ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 03:25:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bố trí nguồn lực hợp lý để giảm nghèo bền vững

Báo Cà Mau Với chuẩn nghèo ngày càng cao thì công tác giảm nghèo đòi hỏi phải tăng cường các giải pháp tương ứng, phù hợp với thực tiễn. Huyện Năm Căn đã huy động tốt các nguồn lực xã hội, triển khai kịp thời các chính sách ưu đãi, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo.

Gia đình chị Nguyễn Thị Trinh, khóm Sa Phô, thị trấn Năm Căn, không đất ở, đất sản xuất, dựng chòi tạm ở mé sông để mưu sinh. Hằng ngày chị đi bán vé số, chồng chị thì bốc vác ở chợ, chỉ mong đủ tiền lo cho các con đang tuổi ăn, tuổi học. Gần đây chị được người thân cho nền nhà nhưng dành dụm mãi vẫn không đủ tiền cất nhà. Chị Trinh bộc bạch: “Tôi vừa được xét hỗ trợ 80 triệu đồng từ Quỹ Khí hậu xanh hỗ trợ cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển để cất nhà. Ðịa phương còn giúp gia đình tôi vay vốn ưu đãi 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để làm vốn mua bán. Ðây là động lực rất lớn để gia đình tôi vươn lên thoát nghèo”.

Chị Nguyễn Thị Trinh vui mừng bên căn nhà mới do Quỹ Khí hậu xanh hỗ trợ.

Chị Nguyễn Thị Trinh vui mừng bên căn nhà mới do Quỹ Khí hậu xanh hỗ trợ.

Công tác giảm nghèo ở huyện Năm Căn có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Ông Phùng Trường Nguyên, Phó chủ tịch UBND thị trấn Năm Căn, cho biết: “Năm 2024, chỉ tiêu huyện giao cho thị trấn giảm 31 hộ nghèo, đã giảm được 37 hộ. Chúng tôi xác định mục tiêu giảm nghèo bền vững thật sự chớ không chạy theo thành tích. Từ đó, từng thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo đều phụ trách hộ nghèo, phân công đảng viên giúp đỡ hộ nghèo, các đoàn thể phụ trách công tác giảm nghèo của khóm, để công tác giảm nghèo đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng”.

Bên cạnh đó, huyện chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhân rộng các mô hình làm ăn hiệu quả. Như chị Thạch Kim Cương, khởi nghiệp từ tiệm may nhỏ ở thị trấn Năm Căn, chị được chính quyền địa phương tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, khuyến khích mở cơ sở may gia công. Cơ sở của chị Cương đi vào hoạt động 4 năm qua, hằng năm phối hợp đào tạo khoảng 30 lao động địa phương, nhiều chị thành thạo nghề ở lại cơ sở làm việc. Chị Cương chia sẻ: “Hiện mỗi tháng cơ sở gia công từ 10-15 ngàn sản phẩm cho các công ty ở TP Hồ Chí Minh, Long An, Ðồng Nai... Lao động có mức lương ổn định từ 6-9 triệu đồng/tháng, giúp nhiều chị ổn định cuộc sống tại quê nhà”.

Cơ sở may gia công của chị Thạch Kim Cương giải quyết việc làm cho 30 lao động địa phương, giúp ổn định cuộc sống tại quê nhà.

Cơ sở may gia công của chị Thạch Kim Cương giải quyết việc làm cho 30 lao động địa phương, giúp ổn định cuộc sống tại quê nhà.

Nỗ lực giảm nghèo, huyện Năm Căn triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là các dự án, tiểu dự án, đảm bảo đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Hiện nay, huyện đã phê duyệt, giải ngân 13 dự án, gồm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chăn nuôi, trồng trọt...

Chị Phan Thị Cương, ấp Chống Mỹ A, xã Hàm Rồng, cho biết: “Gia đình tôi được hỗ trợ 200 con gà giống, 600 kg thức ăn cho gà. Tôi còn được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi để gà phát triển tốt. Ðược hỗ trợ, gia đình tôi rất vui mừng”.

Ðược hỗ trợ gà giống và thức ăn từ dự án, gia đình chị Phan Thị Cương rất vui mừng, xem đây là động lực để gia đình vươn lên thoát nghèo.

Ðược hỗ trợ gà giống và thức ăn từ dự án, gia đình chị Phan Thị Cương rất vui mừng, xem đây là động lực để gia đình vươn lên thoát nghèo.

Bên cạnh đó, huyện thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ giảm nghèo như hỗ trợ về giáo dục, y tế, tiền điện, quà... Ông Võ Văn Hành, Phó chủ tịch UBND huyện Năm Căn, chia sẻ: "Ðể thực hiện đạt chỉ tiêu giảm nghèo theo kế hoạch, hằng năm, Thường trực Huyện uỷ phân công thủ trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể phụ trách từng địa bàn ấp, khóm và cụ thể cách thức giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo. Bên cạnh đó, bố trí nguồn lực hợp lý, khuyến khích hộ nghèo tự ý thức vươn lên, không còn tâm lý trông chờ ỷ lại”./.

 

Mộng Thường - Hoàng Vũ

 

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

Mái ấm để đồng bào an cư

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát không chỉ cho người dân khó khăn về nhà ở mà các hộ đồng bào dân tộc Khmer ở TP Cà Mau cũng được hỗ trợ. Niềm vui nhân đôi khi những căn nhà đã và đang hoàn thành vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Nắm chắc từng hộ để hoàn thành đúng tiến độ chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị sơ kết Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát vào chiều 14/4.

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ao ông Cả Bảy

Trong hành trình mở đất phương Nam, có những con người không chỉ cần cù chịu khó để tạo lập cuộc sống mà còn làm nhiều việc ý nghĩa giúp xóm làng, cộng đồng và được người đời nhắc nhớ. Ông Lê Văn Hiền ở xứ Bà Ðiều, làng Thạnh Phú (nay là ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) là trường hợp như thế.

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.