giữa hai dòng mặn ngọt… là những tác phẩm bút ký tôi đã từng đọc và thán phục. Và nay, với Nơi ấy bây giờ, lại được chứng kiến cảnh tác nghiệp của nhà báo tiền bối thời sau đổi mới trên vùng đất Minh Hải mênh mông. Trong lời giới thiệu cuốn sách của Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã từng nhắc đến và có vài lời bình sâu sắc về tuyển tập này. Và người đọc sẽ được giải đáp thắc mắc ngay vì sao nhà văn lại cho rằng mình bất đắc dĩ là người Sài Gòn qua tác phẩm cùng tên Người Sài Gòn bất đắc dĩ (trang 12).

Sách tập hợp những truyện ngắn và ký viết về miền đất Nam Bộ, vùng ruộng đồng sông nước. Bàng bạc trong các truyện là nỗi niềm của những người nông dân đã một đời thân cò lặn lội, oằn vai dưới gánh nặng đau khổ của chiến tranh hôm qua, rồi lại vì miếng cơm manh áo hôm nay, nhưng vẫn bất khuất, trung kiên chống lại áp bức, bất công.

Nhưng cái đáng trân trọng nhất từ tuyển tập Người Sài Gòn bất đắc dĩ không là nội dung của từng tác phẩm, không phải là tác phẩm cũ hay mới, được tập hợp lại… mà cốt lõi của nó là Võ Đắc Danh đã và sẽ dành toàn bộ số tiền bán sách để góp về xây cầu nông thôn ở Cà Mau và Bạc Liêu.

Tháng 10/2017, quyển sách xuất bản, ngay trong quý IV/2017, Nhà văn Võ Đắc Danh đã dùng 500 triệu đồng xây 2 cây cầu ở huyện Đầm Dơi và Trần Văn Thời, giúp người dân gỡ bỏ bức xúc “luỵ đò” vùng sông ngòi chằng chịt Cà Mau. Và cũng tại diễn đàn họp hội đồng hương, Nhà văn Võ Đắc Danh đã bày tỏ ý nguyện sẽ xây thêm 5 cây cầu nữa ở Cà Mau và Bạc Liêu trong năm 2018 từ số tiền bán quyển sách này.

Ý tưởng mới, lại thêm cách bán sách cũng mới. Người mua cứ lấy theo số lượng cần mua và tiền mua sách thì được trang trọng để vào bì thư rồi bỏ vào thùng, cảnh tượng y như đi ăn cưới vậy. Một ý tưởng hướng về quê hương táo bạo và mới lạ của Nhà văn Võ Đắc Danh ngay sau đó đã nhận được nhiều sự ủng hộ. “Có doanh nghiệp biết được nguyện vọng bán sách của tôi đã đặt mua vài trăm quyển và trả tiền cao hơn giá in trên bìa sách.

Họ mua xong, trả tiền xong rồi gởi lại một nửa sách đã mua để tôi tiếp tục bán. Vậy là đã có những quyển Người Sài Gòn bất đắc dĩ được bán đến 2 lần”, Nhà văn Võ Đắc Danh chia sẻ.

Biết được ý định táo báo của nhà văn, tôi nhìn quyển sách đang cầm trên tay mình với cảm giác hơi e ngại. Và rồi cũng kịp quay lại phía sau để bì thư vào thùng tiền bán sách, như để góp phần xây dựng quê hương vậy./.

Phong Phú

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.