ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 12:03:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2025)

Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng - Lịch sử không thể lãng quên

Báo Cà Mau

Tôi đồng tình với ông Sáu Sơn (ông Ðỗ Văn Nghiệp, tác giả chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Ðiều tra, sưu tầm chứng tích tội ác Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng” cách đây 20 năm), rằng: “Khép lại quá khứ, không có nghĩa là lãng quên quá khứ. Bài học đúc kết từ quá khứ là bài học bằng xương máu, sẽ có nhiều bổ ích cho hiện tại và tương lai”.

Chứng tích tội ác của Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng (nay thuộc xã Tân Hải, huyện Phú Tân) có thể được coi là một di sản của lịch sử, mà ở đó những mất mát, đau thương của quê hương Cà Mau trong cuộc kháng chiến chống Mỹ được cô đọng, điển hình một cách đầy ám ảnh. Phía khác, nó càng làm cho chiến thắng của quê hương, đất nước trước bè lũ đế quốc xâm lược và tay sai càng trở nên toả rạng vinh quang.

Chúng tôi, thế hệ những người con Cà Mau không biết đến chiến tranh, nhưng cái tên "Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng" đã được người đi trước nhắc nhớ lại như một điều không thể lãng quên thuộc lịch sử bi hùng của quê hương mình. Hơn 10 năm trước, lần đầu tiên tôi tìm về địa điểm này, mọi dấu tích của quá khứ chỉ còn lại mờ nhạt. Tôi nhớ Hoạ sĩ Nguyễn Hoàng Măng, khi ấy là Phó trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Phú Tân, tâm tình rằng: “Có lẽ vì tội ác của giặc ở đây dã man quá, ghê rợn quá, nên khi giải phóng, phía cách mạng muốn xoá sạch hết những ký ức đau thương, để không còn bất cứ dấu tích nào gợi nên những ngày tháng đen tối, kinh hoàng ấy”. Và nữa, khi đó, các công việc phục dựng, trùng tu liên quan đến di tích lịch sử này còn chưa được triển khai.

Khi tìm đến những nhân chứng sống, những tư liệu, thông tin liên quan đến tội ác của giặc ở Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng, cảm giác ập đến là sự ghê rợn đến lạnh người. Tôi không thể tưởng tượng được cái móng cầu gãy đổ nằm trồi lên phía mặt vuông đầy sậy, lức kia đã từng là chiếc cầu “vĩnh biệt” của biết bao sinh mạng người dân, chiến sĩ cách mạng mà chân bước qua là như đi ngang cầu Nại Hà âm phủ. Theo ông Sáu Sơn, khi người dân và cán bộ, chiến sĩ cách mạng của ta bị giặc thủ tiêu, chúng nói bằng tiếng lóng là “đi công tác ở Ðầm Cùng”.

Dòng người thành kính viếng bia chứng tích tội ác của Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng, nơi 1.675 sinh mạng của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cách mạng của ta đã bị giặc thù tàn sát dã man.

Dòng người thành kính viếng bia chứng tích tội ác của Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng, nơi 1.675 sinh mạng của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cách mạng của ta đã bị giặc thù tàn sát dã man.

Theo thống kê của Bảo tàng tỉnh Cà Mau (có lẽ không đầy đủ - mà làm sao đầy đủ cho được, như bất cứ số liệu nào trong bất cứ cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu nào khác - PV), Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng tồn tại từ năm 1957 đến năm 1973, đã sát hại 1.675 đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cách mạng của ta. Sinh mạng, xương máu của người Cà Mau đã chất thành núi căm hờn, đau thương ngút trời trong khoảnh đất khoảng 30 ha, nơi được gọi là “địa ngục trần gian”, “lò sát sinh” với những tội ác không còn tính người mà giặc gây ra.

Những tội ác man rợ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng khiến bất cứ ai cũng phải bàng hoàng, sửng sốt. Không chỉ tàn sát, giết người mang tính chất huỷ diệt từ trẻ em, phụ nữ có thai, người già, đến bất cứ ai hiềm nghi, bằng đủ mọi hình thức tàn độc nhất có thể, bè lũ Hải Yến - Bình Hưng còn coi việc “người ăn thịt người” trở thành một trò tiêu khiển thoả mãn thú tính, một cách để lập công lãnh thưởng, tranh cạnh để thể hiện “số má” với nhau.

Mức độ tội ác của giặc tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng đã vượt khỏi mọi quy chuẩn của xã hội loài người văn minh, khó có ngôn từ nào để lột tả hết sự dã man và tàn độc. Ðó không phải là cách ứng xử, hành vi của con người với con người, mà là sự bạo ngược, hung hiểm của một bầy quỷ dữ, một đám sói lang khát máu để chà đạp, triệt tiêu, xoá bỏ những giá trị của nhân loại tiến bộ.

Nguyễn Lạc Hoá là kẻ cầm đầu trong tập đoàn tội ác Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng. Ông Sáu Sơn đã có một đánh giá rất thấu đáo rằng: “Nguyễn Lạc Hoá không phải là kẻ đội lốt tôn giáo, mà là một kẻ thực hiện tội ác với thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo một cách triệt để, tinh vi”. Có thể chia tách 2 giai đoạn gây nợ máu của Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng để nhìn rõ điều ấy.

Di tích quốc gia địa điểm chứng tích tội ác của Mỹ Ngụy tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng hiện nay đã được trùng tu, phục dựng với nhiều hạng mục công trình, để lịch sử của quê hương, đất nước mãi mãi được trao truyền.

Di tích quốc gia địa điểm chứng tích tội ác của Mỹ Ngụy tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng hiện nay đã được trùng tu, phục dựng với nhiều hạng mục công trình, để lịch sử của quê hương, đất nước mãi mãi được trao truyền.

Giai đoạn đầu tiên là khi hình thành và sự hậu thuẫn của Mỹ - Diệm, Nguyễn Lạc Hoá đã dùng chiêu bài tôn giáo để xây dựng Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng với mục tiêu chống phá cách mạng và cái gọi là “biên giới của Mỹ kéo dài đến vĩ tuyến 17 (lời của Ngô Ðình Diệm năm 1957 - PV)”. Bằng rất nhiều thủ đoạn, Nguyễn Lạc Hoá từng bước biến Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng thành “lò sát sinh”. Với mối quan hệ đặc biệt và cơ chế hỗ trợ trực tiếp, tức thì của Diệm mà không thông qua một cấp trung gian nào khác (Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng là biệt khu duy nhất hưởng chế độ đặc biệt trực thuộc Biệt bộ tham mưu Tổng thống phủ do Diệm chỉ đạo - PV), Hoá nhanh chóng tạo dựng được cái mác “lãnh đạo tinh thần” với uy quyền “hô mưa, gọi gió”. Các tài liệu của chính quyền Diệm còn lưu trữ cho thấy, Hoá xin gì đều được Diệm phê duyệt ngay lập tức, từ các loại nhu yếu phẩm, quân trang, quân dụng, vũ khí, tàu chiến, lực lượng... Ðáng chú ý là bè lũ tay sai đắc lực của Hoá, trong đó có nhóm quân phiến loạn từ tàn quân Tưởng (Tưởng Giới Thạch), được gọi là “tàu phù”, ra sức khủng bố, giết chóc đồng bào và cách mạng ta. Ðó là chưa kể nhóm quân người dân tộc thiểu số mà Hoá thu dụng từ khắp nơi để phục vụ cho tội ác.

Mưu đồ hiểm độc của Hoá là cùng lúc thực thi kế sách “bàn tay nhung” và “bàn tay sắt” để gầy dựng thanh thế cho bản thân và biệt khu trá hình Hải Yến - Bình Hưng. Hoá lăn lộn địa bàn, mị dân bằng đủ thứ giáo lý cao đẹp và quà cáp để lôi kéo người theo đạo. Người nào theo, Hoá sẽ chiêu dụ bằng vật chất, tiền bạc, không bị bắt bớ, giết chóc. Hoá đứng ra xin bảo lãnh những người có “cảm tình”, quan hệ dính líu theo đạo, hoặc có dấu hiệu dao động dễ bị mua chuộc. Người không theo, Hoá không ra mặt nhưng chỉ đạo đuổi cùng, giết tận, sống hay chết đều không yên. Vậy là lũ tay sai khát máu của Hoá có dịp thể hiện tính cuồng sát điên loạn nhằm thoả cơn khát máu. Còn Hoá, đóng vai một người phụng đạo “nằm ngoài thế sự”, chuyên tâm làm công việc thiện nguyện, che đậy đến cùng bản chất độc ác ghê rợn của mình.

Quân số của Hải Yến - Bình Hưng cao điểm có lúc đến 1.800 quân, với nhiều thứ quân từ tinh nhuệ đến ô hợp tay sai, có cả cố vấn Mỹ và vũ khí, trang bị chiến tranh tối tân, đã gây ra những tổn thất to lớn cho cách mạng và đồng bào ta. Lấy tôn giáo để mị dân, dùng sắc tộc để thoải mái giết chóc, không ở đâu mà không khí của diệt chủng, tội ác chống lại loài người biểu hiện đến ngột ngạt và ám ảnh như tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng.

Giai đoạn thứ hai, khi chính quyền Diệm sụp đổ (tháng 11/1963), tưởng chừng Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng và Nguyễn Lạc Hoá sẽ không còn chỗ dựa để hoành hành, rơi vào cảnh thất thế. Nhưng không, Mỹ và chính quyền chế độ cũ tiếp nối, không ngừng tiếp viện cho Hoá để biệt khu này tiếp tục gây nên tội ác trời không dung, đất không tha.

Cho đến tàn cục, năm 1973, nhận ra thất bại không thể tránh khỏi của Mỹ - Ngụy và trốn tránh tội ác gây ra, Hoá làm đơn xin xuất ngoại trị bệnh, còn chính quyền cũ cho phép với lý do “tham dự hội nghị tôn giáo”. Hoá rời Hải Yến - Bình Hưng, bỏ lại phía sau mình nợ máu, oán thù chồng chất. Lịch sử và lương tri của nhân loại tiến bộ sẽ không thể quên Nguyễn Lạc Hoá, hiện thân của quỷ dữ với tội ác chống lại loài người.

Nhưng xét đến cùng, Hoá chỉ là một trong nhiều, rất nhiều những “con bài’ trong cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa mà đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai dựng lên, gây ra bao tội ác tày trời trên đất nước Việt Nam này. Cứ thế, tội ác của giặc thù nhân lên, và mất mát, đau thương của quê hương Cà Mau và cả dân tộc Việt Nam làm sao kể xiết, làm sao thống kê cho đầy đủ.

Mãi cho đến mùa Xuân đại thắng năm 1975, theo lời kể của ông Lưu Tấn Tài (Ba Hiền, nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Cái Nước thời điểm ấy, hiện sinh sống tại ấp Cái Giếng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước) thì: “Sau khi tiếp quản thị xã Cà Mau, ngày 2/5, nhận tin bọn giặc ở Bình Hưng không chịu đầu hàng, tôi và Tiểu đoàn 1 địa phương quân Cái Nước theo đường thuỷ tiến về Bình Hưng. Khi ta đến, bọn chúng buông súng đầu hàng. Chúng tôi tiếp quản, đóng quân ngay tại đồn Bình Hưng 1 tuần rồi rút” (từ năm 1973, Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng sau sự ra đi của Hoá đã bị xoá sổ, chỉ còn là một đồn trực thuộc Chi khu Hải Yến đóng ở Cái Ðôi, trung tâm xã Phú Tân, huyện Phú Tân hiện nay - PV). Như vậy, Bình Hưng là nơi mà giặc ngoan cố cầm cự đến giờ phút sau chót và điểm tiếng chuông cáo chung cho Mỹ - Nguỵ tại Cà Mau.


Khi chúng tôi viết những dòng này, Di tích Ðịa điểm chứng tích tội ác Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng đã được trùng tu, phục dựng với nhiều hạng mục công trình tương xứng với tầm vóc của di tích lịch sử - văn hoá quốc gia. Ðó là sự quan tâm rất kịp thời, rất đúng đắn, là cách để hậu thế hôm nay tri ân, gìn giữ, phát huy những công đức cao dày, những hy sinh lớn lao của tiền nhân, và để lịch sử oai hùng, vẻ vang của quê hương, đất nước còn mãi mãi được trao truyền.

Nhưng, ở chừng mực nào đó, việc gìn giữ, phát huy giá trị các di tích không chỉ và không thể chỉ là phần “xác”. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cần có những cơ chế, chính sách, giải pháp và nguồn lực; cùng với đó là cả sự chung lòng, chung sức của toàn xã hội để phần “hồn” của di sản ấy tiếp tục hiện diện trong đời sống hôm nay, đồng hành với tương lai như một phần máu thịt của văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; của sức vóc một đất nước Việt Nam đang tiến bước vào kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc.

Ðó cũng là những băn khoăn khi chúng tôi nghĩ về Di tích lịch sử Ðịa điểm chứng tích tội ác của Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng và hơn 50 di tích lịch sử - văn hoá khác đã được xếp hạng ở Cà Mau. Nhưng nói gì thì nói, lịch sử là điều không thể lãng quên, bởi nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Ðồng thì: “Nếu chúng ta không sống với quá khứ của mình, thì khó có được một hiện tại tốt đẹp. Mà nếu hiện tại không tốt đẹp, thì không biết tương lai sẽ ra sao?”.


 

Ghi chép của Phạm Hải Nguyên

 

Nơi nhắc nhớ, tri ân những anh hùng

Ðối với người dân ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cũng như người dân Cà Mau, Di tích Bến Vàm Lũng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống, cũng là nơi thể hiện lòng tri ân những người anh hùng hiên ngang mở đường, góp sức làm nên những chiến công hiển hách. Ðể ngày nay, trước thời khắc đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển, người dân Cà Mau hướng về đây với cảm xúc tự hào và lòng biết ơn sâu sắc.

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

“Chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú - Dấu xưa một thời

Trong hành trình tìm về quá khứ, có những việc tuy ngoài sách sử, nhưng lại đậm sâu trong ký ức nhiều người. Ðó cũng là câu chuyện về “chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú, nay thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Những ngày tháng Ba của mùa Xuân đại thắng

Nửa thế kỷ đã qua kể từ mùa Xuân đại thắng 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước thống nhất, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại đế quốc sừng sỏ và bè lũ tay sai. Tháng 3/1975 là “đêm trước” của ngưỡng cửa chiến thắng. Cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ; không khí cách mạng dâng cao sục sôi; cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng tất cả ý chí, niềm tin, sức mạnh của Đảng ta, để toàn dân tộc cùng nhau kề vai chung sức, chớp lấy thời cơ, làm nên một chiến thắng vang dội, hào hùng, bất tử.

Thân thương hai tiếng Cà Mau

Cà Mau không chỉ là điểm cuối của đất nước, nơi ai cũng mong một lần được ghi dấu bước chân mình tại cột mốc toạ độ, mà còn là vùng đất để lại trong tim nhiều người những tình cảm khó quên.

Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng - Lịch sử không thể lãng quên

Tôi đồng tình với ông Sáu Sơn (ông Ðỗ Văn Nghiệp, tác giả chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Ðiều tra, sưu tầm chứng tích tội ác Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng” cách đây 20 năm), rằng: “Khép lại quá khứ, không có nghĩa là lãng quên quá khứ. Bài học đúc kết từ quá khứ là bài học bằng xương máu, sẽ có nhiều bổ ích cho hiện tại và tương lai”.

Bến Dựa một lần về

Bến Dựa chỉ là một đoạn sông ngắn, hằng ngày cần mẫn làm người trung chuyển đưa nước lớn về ngã ba Cái Đuốc, ngọn Cái Ngay; tiễn nước ròng ra Cái Nháp, đổ ra ngã ba Tam Giang, xuôi về biển cả. Khu rừng bên bờ Đông Bến Dựa nơi cơ quan Huyện uỷ Tư Kháng (Đầm Dơi ngày nay), làng rừng Huỳnh Ngọc Điệp tồn tại.

Chiều Sài Gòn

Tựa bài viết “Chiều Sài Gòn” nghe như chơi vơi, rất xưa, bởi Sài Gòn - Gia Ðịnh đã có hơn 300 năm tuổi, thì đồng nghĩa cũng có hơn một triệu buổi chiều. Nhưng “Chiều Sài Gòn” tôi viết đây chỉ là chiều 30/4/1975, buổi chiều đầu tiên “Sài Gòn ơi ta đã về đây” như lời bài hát một thời có sức hút mạnh mẽ.

Huyền thoại biệt động thành Cà Mau

Thị xã Cà Mau những năm cuối thập niên 1950, dưới chế độ Mỹ - Diệm, không khí ngột ngạt bởi những cuộc càn quét, bắt bớ. Đám cảnh sát mật vụ, lính bảo an lùng sục khắp nơi, ráo riết truy lùng những người kháng chiến cũ, những người mà chúng nghi là "Việt cộng nằm vùng".