ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 07:11:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo vệ Ðảng trên lĩnh vực tôn giáo

Báo Cà Mau Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tôn giáo hoạt động. Thực tế là, Ðảng ta thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, được cụ thể bằng Hiến pháp và pháp luật. Song, công tác tôn giáo vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém. Ðặc biệt, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tôn giáo. Vì vậy, vấn đề tôn giáo luôn mang tính thời sự, hệ trọng trong quyết tâm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Bài 1: Nhất quán chính sách tôn giáo của Ðảng

Ngày 18/11/2016, Quốc hội thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016. Luật này quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.

Theo đó, tại Khoản 5, Ðiều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018) đã định nghĩa: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

Chính sách tôn giáo nhất quán từ trong tư tưởng Hồ Chí Minh đến chủ trương, nghị quyết của Ðảng, Hiến pháp, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ những ngày đầu thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhất là khi khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo vào điều kiện thực tế của đất nước ta. Người rất xem trọng công tác tôn giáo và cụ thể thành chính sách “Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo rất khoa học, biện chứng, khách quan, toàn diện, sâu sắc, với những nội dung rất phong phú. Ðó là, mối quan hệ đồng hành, gắn bó giữa tôn giáo với dân tộc; Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân; Ðoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc; Phát huy giá trị tích cực của tôn giáo phục vụ sự nghiệp cách mạng; Kiên quyết chống lợi dụng tôn giáo và bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Giáo lý tôn giáo chân chính dù khác nhau, nhưng luôn đề cao tính nhân đạo, hướng thiện: “Chúa Giêsu dạy: Ðạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Ðạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Ðạo đức là nhân nghĩa”(1). Theo Bác, đồng bào có tôn giáo hay không có tôn giáo đều giàu lòng yêu nước và đều bị chế độ thực dân, phong kiến thống trị, bóc lột. Ðấu tranh giải phóng dân tộc là nhằm làm cho tôn giáo được tự do và khi đất nước được độc lập, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo tiếp tục đồng hành cùng dân tộc.

Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong từng giai đoạn cách mạng, Ðảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện công tác tôn giáo nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá IX) của Ðảng, đã khẳng định: “Các vấn đề dân tộc và tôn giáo được đặt ra và giải quyết trong tổng thể, theo phương hướng và nội dung cơ bản của nhiệm vụ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời hết sức chú ý đến tính đặc thù của từng vấn đề ấy”(2). 

Quá trình đổi mới nhận thức của Ðảng ta về tôn giáo được khẳng định tại Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/10/1990, của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Những nội dung cốt lõi là: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân”; “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài”... Ðặc biệt, gần nhất là văn kiện Ðại hội XIII của Ðảng đã nêu rõ: “Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước”.

Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh thăm, chúc mừng Hội thánh Cao Ðài Minh Chơn Ðạo (ấp Xóm Sở, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình) nhân dịp lễ Trung ngươn. (Ảnh chụp ngày 28/8/2023). Ảnh:  MỘNG THƯỜNG

Những tồn tại, hạn chế

Những thành tựu về công tác tôn giáo mà Ðảng, Nhà nước, Chính phủ và Nhân dân ta đạt được rất đáng trân trọng. Song, vẫn tồn tại những mặt hạn chế, yếu kém. Ðó là:

Thứ nhất, một vài tổ chức Ðảng chưa quan tâm chỉ đạo đúng mức về công tác tôn giáo. Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo còn gặp những khó khăn khách quan, như: Trong quy định của một số luật chuyên ngành còn thiếu và chưa đồng bộ đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, nên trong quá trình tổ chức thực hiện có lúng túng, trong đó có Luật Ðất đai, Luật Xây dựng, Luật Cư trú, Luật Bảo vệ môi trường... Vai trò của Mặt trận và tổ chức thành viên trong nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ chức tôn giáo từng lúc chưa sâu sát, bị động trong xử lý các vấn đề phát sinh.

Thứ hai, cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ; chưa nắm sâu chủ trương, nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, vận động hiệu quả. Ðặc biệt, không nắm, hoặc nắm không vững, không chắc giáo lý, giáo luật để đồng cảm, sẻ chia với đồng bào tôn giáo. Từng lúc buông lỏng địa bàn quản lý, cán bộ làm công tác tôn giáo chỉ xuất hiện những dịp diễn ra các hoạt động tín ngưỡng, lễ, Tết... nên có những tình huống tôn giáo xảy ra luôn trong thế bị động, xử lý không kịp thời, hiệu quả thấp, thiếu tính thuyết phục.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, vận động, cổ vũ về chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và chính sách tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng từng lúc, từng nơi chưa hiệu quả. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” có nơi còn xuất hiện “lỗ hổng” về lĩnh vực tôn giáo, khi chưa phát huy vai trò của các tôn giáo, đồng bào các tôn giáo trong các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình giảm nghèo bền vững...

Thứ tư, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo từng lúc, từng nơi chưa kịp thời, chưa sâu sát. Vì vậy, còn xảy ra trường hợp hoạt động tôn giáo trái pháp luật; hoạt động mê tín dị đoan; lợi dụng tôn giáo để trục lợi bất chính, gây bất bình trong dư luận xã hội.

Thứ năm, vẫn tồn tại trường hợp bộ, ngành, địa phương chậm xử lý dứt điểm một số vụ việc vi phạm pháp luật về đất đai, tranh chấp đất đai, công trình tôn giáo vi phạm pháp luật... dù đã có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thứ sáu, việc phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động “núp bóng” tín ngưỡng, dân tộc, tôn giáo trên không gian mạng để chống phá Ðảng, chế độ ta từng lúc chưa kịp thời; tội phạm công nghệ cao đã và đang diễn biến phức tạp; khả năng làm chủ công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, nhất là khả năng tự phòng vệ trên không gian mạng để chặn, lọc, xoá, báo xấu... thông tin độc hại còn những mặt hạn chế.

Nhìn thẳng vào tồn tại và hạn chế trên lĩnh vực tôn giáo để Ðảng, Nhà nước, Chính phủ và Nhân dân cùng có những quyết sách phù hợp, kịp thời nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Tại tỉnh Cà Mau hiện có 6 tôn giáo đang hoạt động, gồm: Phật giáo, Cao Ðài, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hoà Hảo và Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam. Toàn tỉnh hiện có 157 tổ chức tôn giáo trực thuộc, hơn 1.190 chức sắc và hơn 1.900 chức việc, khoảng 375 ngàn tín đồ các tôn giáo. Bên cạnh đó, còn có các loại hình sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đa dạng, phong phú, với khoảng 550 cơ sở tín ngưỡng dân gian khác đang hoạt động.


(1) Hồ Chí Minh (2011), sđd, T.4, tr.8.

(2) Ðảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, NXB CTQG, H.2003.

 

Trúc Hương

Bài cuối: Nhận diện từ xa - Giải pháp kịp thời

 

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư

Chiều 26/6, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2025. Cuộc thi dành cho các viên chức, giảng viên, học viên đang công tác và học tập tại trường.

Vạch trần “mưu hèn, kế bẩn” của các thế lực thù địch

Thời gian qua, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá, xuyên tạc hòng làm suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng. Vì thế, để vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh vạch trần “mưu hèn, kế bẩn” của những kẻ đang rắp tăm phá hoại niềm tin của Nhân dân với Ðảng.

Vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng luôn được Ðảng ta xác định là nhiệm vụ cơ bản, hệ trọng trong công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị. Phát huy vai trò và sứ mệnh của mình, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, truyền thông, tích cực thực hiện đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, chăm lo xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Hệ thống chính trị cơ sở khẳng định sức mạnh bảo vệ Ðảng

Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Hệ thống chính trị cơ sở huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, gắn kết cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Báo chí Cà Mau trong dòng chảy tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng không chỉ là kim chỉ nam cho nền báo chí Việt Nam mà còn là ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của báo chí địa phương, trong đó có Cà Mau - vùng đất tận cùng Tổ quốc.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trong đồng bào dân tộc

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên địa bàn tỉnh nói chung, đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan và của từng cán bộ, đảng viên; nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá.

Lá chắn tinh thần

Trên mặt trận tư tưởng, ngành văn hoá không chỉ thực hiện nhiệm vụ giữ gìn bản sắc dân tộc, đời sống tinh thần cho Nhân dân, mà còn là lực lượng tiên phong xây dựng “lá chắn tinh thần”, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng. Tại huyện Trần Văn Thời, ngành văn hoá nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt trong nhiệm vụ hệ trọng này.

Kiểm soát quyền lực trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở bất kỳ quốc gia nào, việc kiểm soát quyền lực quyết định tính hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng trong tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và của bộ máy hành chính Nhà nước nói riêng của các nước trên thế giới. Vấn đề kiểm soát quyền lực được Ðảng ta rất chú trọng trong lãnh đạo toàn diện đất nước, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà đất nước ta đang tâm thế đón nhận kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

Ðấu tranh, phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc lịch sử, thành quả cách mạng

Trước sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, những thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Ðấu tranh với các luận điệu sai trái không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân.