ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 16:13:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bất cập chính sách cấp đất cho đồng bào dân tộc

Báo Cà Mau (CMO) Đất bỏ không, nhà bỏ trống, nhiều hộ đã bỏ nhà đi làm ăn xứ khác, một số hộ cố gắng bám trụ nhưng cuộc sống cũng không khá hơn. Đó là hiện trạng của một số khu đất được cấp cho đồng bào dân tộc theo Quyết định 74/2008 và Quyết định 29/2013 của Chính phủ về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc.

Những tưởng với chủ trương này sẽ mở ra nhiều cơ hội thoát nghèo cho đồng bào dân tộc, nhưng xem ra còn nhiều bất cập.

Vì nằm sâu trong ấp nên khu đất rộng hơn 3,2 ha được cấp cho 13 hộ dân tộc thuộc Ấp 5, xã Khánh Tiến, huyện U Minh phải đi khá xa. Chiếc cầu mới toanh vừa khánh thành vài tháng trước là lối đi vào gần nhất dẫn qua khu vực này. Mùa này, thiếu điện, thiếu đường, thiếu nước sinh hoạt càng khiến cuộc sống của các hộ dân khó khăn hơn. Con đường đất quen thuộc ngày nào người dân thường qua lại cũng trở nên lầy lội.

Thiếu điều kiện để bám đất

Không điện, không đường, thiếu nước sạch sinh hoạt đã làm khu đất hơn 3 ha cấp cho 13 hộ dân tộc Ấp 5, xã Khánh Tiến, huyện U Minh không phát huy hiện quả.

Được căn nhà đầu khu đất, cũng là căn duy nhất trong khu vực được tiếp giáp với lộ, đi lại dễ dàng hơn các hộ còn lại, anh Huỳnh Tấn Luyện cũng không ngớt lời than: “4 năm về nhận đất nơi đây là ngần ấy năm gia đình phải chịu cảnh vất vả. Ban đầu cũng mừng vì có chỗ ăn, chỗ ở ổn định, không còn ở đậu nữa, nhưng điều kiện sống quá thiếu thốn, nhiều hộ không chịu nổi cảnh cơ cực đã bỏ nhà đi làm ăn xứ khác. Nhiều nhà để lâu giờ đã sập hết rồi”.

Điện phải chia hơi, nước sinh hoạt phèn mặn, hộ nào có điều kiện sắm được chiếc vỏ máy thì đi lại thuận tiện, hộ nào khó khăn đành chịu. Còn đường đi không có được con lộ đất đen đàng hoàng, nói chi lộ bê-tông. Mỗi lần đi học sình bùn lấm lem quần áo, nên 3 đứa con của chị Lý Thị Tươi đành nghỉ học từ khi về sống ở khu vực này. Chị Tươi chạnh lòng: “Nhà nước cấp cho 2.500 m2 nhưng chỉ là đất vuông, phải vay tiền bơm nền cất nhà để ở. Diện tích còn lại nuôi tôm nhưng không thu hoạch được gì. Điện chia hơi được duy nhất 1 bóng đèn nhỏ xíu, mỗi tháng phải trả 50.000 đồng. Giờ ai mướn gì làm đó để sống qua ngày thôi”.

Cũng có suy nghĩ muốn bỏ nhà đi Bình Dương làm mướn, nhưng vì sợ “tịch thu” lại đất nên chị Sơn Thị Tuyến là 1 trong 7 hộ còn lại cố gắng bám trụ. Chồng làm hồ, chị làm cỏ mướn, hốt rong để lo cho thằng con lớp 3 ăn học. Chị Tuyến kể: “Mỗi lần đi học là thằng con phải mặc đồ cũ, đem theo bộ đồ mới. Đến trường tắm rửa thay đồ rồi mới vô lớp”.

Khu đất Ấp 5, xã Khánh Tiến là 1 trong 3 khu được mua theo Quyết định 74 của Chính phủ, nhưng hiện chỉ còn 7 hộ sinh sống. Theo địa phương, do khó tìm được quỹ đất phù hợp với kinh phí nên... đành chịu. Ông Võ Hải Phận, Trưởng Ban Dân tộc huyện U Minh, trần tình: “Toàn huyện có 1.446 hộ dân tộc, theo chủ trương huyện mua 3 khu đất trên địa bàn thị trấn, xã Khánh Tiến và Khánh Hội với diện tích hơn 7 ha, tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng cho 27 hộ. Nhìn chung, nhiều hộ có được chỗ ở ổn định nhưng cuộc sống còn khó khăn. Một phần do vị trí mua đất chưa phù hợp, đất ít, thiếu điều kiện sinh sống nên một số hộ dân không chịu vào, một số khác do phải tìm kế sinh nhai nên bỏ đi làm ăn xa. Ngoài ra, 9 hộ ở thị trấn hiện nay đã cấp lâu nhưng vẫn chưa vào ở”.

Cần xem lại hiệu quả sử dụng đất

Nhiều hộ dân tộc thuộc huyện Trần Văn Thời cũng đành bỏ lại đất đi tỉnh trên làm mướn. Theo rà soát bước đầu, có khoảng 13 hộ có dấu hiệu cầm cố, sang bán đất, trái với quy định. Điển hình là ấp Kinh Hãng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Với diện tích khu đất mua hơn 8 ha, cấp đất sản xuất lúa 2 vụ cho 24 hộ dân tộc. Nhưng hiện nay chỉ còn 3 hộ trực tiếp sản xuất, số còn đã cho mướn lại hoặc đi tỉnh trên làm thuê kiếm sống. Phó Bí thư Chi bộ ấp Kinh Hãng B Kim Hồng Chi bộc bạch: “Ấp có 44 hộ dân tộc, nhưng chỉ có 1 hộ được xét cấp đất vì ít nhiều đã có đất sản xuất nên khu này hầu như người dân ở nơi khác lại. Phần vì đất xa nơi ở, phần vì canh tác lúa không hiệu quả nên vụ đầu tiên đủ 24 hộ sản xuất, sau thưa dần. 2 năm nay chỉ còn 3 hộ, các hộ bỏ đi và cho những hộ gần đó mướn đất canh tác”.

Được biết, theo chủ trương, toàn huyện đã mua 18 khu đất tập trung với diện tích 41,2 ha, trị giá 13 tỷ đồng, đến nay đã cấp cho 97 hộ trên địa bàn. Trong đó, cấp đất sản xuất cho 8 hộ, cấp đất ở và sản xuất cho 89 hộ, mỗi hộ được cấp 3.000 m2. Ông Nguyễn Quang Sơn, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Trần Văn Thời, trải lòng: “Trong số hộ được cấp, một số chí thú làm ăn vươn lên thoát nghèo, nhưng nhiều hộ vẫn còn khó khăn. Địa phương đang rà soát lại tình trạng cho mướn, sang bán, cầm cố để kịp thời xử lý”.

Nguyên nhân của tình trạng này được địa phương nhìn nhận, do nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước còn manh mún, nhỏ lẻ, chỉ giảm bớt khó khăn chứ chưa đủ để thoát nghèo. Đất ở một nơi, đất sản xuất một nẻo. Một số hộ vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, không chí thú làm ăn. Thậm chí có một số hộ sau khi được hỗ trợ đã cầm cố, sang bán, chuyển nhượng để đi làm thuê. Do kinh phí hạn hẹp nên mua đất ở những vị trí không phù hợp, điều kiện sản xuất không thuận lợi, khó giữ chân người dân ở lại để sinh sống, làm ăn phát triển.

Hiện nay, trên địa bàn huyện còn 6 ha đất được mua với kinh phí 2,4 tỷ đồng, đến nay chưa thể cấp cho đồng bào dân tộc bởi đất nằm trong quy hoạch, đòi hỏi phải san lấp mặt bằng với số vốn 16 tỷ đồng để chuyển thành đất ở. Tuy nhiên, kinh phí san lấp lại không có. Ông Sơn cho biết thêm: “Đất này nằm trong khu quy hoạch dân cư mật độ cao của thị trấn Sông Đốc, buộc phải chuyển làm đất ở, giải pháp tạm thời là xin tỉnh hỗ trợ vốn để san lấp mặt bằng. Nếu không có vốn xin chủ trương cho san lấp mặt bằng, sau đó chuyển nhượng một phần cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu để thu hồi vốn. Phần còn lại thực hiện hỗ trợ đất cho đồng bào dân tộc”.

Dẫu biết rằng để vươn lên thoát nghèo cần phải có ý chí của người dân, nhưng để chủ trương có thể hiện thực hoá giấc mơ an cư lạc nghiệp của họ, thiết nghĩ cần hỗ trợ thêm điều kiện để người dân bám đất. Hơn hết, cần đánh giá lại hiệu quả sử dụng đất để có biện pháp xử lý kịp thời./.

Hồng Nhung

Thực hiện Quyết định số 74/2008/QĐ/TTG  ngày 9/6/2008 và Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về một số chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, toàn tỉnh đã hỗ trợ đất ở cho 1.345 hộ, đất sản xuất cho 463 hộ với trên 100 ha. Trong đó, 375 hộ được hỗ trợ đất ở và đất sản xuất.


 

Liên kết hữu ích

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.