ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 13:27:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bí ẩn rắn hổ mây khổng lồ

Báo Cà Mau Nhắc đến rừng tràm U Minh Hạ, gợi nhớ trong suy nghĩ của mọi người về vùng đất kỳ bí “rừng thiêng nước độc” với bao câu chuyện kể có sức hút lạ kỳ về thảm động, thực vật độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất nơi đây. Ðặc biệt, chuyện về loài rắn hổ mây khổng lồ sinh sống tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Những “cuộc gặp” kinh hoàng

Trong những ngày đầu tháng 3/2025, anh Lâm Văn Tuấn, nhân viên chốt 21-100, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, đưa chúng tôi đến khu vực cây gừa cổ thụ nằm giữa cánh rừng nguyên sinh. Nơi đây trước kia là khu vực đóng chốt của lực lượng làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng vào mùa khô, anh em trong đơn vị hay gọi là “chốt con khỉ”, vì khu vực này có rất nhiều khỉ sinh sống.

Anh Tuấn kể lại, cách đây hơn 20 năm, vào cuối tháng Giêng, đầu tháng 2, nước dưới chân rừng tràm bắt đầu khô cạn, các loại dây leo trên thân tràm dần khô héo, báo hiệu một mùa khô gay gắt sắp đến. Khoảng hơn 9 giờ tối, anh em trong đội chuẩn bị đi ngủ thì tự nhiên nghe dưới gốc cây gừa, bên kia bờ kênh có tiếng động mạnh pha lẫn tiếng la thất thanh của một con chồn, hay khỉ gì đó. Nghi chuyện chẳng lành nên một thành viên trong đội nhanh chân chạy ra rọi đèn pin quan sát. Sau một hồi rọi đèn, anh Võ Văn Tẽng, người đầu tiên nhìn thấy, run rẩy chạy vô, kể lại: “Con gì, nó to lắm, cái đầu bự bằng phích nước, hai con mắt đỏ rực, to bằng ngón tay cái, cái mình bằng cây chuối, đang đuổi bắt con mồi. Hình như con rắn, bự lắm”.

Anh Lâm Văn Tuấn, nhân viên chốt 21- 100, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, kể lại chuyện gặp rắn hổ mây vào khoảng 20 năm trước.

Anh Lâm Văn Tuấn, nhân viên chốt 21- 100, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, kể lại chuyện gặp rắn hổ mây vào khoảng 20 năm trước.

Nghe nói thế, cả đội cùng chạy ra kiểm tra thì thấy con rắn đang ngóc đầu lên khỏi mặt đất độ khoảng 3-4 m, đuổi bắt con mồi. Cả nhóm hốt hoảng vội tắt đèn pin chạy vô chòi trốn vì sợ con rắn thấy được ánh sáng rồi bò theo, gây nguy hiểm. Sau đó, cả đội vội lấy máy bộ đàm icom gọi điện báo lại với lãnh đạo trạm, sau đó được lệnh lãnh đạo kêu lên chòi đứng, cách đó khoảng 2 km, được xây dựng kiên cố, để ngủ cho an toàn. Sáng hôm sau, cả đội trở lại chốt tiếp tục làm nhiệm vụ như mọi khi.

“Sau đó hơn một tuần, vào một buổi sáng, một thành viên trong chốt đang đứng dưới một cái cầu tạm (để anh em dễ múc nước dưới kênh lên sinh hoạt) câu cá lóc, bỗng nhiên nghe tiếng soạt soạt trong lau sậy, liền bỏ câu chạy vô chòi, nói: “Nó tới nữa rồi mấy ông ơi, con rắn hổ mây to lắm, cái mình nó bự như cột nhà, màu xám xịt đang đuổi bắt con mồi”. Sau đó tôi tiếp tục báo cáo sự việc với cấp trên, lãnh đạo không ai tin và cho rằng cả đội bịa chuyện”, anh Tuấn kể tiếp.

Những câu chuyện rùng rợn về rắn hổ mây khổng lồ ở U Minh Hạ, những người dân địa phương và các nhân viên kiểm lâm vẫn còn lưu truyền đầy bí ẩn.

“Khoảng một tháng sau, ông Nguyễn Quang Của (Chín Của), khi ấy là Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau, cùng một anh chạy xe máy, tên Hoá, đi kiểm tra thực tế tình hình khô hạn của rừng. Khi xe chạy tới giữa ruột rừng, ông Chín bất ngờ thấy phía trước có cái gì đó đang nằm đường. Lại gần, ông Chín phát hiện đó là một con rắn đang bò ngang đường. Thấy vậy, anh Hoá thắng xe gấp rồi quay đầu bỏ chạy, không dám nhìn lại. Từ đó, lãnh đạo đơn vị không còn nói nhóm giữ rừng của trạm tôi bịa chuyện nữa”, anh Tuấn kể thêm.

Dấu vết của “thần rừng”

Những câu chuyện kể về rắn hổ mây khổ lồ từng xuất hiện ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có nhiều người đã được “diện kiến” nó.

Anh Nguyễn Tấn Truyền, Phó trưởng Phòng Quản lý, bảo vệ rừng, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, kể lại: “Vào mùa khô năm 2014, anh Ngô Văn Kháng, là nhân viên kiểm lâm, cùng anh em đang đi tuần tra rừng vào buổi trưa thì bất ngờ thấy con rắn hổ mây lớn đang bò ngang đường. Hoảng sợ với con rắn hổ mây khổng lồ vừa thấy, anh Kháng chạy một mạch về báo. Tôi và anh em trong đơn vị chạy xe máy vào đúng địa điểm anh Kháng chỉ, tôi kiểm tra và ghi nhận đúng vết bò của một cái thân to lớn để lại trên nền đất mềm và cỏ sậy bị gãy, dạt ra hai bên khoảng 20 cm, cách đó không xa có nhiều mẩu phân rắn to bằng bắp đùi người lớn”.

Ðiều làm anh Truyền tiếc nhất là tới nay anh vẫn chưa có cơ duyên được chạm mặt “thần rừng” lần nào. “Thần rừng” là cách anh Truyền gọi rắn hổ mây khổng lồ ở đại ngàn U Minh, bởi theo anh, nhiều người cao niên xưa đặt tên loài rắn hổ lớn này là hổ mây, vì chúng di chuyển nhanh, như “đi mây về gió”.

Từ sau lần được xem “dấu thần rừng” đến nay đã hơn 11 năm, anh Truyền cùng một người thợ rừng nơi đây vẫn luôn sưu tầm, săn lùng tư liệu, hình ảnh về rắn hổ mây khổng lồ ở rừng U Minh.

“Có nhiều người gặp rắn hổ mây khổng lồ đang sinh sống ở rừng U Minh Hạ, nhưng tôi chưa có duyên được diện kiến dù chỉ một lần. Tôi tin rằng, những câu chuyện kể về rắn hổ mây khổng lồ là có thật, chứ không phải là chuyện kể thần thoại”, anh Truyền khẳng định./.

 

Trung Ðỉnh - Lâm Tuấn

 

Một lần gặp Bác Ba Phi

Đã hơn 6 thập kỷ trôi qua kể từ ngày ông Trịnh Thành Thân đóng quân ở vùng Lung Tràm, được gặp bác Ba Phi. Thế nhưng, khi nhắc lại kỷ niệm này, trong ánh mắt và giọng nói của người cựu chiến binh tuổi ngấp nghé 80 này vẫn bộc lộ niềm vui xen lẫn tự hào. Có lẽ, bởi những câu chuyện “nói dóc tỉnh bơ” của bác Ba Phi không chỉ mang lại tiếng cười, mà còn là ký ức đẹp về vùng đất Cà Mau một thời trù phú...

Dấu ấn Việt Nam tại triển lãm “Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á 2025”

Cuộc triển lãm “Asian Art Century - Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á” lần thứ I năm 2025, diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan, là một sân chơi nghệ thuật tầm cỡ, nơi hội tụ những sáng tạo đương đại đặc sắc của các hoạ sĩ đến từ khắp nơi trong khu vực. Với tinh thần giao lưu, hội nhập, các hoạ sĩ Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ mỹ thuật quốc tế.

Văn hoá, văn học - nghệ thuật phải mang hơi thở đương đại

“Văn hoá, văn học - nghệ thuật  là nền tảng, là động lực phát triển, tạo thành sức mạnh cộng hưởng để đóng góp và sự nghiệp phát triển của địa phương, mang hơi thở đương đại cuộc sống xã hội, trở thành nền công nghiệp văn hoá”, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển nêu tại buổi Toạ đàm 50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Cà Mau sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025), chiều 29/4.

CẢM XÚC THÁNG NĂM

Chào tháng Năm ! Chào quê hương tươi đẹp thanh bình Tháng Năm vẫn trời xanh mây trắng Cánh đồng vàng thêm màu nắng Rơm rạ còn lưu dấu một mùa vui

Văn nghệ sĩ tỉnh Cà Mau với tất cả tấm lòng vì một cơ đồ Việt Nam

Chiều nay (28/4), tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”.

Bản hùng ca thống nhất

Hoà chung không khí cả nước mừng dấu mốc lịch sử trọng đại: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hoá tỉnh phối hợp Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin các huyện, TP Cà Mau và xã, thị trấn tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca thống nhất”.

Chương trình nghệ thuật "Vang mãi bản hùng ca thống nhất"

Với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca thống nhất”, tối 25/4, tại Khu dân cư Minh Thắng (Phường 9, TP Cà Mau), tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Giao thoa văn hoá 3 dân tộc

Trong quá trình gần 300 năm, đồng bào 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đã cùng nhau cộng cư trên mảnh đất Cà Mau với tinh thần đoàn kết, tương trợ cùng nhau phát triển. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, nhưng trải qua cuộc sống xen cư với nhau từ bao đời nay đã tạo nên sự giao thoa, gắn kết hài hoà, tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo, đa sắc của xứ sở Cà Mau.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).