ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 17-5-25 11:39:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bắp chuối tăng giá, người dân phấn khởi

Báo Cà Mau Hơn tháng nay, người trồng chuối trên địa bàn huyện U Minh rất phấn khởi vì giá chuối nguyên liệu tiếp tục giữ ổn định, giá bắp chuối liên tục tăng mạnh. Hiện bắp chuối được các thương lái đến tận nơi mua giá từ 6.000-6.500 đồng/bắp, tức tăng gần 1.000 đồng/bắp so với trước đây. Nhờ có thu nhập khá, người trồng chuối tâm lý an tâm hơn, tiếp tục đầu tư sản xuất để phát triển loại cây trồng này.

Hơn tháng nay, người trồng chuối trên địa bàn huyện U Minh rất phấn khởi vì giá chuối nguyên liệu tiếp tục giữ ổn định, giá bắp chuối liên tục tăng mạnh. Hiện bắp chuối được các thương lái đến tận nơi mua giá từ 6.000-6.500 đồng/bắp, tức tăng gần 1.000 đồng/bắp so với trước đây. Nhờ có thu nhập khá, người trồng chuối tâm lý an tâm hơn, tiếp tục đầu tư sản xuất để phát triển loại cây trồng này.

Là người có hơn 20 năm trồng chuối ở Ấp 11, xã Khánh Lâm, bà Nguyễn Thị Thu Hà phấn khởi cho biết: “Hơn 1 tháng nay, giá bắp chuối bắt ngờ tăng mạnh, cộng với giá chuối nguyên liệu giữ ở mức từ 3.000-3.500 đồng/nải, do giá bắp chuối tăng nên mỗi đợt thu hoạch bắp chuối cũng kiếm thêm hơn 100.000 đồng so với trước đây nên tôi và bà con ở đây cảm thấy phấn khởi lắm”.

Bắp chuối đang được người dân ưa chuộng nên có giá khá cao và ổn định.

Cũng là một trong những hộ trồng chuối ở Ấp 17, xã Khánh Thuận, những ngày này, gia đình bà Nguyễn Thị Phim đang tất bật thu hoạch bắp chuối, đồng thời dọn tỉa để cho chuối phát triển tốt hơn cho bắp to hơn. Bà Phim phấn khởi cho biết: “Bên cạnh nguồn thu chính từ chuối nguyên liệu, bắp chuối cũng mang về cho gia đình tôi nguồn thu nhập đáng kể, giúp tôi rất nhiều trong việc trang trải cuộc sống gia đình. Chuối nguyên liệu cứ 1 tháng thu hoạch 2 lần, mỗi lần cũng kiếm thêm được từ 300.000-400.000 đồng, những đợt nhiều có khi lên đến 500.000-600.000 đồng”.

Chị Nguyễn Thị Gởi ở Ấp 18, xã Khánh Thuận là một trong những hộ nghèo, sau khi chồng mất, mình chị phải nuôi 2 đứa con ăn học nên hoàn cảnh gia đình đã khó khăn lại càng khó khăn hơn mỗi khi bước vào mùa giáp hạt. Khi ấy gia đình chị chỉ còn biết trông chờ vào diện tích chuối mà trước đây vợ chồng chị gầy dựng được.

Chị Gởi chia sẻ: “Mấy tháng lúa còn có người mướn mình làm, chứ tháng này thì coi như ở không, chỉ biết trông chờ vào hơn 2.000 gốc chuối của gia đình. Hơn tháng nay, giá chuối và bắp chuối tăng nên cũng mừng. Nhất là việc bắp chuối tăng giá, mỗi bắp tăng gần 1.000 đồng nên mỗi đợt bán mình cũng kiếm thêm từ 150.000-200.000 đồng. Tuy không nhiều nhưng gia đình không chỉ trang trải cho cuộc sống mà tôi còn có thể lo cho con tiếp tục được đến trường”.

Không chỉ có bà Hà, bà Phim, chị Gởi mà hiện nay còn có hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện đang được hưởng lợi từ việc bắp chuối tăng giá. Qua tìm hiểu được biết chuối bắp hiện được các thương lái thu mua tiêu thụ trong và ngoài tỉnh chứ không riêng vì tiêu thụ ở thị trường Cà Mau. Do bắp chuối là loại rau sạch, rất an toàn nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Chính vì thế mà bắp chuối tại huyện U Minh hiện đang luôn trong tình trạng hút hàng.

Chị Nguyễn Mỹ Thanh, một thương lái ở TP Cần Thơ, cho biết: “Bắp chuối được tiêu thụ mạnh nên mình chỉ thu mua bắp chuối thôi. Mua bắp chuối có nhiều lợi thế, ngoài việc thu mua nhanh, bắp chuối cũng chẳng hư hao gì trong quá trình vận chuyển nên lời rất trọn vẹn. Trung bình 1 tuần, tôi mua khoảng 2-3 chuyến, tôi đặt hàng trước cho người dân trên địa bàn huyện, những nơi xe không tới được tôi nhờ họ vận chuyển ra rồi mua với giá cao hơn. Nhờ thu mua bắp chuối hơn 1 năm nay mà cuộc sống của gia đình tôi cũng được cải thiện hơn trước rất nhiều”.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Trần Huy Quang đánh giá: “Có thể nói cây chuối là một trong những loại cây trồng mang về nguồn thu khá lớn cho người dân trên địa bàn huyện U Minh, tuy có thời điểm giá chuối xuống thấp nhưng nó vẫn duy trì được nguồn thu cho người dân. Để phát triển loại cây trồng này, trong thời gian tới, Huyện hội cũng khuyến khích bà con nên tham gia nuôi một số loại vật nuôi kết hợp với trồng chuối như: vịt xiêm, heo, cá… để khai thác hết tiềm năng của cây chuối, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống "./.

Bài và ảnh: Lâm Chiêu

Không để bị động trong giải ngân vốn đầu tư công

Tình hình tiến độ giải vốn đầu tư công luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Ðặc biệt trong bối cảnh tiến hành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính hiện nay đặt ra không ít thách thức phát sinh. Do đó, để tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không bị ảnh hưởng, có thêm rào cản, thì cần đi trước một bước trong công tác quản lý, điều hành.

Gia đình làm lưới 3 thế hệ

Gắn bó với nghề làm lưới hơn 30 năm, qua thời gian cha truyền con nối, anh Phạm Ðức Mừng, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, đã khẳng định được thương hiệu làm lưới thủ công trên thị trường, cung cấp nguồn lưới chất lượng trong và ngoài tỉnh.

Lúa gạo tạo vị thế từ chất lượng cao

Tạo vị thế trên thị trường trong và ngoài nước bằng phân khúc chất lượng cao là mục tiêu mà ngành sản xuất lúa gạo Cà Mau đặt ra trong mùa vụ 2025 này, cũng như những năm tiếp theo.

Mỹ áp thuế đối ứng - Lối đi nào cho con tôm xuất khẩu?

So với các quốc gia khác, Việt Nam là một trong những nước được Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp dụng mức thuế đối ứng trong 90 ngày, nhằm mở đường cho các phiên đàm phán, trong đó có con tôm, mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản vốn là thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðiều cần bàn ở đây là không phải đến lúc thị trường tiêu thụ biến động, doanh nghiệp (DN) Việt Nam mới nghĩ đến chuyện ứng phó, mà trở thành vấn đề mang tính sống còn trong tái cơ cấu mô hình tăng trưởng cho ngành tôm, gắn với phát triển bền vững và luôn trong tư thế chủ động.

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.

Hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP vươn tầm

Tỉnh Cà Mau với lợi thế 3 mặt giáp biển, cùng với hệ sinh thái mặn - ngọt - lợ đan xen đã tạo nên các sản phẩm đặc sản địa phương đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh tích cực đồng hành cùng chủ thể, doanh nghiệp (DN) kết nối tiêu thụ sản phẩm, nâng chất lượng và mẫu mã, đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh vươn xa hơn.

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Ðể người dân thụ hưởng tốt nhất tín dụng chính sách

Ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Cà Mau, thông tin, đến nay, dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt 44,7 tỷ đồng/123 khách hàng.