ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:02:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bắt cá lọt hầm

Báo Cà Mau (CMO) Trong trường ca “Rau đắng đất”, tác giả Nguyệt Lãng có nhắc: “Trời mưa nước ngập ruộng sâu/Cá đồng về hội rủ nhau nhảy hầm”. Còn trong ký ức tuổi thơ và cho tới tận bây giờ, ở quê tôi, xóm kênh nhỏ gần đình Tân Hưng (xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) thì lại khác. Mưa xuống thường là xách thùng đi bắt cá lên, còn chuyện làm hầm bắt cá đồng không phải đợi tới mùa nước trên đồng khô cạn hết, cá lúc đó rút vào ao, đìa, thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Hầm bắt cá đồng.

Khi nước ngoài đồng, ngoài kênh đã bắt đầu khô cạn; ao đìa chưa kịp tát hoặc “coi mòi” ao nào ít cá, sợ uổng công tát nước, lúc này em trai út nhà tôi vốn có tay “sát cá” hay xách cần câu ra ao, câu trước mớ cá để có cái ăn “lần lần”, trong khi chờ tát đìa. Ngoài ra, còn có một cách bắt cá khoẻ re nữa, đó là làm hầm.

Trước tiên là lựa cái khạp “da bò” nhỏ vừa, chặt chừng 3-4 cây nạng, thường là cây bình bát có ngạnh, để cố định cái thạp khi chôn xuống đất, để cho thạp không bị nổi lên; mà có khi đất tương đối khô thì cũng chẳng cần nạng cố định xung quanh, chỉ cần đào đất, chôn cái thạp xuống cho miệng thạp bằng với mặt đất là được.

Kế đến cần chọn vị trí đặt hầm. Vị trí này rất quan trọng, quyết định tới chuyện có bắt được cá hay không, bắt được nhiều hay ít; phải “êm”, phải ngay “đường đi” của cá, thường là những “họng ao”, đường nước thông từ ao này qua ao kia, hay là đường mương thông từ ao ra kênh, mương vườn, ruộng…

Và những “đường đi” này tốt nhất phải còn ẩm ẩm, ướt láng, để cá trườn lên, “lóc” đi dễ dàng. Phía trên hầm phải được che đậy, nguỵ trang bằng tàu lá dừa cho kín.

Phải nói, không có cái thú bắt cá nào khoẻ, thích, vui, hào hứng cho bằng đêm khuya cầm đèn rọi đi thăm hầm. Dỡ tàu lá dừa lên, nhìn đường hầm còn trơn láng dấu cá mà trong bụng mừng rơn, thế nào cũng có một vài “em” lọt hầm, thường là cá lóc, kế đến là cá rô, cá trê. Những loài cá đồng này rất hay đi, nên cũng dễ lọt hầm nhất.

Những con cá lóc, cá rô mề nằm chịu trận trong thạp hầm. Ảnh: BẢO HÂN

Không cần phải kiếm mồi cho nhạy, tốn hàng giờ ngồi phơi nắng nôi chờ cá cắn câu hay lội sình bùn lún tới đùi mò từng con cá; việc bắt cá lọt hầm nhàn tênh. Con cá bắt lên còn giãy đành đạch, vừa sạch vừa khoẻ, có thể rọng lâu để dành ăn dần.

Rồi lại cũng có chuyện làm hầm rồi… bỏ đó. Lúc cá ít đi, cữ thăm hầm theo đó cũng thưa dần, quên bẵng. Lúc chợt nhớ ra, chạy đi thăm, nhìn con cá lọt hầm đã lâu, tuột nhớt chết còng queo dưới đáy thạp mà tiếc hùi hụi!

Tuổi thơ trôi xa, rời quê ra phố, rồi cứ nhớ hoài về những tối khuya đứa cầm đèn, đứa cầm thùng thiếc ra bắt mê mẩn mấy con cá nằm “chịu trận” trong thạp hầm; những buổi xách rổ tre đi hái rau trong vườn. Rau muống, rau má, rau càng cua, bồ ngót… rồi đọt choại, đọt nhãn lồng, đọt bố… Có gì vui bằng bữa cơm chiều xúm xít bên ba mẹ, anh chị em trong chái bếp; làm con cá lóc lấy đầu đuôi nấu canh chua rau muống, khúc giữa đem kho tiêu; được con cá rô, cá trê thì chặt trúc cặp gắp nướng vàng ươm, chấm nước mắm gừng… Cứ rau vườn, cá ao nhà, cực chút mà đầu óc thảnh thơi, chẳng vướng víu âu lo tồn dư thuốc sâu, phân bón, chất kích thích tăng trưởng...

Tết này, về quê, đi ra liếp mộ thăm mồ mả ông bà, ngang qua “họng” ao, chỗ thằng út có “nhận” cái hầm từ trước Tết, ngay giữa trưa, hồi hộp dỡ từng tàu lá dừa lên, không thấy con cá nào dưới đó, nhưng cảm giác hí hửng ngày xưa thì vẫn vẹn nguyên, ùa về. Vài bữa sau quay lại, cầm con cá lóc chết khô, tôi lẩm bẩm, chắc Tết nhứt lu bu, cậu út nó lại bỏ cữ, quên thăm hầm chứ đâu./.

 

Tâm Hảo

 

Địa chỉ bán bể cá mini để bàn TPHCM bể cá mini

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.

Vụ thảm sát Cái Sắn qua lời kể của nhân chứng U100

Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: “Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ”.

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Tự hào 79 mùa thu lịch sử

Cách đây 79 năm, với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2/9/1945 trở thành ngày Tết độc lập đầu tiên của Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước với ánh sáng chân lý của sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Ðảng ta soi đường, dẫn lối. Một mùa thu vạch ngang lịch sử, được lịch sử lựa chọn để đi vào bất tử.

Tri ân hai vị lãnh đạo nghĩa quân

Những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử (do Bảo tàng tỉnh thành lập) về thăm, thắp hương tại Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân, Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự (toạ lạc tại ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) - Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Món quà nghĩa tình tri ân mẹ

Thiêng liêng gì bằng Tổ quốc và mẹ. Mẹ đã cống hiến tuổi xuân, tài sản lớn nhất là chồng, là con cho Tổ quốc. Bằng tấm lòng tôn kính, cảm phục, việc xuất bản quyển kỷ yếu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cà Mau” thể hiện trách nhiệm và là món quà mang nặng nghĩa tình của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) còn sống, thay nén tâm hương dâng lên những mẹ đã khuất.

Chuyện về liệt sĩ nằm lại vùng đất lửa

Cách đây 5 năm, trong chuyến về nguồn cùng Tỉnh đoàn Cà Mau, đó là lần thứ 3 tôi được đặt chân đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị). Mang theo tấm lòng của người con miền Nam đến thắp nén tâm hương cho những vị anh hùng của Tổ quốc, như một sự tình cờ kỳ diệu, giữa hơn 10 ngàn ngôi mộ liệt sĩ nằm lại ở vùng đất lửa, đoàn chúng tôi bất ngờ tìm được một phần mộ đặc biệt. Ðó chính là nơi an nghỉ của Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xinh, quê tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Những địa chỉ thiêng liêng

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lớp lớp những người con Cà Mau lên đường đánh giặc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ðể đổi lấy ngày độc lập, chỉ trên quê hương Cà Mau đã có 17.678 liệt sĩ, 16.467 thương binh, 2.510 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 17 ngàn người đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.