ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 07:23:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bao giờ hết cảnh “học nhờ”?

Báo Cà Mau (CMO) Toàn tỉnh hiện có 521 trường học. Trong đó, mầm non 133 trường, tiểu học 235 trường, THCS 118 trường, THPT 32 trường, 1 trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hoà nhập, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú - THCS Danh Thị Tươi và Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

Tuy nhiên, do địa hình, hệ thống trường học còn phân tán, dàn trải, manh mún, thiếu tập trung; tình trạng thiếu phòng học ở cấp học mầm non vẫn đang là mối lưu tâm lớn. Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp cụ thể và chương trình, đề án mang tính cấp thiết nhất khi vẫn còn 187 lớp học đang phải học nhờ phòng học tại các điểm trường cấp tiểu học và THCS.

Thực hiện đề án tinh gọn trường, lớp học những năm qua, chất lượng quy hoạch và công tác dự báo về phát triển trường, lớp học, đội ngũ được quan tâm và tập trung cải thiện. Hiện ngành giáo dục đã hoàn thành việc xây dựng dự thảo Đề án sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.

Lớp Mầm non ở xã Nguyễn Huân được nhờ phòng học và khuôn viên của Trường Tiểu học Hồng Phước. Ảnh: Nhật Minh 

Song, nhìn chung quy mô giáo dục và đào tạo trong năm học và giai đoạn 2016-2020 tiếp tục duy trì, phát triển ổn định theo hướng tích cực, hiệu quả, được bố trí hợp lý, rộng khắp trong toàn tỉnh từ giáo dục mầm non đến phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục cao đẳng, đại học.

Toàn tỉnh hiện có 294/521 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (56,42%). Nhìn lại chặng đường 20 năm xây dựng trường chuẩn để nhận định rõ hơn về quan điểm, mục tiêu phát triển của ngành giáo dục và đào tạo ở Cà Mau, nơi từng được so sánh như vùng trũng của giáo dục so với các địa phương trong khu vực ĐBSCL.

Giai đoạn đầu 2001-2005, toàn tỉnh chỉ có 10 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Bước sang giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã có 50 trường chuẩn, tăng gấp 5 lần giai đoạn trước đó. Đến 2011-2015, Cà Mau có đến 162 trường chuẩn quốc gia, tăng gấp 16 lần giai đoạn đầu. Cả giai đoạn từ năm 2001-2017, toàn tỉnh có 259/543 trường được công nhận chuẩn quốc gia mức độ 1, chiếm 47,69%. Tuy nhiên, các con số thống kê cho thấy, càng về sau việc đầu tư và công nhận trường chuẩn quốc gia càng khó khăn và cần nhiều kinh phí hơn nên tỷ lệ trường được công nhận ít hơn.

Cụ thể, năm 2012 tỉnh công nhận 45 trường thì sang năm 2013 chỉ có 23 trường. Đến năm 2014 lại tiếp tục tăng lên 45 trường và sụt giảm từ đó. Ghi nhận kết quả cho thấy, kể từ năm 2015, tỷ lệ công nhận trường chuẩn bắt đầu có bước chựng lại rõ rệt, chỉ dao động mức dưới 30 trường mỗi năm (năm 2015 công nhận 20 trường, năm 2016 công nhận 24 trường và năm 2017 chỉ có 13 trường). Điều này cho thấy tầm quan trọng của trường chuẩn quốc gia và kỳ quyết thực hiện của cả hệ thống chính trị.

Trên thực tế, qua các giai đoạn thực hiện kiên cố hoá trường lớp, cộng thêm hơn 10 năm thực hiện đầu tư xây dựng xã nông thôn mới, phường, thị trấn văn minh đô thị, từ đó nguồn kinh phí và nâng cấp xây dựng trường học được chú trọng đầu tư xây dựng.

Tại thời điểm 2018, sau khi phản ánh của báo chí và ngành chuyên môn kiểm tra đã phát hiện 134 trường quá hạn (5 năm) nhưng chưa kiểm tra công nhận lại, chiếm 51,73% số trường. Chỉ có 41 trong 134 trường giữ đủ các chuẩn như khi công nhận. Đáng quan ngại nhất là có đến 93/134 trường tụt chuẩn sau kiểm tra, chiếm 69,4%.

Công nhận chuẩn quốc gia, đầu tư xây dựng trường, lớp học đạt các tiêu chuẩn cụ thể, hướng đến đảm bảo quy mô ngành ổn định lâu dài là điều kiện cần nhưng kèm theo đó phải là công tác hoạch định, tầm nhìn tạo bước đột phá. Trong khi đó, đã 10 năm qua, các chỉ tiêu số lượng về công nhận trường chuẩn quốc gia của ngành giáo dục chưa như mong đợi.

Và đến nay, lại gánh thêm 187 lớp học mầm non đang nương nhờ cơ sở vật chất của cấp tiểu học và THCS để thực hiện nhiệm vụ phổ cập đúng độ tuổi. Trong khi nhu cầu chuẩn trường, chuẩn lớp của các cấp học này chỉ ở mức cơ bản ổn định. Nếu đưa ra so, xét với nhu cầu thực tế của từng năm học tiếp theo là vấn đề không hề nhỏ khi thực hiện chương trình giáo dục mới ở các cấp học.

Đến cuối tháng 7/2020, tỉnh Cà Mau có 7.212 số phòng học, trong đó có 4.459 phòng kiên cố (61,83%), 1.917 phòng học bán kiên cố (26,58%). Theo nhận định của ngành, việc xoá điểm trường lẻ chưa thực hiện triệt để. Vẫn còn nhiều điểm chưa xoá được vì điểm trường lẻ khá xa điểm chính. Tỉnh còn thiếu phòng học cho các lớp mầm non ở các huyện; những địa bàn khó khăn phải dạy lớp ghép, như huyện Phú Tân, Đầm Dơi.

Riêng năm học 2019-2020, tỉnh đã xoá được thêm 35 điểm trường nhỏ, lẻ, không còn phù hợp, nâng số điểm trường lẻ đã xoá từ năm 2018 đến nay là 234 điểm, giảm 26 trường học so với giai đoạn năm học 2015-2016.

Song, điều dễ nhận thấy về sự yếu kém trong công tác quy hoạch, xây dựng mạng lưới trường, lớp học đã qua là việc chưa đầu tư đồng bộ cũng như chưa hoạch định, định hướng phát triển lâu dài nhằm đáp ứng tính ổn định so với yêu cầu thực tế. Vả lại, nguồn kinh phí đầu tư thấp, còn hạn hẹp và dàn trải, hiệu quả chưa cao; tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản, quyết toán, giải ngân một số công trình còn chậm; nguồn kinh phí đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh còn thiếu.

Vẫn còn thực trạng lãng phí, chưa khai thác hết công dụng của các thiết bị dạy học, công tác rà soát, bảo quản trang thiết bị dạy và học chưa tốt. Quy chuẩn, quy định… về trường, lớp luôn thay đổi và thiếu tính ổn định nhưng hầu hết các thay đổi về sau đều đòi hỏi cao hơn trước. Vì thế, bao năm qua (từ khi tái lập tỉnh), công tác này như đang gồng mình chạy chưa có điểm dừng. Do đó, việc tồn tại những yếu kém trong quản lý và hàng trăm lớp học phải học nhờ như trên là điều khó tránh khỏi. Một điều chắc chắn rằng, tồn tại này chưa thể giải quyết dứt điểm trong một sớm một chiều./.

Phong Phú

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.