ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 15:51:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Biên đạo múa Ngọc Bích: Sáng tạo trong từng tiết mục

Báo Cà Mau (CMO) Cần cù, nghị lực và một tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, hơn 20 năm làm nghề, dù ở vị trí diễn viên hay biên đạo, qua từng tác phẩm đều được Nghệ sĩ Ngọc Bích (Nguyễn Thị Bích Phượng, sinh năm 1980) tìm tòi học hỏi không ngừng để đưa cái mới, sự sáng tạo vào trong từng tác phẩm.

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau, tấm tắc: "Biên đạo múa Ngọc Bích hết lòng với nghề, cô đã gạt qua tất cả những thử thách, vượt lên chính mình bằng những tiết mục múa mang tính sáng tạo".

Biên đạo múa Ngọc Bích đang thị phạm động tác cho một diễn viên trẻ.
 Biên đạo múa Ngọc Bích.         

Đang ở thời điểm chín trong nghệ thuật, năm vừa rồi, khi nghe chị mắc bệnh K, ai cũng lo lắng, bởi nhiều năm qua chị như trụ cột chính của gia đình, vừa là mẹ đơn thân. Nhưng rồi sau nhiều lần gặp nhau, người ta vẫn luôn thấy một Ngọc Bích lạc quan, năng động, không hề đầu hàng số phận. 

Trò chuyện cùng nhau trong ngày đầu năm mới, Ngọc Bích có nhiều chia sẻ về một chặng đường nghệ thuật đã qua của mình.

- Chào biên đạo múa Ngọc Bích, không biết cơ duyên nào đưa chị đến với con đường nghệ thuật?

Biên đạo múa Ngọc Bích: Hồi nhỏ Bích không nghĩ mình là một diễn viên múa đâu, tướng tá nhìn thô, đen thui, "men" lắm. Mê học võ Vovinam, biểu diễn thi đấu cũng nhiều, cứ nghĩ sau này mình sẽ là một võ sư. Có người anh làm ở Trung tâm Văn hoá, tình cờ năm đó một thí sinh trong tốp tam ca do anh dàn dựng thi Hoa phượng đỏ bị bệnh cận ngày thi, năn nỉ mình vô thế, thi và quay hình, khá thành công. Rồi những năm sau, anh lại rủ tham gia Hoa phượng đỏ, cũng hát, múa. Sau đó, mỗi mùa hè lại tìm đến lớp múa của cô Vũ Thị Thanh Hồng để học. Ban đầu cô cũng e ngại vì mặt hạn chế về hình thể của mình, nhưng rồi sau đó do thấy được khả năng, mỗi lần dạy đều kêu mình lên thị phạm cho các bạn, rồi múa dạn dĩ khi nào cũng không hay.

- Lối rẽ theo đuổi nghệ thuật có phần do cơ duyên của chị trong suốt ngần ấy năm có suôn sẻ?

Biên đạo múa Ngọc Bích: Ồ! Đó là một con đường gian nan vô cùng. Ban đầu khi theo các lớp học múa hè, mình đã gặp nhiều hạn chế về mặt hình thể cho môn múa, nhà rất nghèo, đến nỗi bộ đồ múa cũng phải bưng hủ tiếu chắt chiu dành dụm cả thời gian dài mới mua được. Ngày trước học hết lớp 8 thì phải dừng lại rồi, nghĩ là nếu muốn gắn bó với nghề thì phải cố gắng học lên đại học. Vậy là leo từ từ, vừa đi biểu diễn rồi tất bật với các cuộc thi khắp các tỉnh, thành nên rất khó khăn, đến 4 năm mới xong được lớp 9 (cười!). Sau này có điều kiện học trung cấp tại Trường Văn hoá nghệ thuật tỉnh, chủ yếu là kiến thức được tiếp thu theo kiểu thị phạm. Chính vì thế, 13 năm sau khi cố gắng thi vào đại học ngành biên đạo múa tại Trường Văn hoá nghệ thuật Quân đội, lại mất nhiều thời gian để bổ sung lỗ hổng kiến thức, cập nhật những nội dung mới. Thua sút bạn bè rất nhiều, nửa năm đầu cứ khóc thôi, nhưng tính mình không chịu bỏ cuộc, cứ cố gắng tự bổ sung kiến thức từng ngày về trang phục, động tác, nhạc, nhịp phách... Trong khoảng thời gian này lại gặp nhiều biến cố về mặt gia đình nên khi tốt nghiệp được nhận bằng loại ưu là một sự cố gắng lớn.

- Xuất phát điểm là diễn viên múa đã đưa chị bước tiến xa hơn là biên đạo múa như hiện nay, phải chăng nền tảng vững chắc ban đầu đã tạo nên nhiều thuận lợi trong sự sáng tạo của chị?

Biên đạo múa Ngọc Bích: Giữa hai lằn ranh này có một bước chuyển đầy kỷ niệm, đó là năm 2012 Ngọc Bích được Đạo diễn Tiến Dương giao trọng trách dàn dựng chương trình văn nghệ đêm giao thừa. Đó giờ chỉ múa thôi, lần đầu tiên làm chương trình lớn, quy tụ gần 120 diễn viên nên run, hồi hộp lắm. Không muốn phụ lòng tin tưởng nên chỉ biết cố gắng hết mình, tỉ mỉ các khâu, dàn dựng đến hơn 10 tiết mục, và khi phúc khảo lại nhận được nhiều lời khen, đêm biểu diễn thành công hơn mong đợi. Chiếc đĩa CD của đêm ấy được lưu lại như một kỷ niệm đẹp mà lần nào xem lại cũng đầy cảm xúc. Sau năm đó, Ngọc Bích được sự ủng hộ của các anh các chú lãnh đạo tạo điều kiện cho học tiếp đại học về biên đạo. 

Hiện tại với vai trò là biên đạo, đảm trách khâu ca múa, thường mỗi khi được giao dựng một tiết mục nào đó, Bích sẽ nghe qua nhạc, vạch ra ý tưởng, lên mạng tìm tư liệu thật kỹ về đặc trưng văn hoá vùng miền để tránh sự rập khuôn, nhàm chán nhưng phải giữ nét riêng của mình. Đúng như bạn nói, đối với mình, muốn là một biên đạo giỏi trước tiên phải là một diễn viên múa giỏi.

- Những kỷ niệm nào trong nghề mà Ngọc Bích không thể nào quên được trong suốt hành trình dài của mình?

Biên đạo múa Ngọc Bích: Nhớ nhất là thời điểm mới vô nghề được vài năm, có vài lần chuẩn bị tiết mục múa chính của mình rất chu đáo, mất hàng tháng trời để tập luyện kỹ thuật đứng trên vai bạn diễn cũng như những động tác khó. Nhưng rồi vì cô bạn khác có sắc vóc đẹp hơn nên được chọn thay mình, đành phải dạy lại bạn hết tất cả mọi thứ, rồi khi bạn diễn chỉ biết đứng trong cánh gà khóc thôi, vừa khóc vừa nhủ lòng phải cố gắng nhiều hơn nữa. Lần khác, do mình có thế mạnh về diễn nội tâm, khi biểu diễn tiết mục múa "Tấm lòng của mẹ" đòi hỏi phải nhập tâm cao nên vào hậu trường cứ khóc sướt mướt đến 15 phút sau mới nín được. 

- Luôn nỗ lực cố gắng hết mình trong nghệ thuật ắt hẳn sẽ đi đôi với những thành quả ngọt ngào. Chị có thể chia sẻ đôi chút về điều này?

Biên đạo múa Ngọc Bích: Thế mạnh của mình là múa dân gian, được cái diễn nội tâm cũng tốt nên thuận lợi ở những màn biểu diễn mang tính độc thoại nội tâm. Trong khoảng thời gian hoạt động nghệ thuật, bản thân may mắn nhận được nhiều Huy chương Vàng tại Hội diễn "9 dòng sông hò hẹn" các tỉnh, trong đó có nhiều tiết mục cá nhân được đánh giá cao như: "Tấm lòng của mẹ", "Sao biển", "Bão biển", "Đặng Thuỳ Trâm" do biên đạo múa Vũ Ngọc Thanh Hồng dàn dựng. Trong năm 2013 biên đạo tiết mục "Màu xanh Đất Mũi" cho đoàn tham gia hội thi khu vực đoạt Huy chương Vàng. Đối với mình đó là động lực để cố gắng nhiều hơn trong thời gian sắp tới.

- Xin cảm ơn biên đạo múa Ngọc Bích. Chúc chị một năm mới nhiều thành công trong nghệ thuật!./.

Hoàng Phúc

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.